Bài 10 Cây Xanh Quanh Em – Tự nhiên và xã hội lớp 1

Đang tải...

Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Bài 10 Cây xanh quanh em giúp các em học sinh nhận thức được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây, phân biệt một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người,… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

– Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh .

– Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.

* Về vận dụng kiến thứ, kĩ năng đã học:

– Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,…).

– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số cây thường gặp ở địa phương (cây đang được trồng trong bầu hoặc chậu đất, có đủ thân, rễ, lá. Một số cây đang có hoa và quả tuỳ thực tế).

– Các hình trong SGK.

– Bộ tranh ảnh gồm các loài cây rau, cây hoa, cây bóng mát,… đặc biệt là các loài cây có ở địa phương.

– Bảng phụ / giấy A2.

– Một số bài hát, bài thơ nói về tên các loài cây; các bộ phận của cây; lợi ích của cây; các loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát,…

 – Bộ thẻ từ gồm các bộ phận của cây: thân, rễ, lá, hoa, quả ( nếu có ). Một số đồ vật làm từ thực vật phổ biến ở địa phương: rổ, rá, quạt nan, đĩa, giỏ bằng mây, tre. Một số hình ảnh: Hoa trang trí nhà, đám cưới, bữa tiệc, giường tủ,… đồ ăn nước sinh tố,… và các vật dụng khác được làm ra từ thực vật ở các vùng miền khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. Mở đầu

– HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về cây xanh quen thuộc ở mẫu giáo như: Lí cây xanh.

– HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:

 + Bài hát nhắc đến những gì?

 + Những từ nào nói về cây xanh?

GV giới thiệu  bài học: Bài hát nói đến cây xanh quanh ta, hoa, lá, … Chúng ta sẽ tìm hiểu về: “Cây xanh quanh em”.

 2. Khám phá kiến thức mới

Hoạt động 1: Nhận biết một số cây

* Mục tiêu

– Nêu được tên một số cây.

– Đặt được câu hỏi về tên cây, hoa, quả và chiều cao, màu sắc của cây.

– So sánh được chiều cao, độ lớn của một số cây.

* Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi

 – Hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ ở các trang 68, 69 SGK.

– Hỏi: Kể tên các cây có trong bức tranh (cây dừa, hoa cúc, cây rau bắp cải, rau xà lách, cây cam, cây chuối, cây bèo tây, cây hoa sủng ). Lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết các cây trong hình, GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.

+ Cây nào đang có hoa, cây nào đang có quả? Hoa và quả của chúng có màu gì?

+ So sánh các cây trong bức tranh, cây nào cao,cây nào thấp? (cây cao như: cây dừa, cây bàng, cây cam, cây chuối – cây thấp: hoa cúc, cây rau bắp cải xà lách, …) .

Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp

– GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không? …

– 1 HS đặt câu hỏi về các đặc điểm của cây, HS kia trả lời (tuỳ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:

 + Cây này là cây gì? Nó có đặc điểm gì?

 + Cây này cao hay thấp? Cây có hoa, quả không?

– Nhà bạn hoặc vườn trường có những cây gì? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ giấy A2 .

Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm

 – Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành .

– Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian) .

Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp

– Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn .

3. Luyện tập và vận dụng

Hoạt động 2: Thi gọi tên một số cây

 * Mục tiêu

– Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học.

– Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội.

 * Cách tiến hành

 Bước 1: Chia nhóm

 – GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS

 – Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm.

 Bước 2: Hoạt động nhóm

– Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số loài cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

 Bước 3: Hoạt động cả lớp

– GV chọn hai nhóm một trình bày trước lớp , các nhóm khác nhận xét, đánh giá … cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất.

– Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các loài cây.

 Bước 4: Củng cố

–  Sau phần học này, em rút ra được điều gì? (gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều cây xung quanh ta, có nhiều loại cây, có những cây rất to, có những cây rất nhỏ,…).

– Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau.

Lưu ý:

– Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi về các loài cây trong hình càng tốt, HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo những gợi ý.

– GV cần phát huy tối đa kiến thức hiểu biết, vốn từ của HS.

– Hình trong sách có những cây sống trên cạn , một số cây sống dưới nước như bè, hoa văng … GV có thể giới thiệu qua cây xanh quanh ta có thể sống trên cạn và sống dưới nước. Chúng ta sẽ học kĩ hơn nội dung này ở lớp 2.

 4. Đánh giá: 

– GV có thể sử dụng câu 1 Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS .

– HS hát

 

– HS trả lời

 

 

– HS nhắc lại

 

 

 

 

– HS quan sát hình vẽ

 

 

– HS trả lời

 

 

 

 

 

– HS chia sẻ trong nhóm và so sánh.

– Nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

– HS làm việc theo cặp

 

 

 

 

 

– HS chia sẻ với các bạn trong nhóm

 

 

 

 

– Đại diện nhóm giới thiệu

Các nhóm nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

– HS lắng nghe y/c

 

 

– HS thi theo nhóm

 

 

 

– Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, đánh giá

 

– HS nêu

 

 

 

– HS lắng nghe

TIẾT 2 VÀ  TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Mở đầu

2. Khám phá kiến thức mới

Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đối với con người và động vật

 * Mục tiêu

– Nêu được một số lợi ích của một số cây đối với con người và động vật. Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.

* Cách tiến hành

 Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp

– Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK).

– GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK.

– GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống.

Gợi ý:

+ Các cây trong Hình 1, 2, 3: Là thức ăn của người và động vật.

+ Các cây trong Hình 4: Dùng trang trí nhà cửa, làm đẹp nơi công cộng, …

 + Cây trong Hình 5: Là nơi ở của một số động vật, cho bóng mát, sản xuất ra đồ dùng hằng ngày cho con người

– HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng hoặc giấy A2 hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ (khuyến khích cao nhất khả năng của tất cả HS trong lớp học).

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

– Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình .

– Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp

– Chọn đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm về lợi ích của cây. Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn

Hoạt động 6: Trò chơi “Tìm hiểu về lợi ích của cây”

* Mục tiêu

– Khắc sâu kiến thức về những lợi ích của cây.

– Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội .

– Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, bước đầu phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.

 * Cách tiến hành

Bước 1: Chia nhóm

– GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm.

Bước 2: Hoạt động nhóm

– Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số cây cỏ trong tranh ảnh hoặc vật thật.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

– GV lần lượt cho hai nhóm thi với nhau, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,… cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất

 – Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ, câu chuyện về lợi ích của cây và các bộ phận bên ngoài của cây.

Bước 4: Củng cố

– GV gọi HS nêu: Sau phần học này, em đã học được gì? (Gợi ý: Cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật …)

– Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích của cây có ở xung quanh nhà trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm / lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân .

 Hoạt động 7: Phân biệt cây rau, cây hoa, cây ăn quả và cây bóng mát

* Mục tiêu

– HS nêu và phân biệt được một số cây theo nhu cầu của con người: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, …

– HS có khả năng quan sát, tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh các em.

* Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình

– Tổ chức hoạt động quan sát hình trang 72, 73 (SGK).

Bước 2 : Tổ chức làm việc theo cặp

-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 72, 73 .

– GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau, cây cho bóng mát, cây cho hoa và cây cho quả

 Gợi ý

+ Cây rau (hình 1 , 2 , 3 , 7): cà rốt, súp lơ, mùng tơi, bầu.

+ Cây ăn quả (hình 4 , 5 , 9): cây thanh long, cây bưởi, cây đào (hoa để ngắm vào dịp Tết khi ra quả để ăn) .

+ Cây cho bóng mát (hình 6): cây bàng.

+ Cây cho hoa làm trang trí (hình 4 , 10): cây hoa đào, cây hoa mai. Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây như cây lương thực, cây lúa, cây ngô, … ; cây làm thuốc … (GV yêu cầu HS kể thêm).

– HS ghi vào bảng phụ hoặc giấy A2 về các nhóm cây vừa học.

Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm

– Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình .

 -Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian).

Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp

– Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, … Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn .

 3. Luyện tập và vận dụng

Hoạt động 8: Tìm hiểu về một số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát.

 Trò chơi “Tôi là cây gì ?”

* Mục tiêu

– Phân biệt và khắc sâu được một số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát.

– Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình.

* Cách tiến hành

Bước 1: Chia nhóm

 – GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có nhiều cặp HS.

Bước 2: Hoạt động cặp

– Lần lượt từng cặp một đóng vai như ví dụ đã mô tả trong SGK trang 73. Một bạn mô tả về cây, vai trò của cây đó, bạn kia trả lời, … cứ như vậy lần lượt với từng cặp còn lại và có thể đôi vai cho nhau.

 Bước 3: Hoạt động cả lớp

 – GV chọn mỗi nhóm một cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung. Tuỳ sự sáng tạo và điều kiện mà – GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS.

 Bước 4: Củng cố

– GV gọi HS nêu: Sau bài học này, em đã học được điều gì?

-Yêu cầu hs tiếp tục tìm hiểu về các loại cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát và một số loài cây làm thuốc, cây lương thực có ở xung quanh nhà, trường học và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.

 Lưu ý :

– GV củng cố, khai thác hs có thể nêu được nhiều tên và lợi ích của cây xanh , nhằm khắc sâu bài học ở HĐ1 và mở rộng vốn hiểu biết của HS.

– Phân biệt một số loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát, …GV có thể mở rộng hơn, ngoài các cây đã nêu trên còn có cây làm thuốc, cây hương thực, … Khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các cây cỏ ở địa phương nơi em sống .

4. Đánh giá

– GV có thể sử dụng câu 4, 5 của Bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS .

– HS quan sát

– Từng cặp HS giới thiệu

 

 

 

 

 

 

 

– HS lắng nghe

 

 

 

– HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng nhóm

 

 

– Từng cặp HS chia sẻ trước lớp

Nhận xét

 

 

 

– Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS nêu

 

 

 

– Thi đua giữa các nhóm.

– Nhận xét

 

 

– HS trả lời

 

 

 

– HS về nhà tìm hiểu

 

 

 

 

 

– HS quan sát

 

– HS giới thiệu theo cặp

Nhận xét

 

 

 

 

– HS chia sẻ theo nhóm

Nhận xét

 

 

 

– Đại diện nhóm trình bày

Nhận xét

 

 

 

 

– HS trao đổi theo cặp

Nhận xét

 

 

 

– Đại diện mỗi nhóm lên trình bày

– Nhận xét – Tuyên dương

 

– HS trả lời

 

 

– HS về nhà tìm hiểu thêm

 

 

 

– HS lắng nghe

>> Tải trọn bộ tài liệu miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Chủ đề Cộng đồng địa phương: ôn tập và đánh giá (bài 6-9)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận