Bắc sơn – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Bắc sơn ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Khi còn là học sinh, ông đã tham gia phong trào yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Tháng 8 năm 1945, ông là đại biểu Văn hoá cứu quốc, đại biểu Quốc hội khoá I. Suốt thời kì kháng chiến, ông hoạt động trong Ban Văn nghệ Trung ương Đảng. Hoà bình lập lại, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục hoạt động văn nghệ, là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đôc Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn tâm huyết với cuộc đời, với đất nước. Toàn bộ sáng tác của ông trưóc Cách mạng tháng Tám đều viết về đề tài lịch sử với một quan điểm tiến bộ, tích cực đánh giá lịch sử theo quan điểm của quần chúng lao động. Ông đã xây dựng được những nhân vật lịch sử có tính cách khá sinh động. Sau 1945, cảm hứng cách mạng tràn ngập trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Huy Tưởng cố gắng phản ánh trung thực và sắc nét cuộc chiến đấu của quân dân ta, trong đó, mỗi cá nhân đều có số phận gắn liền với lịch sử dân tộc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942); Vũ Như Tô (kịch, 1943); Bắc Sơn (kịch, 1946); Kí sự Cao Lạng (kí 1951); Luỹ hoa (truyện phim, 1960); sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961)… và nhiều truyện viết cho thiếu nhi: Chiến sĩ ca nô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng…

Đoạn trích là hai lớp của hồi 4, trong vở kịch Bắc Sơn.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 166)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ các lớp kịch trong đoạn trích giảng. Chú ý đến diễn biến của các sự việc, các mối sự kiện chính để tóm tắt lại nội dung của đoạn trích.

b. Gợi ý trả lời

Trước khi Ngọc cùng đồng đội truy lùng Thái và cửu – hai người chiến sĩ cách mạng đang trốn tránh, hai vợ chồng Thơm và Ngọc đã có một cuộc nói chuyện với nhau. Ngọc cố quanh co, lừa dối, che giấu bản chất một bên Việt gian bán nước, nhưng Thơm đã phần nào nhận ra bộ mặt thật của Ngọc.

Sau khi Ngọc rời nhà, Thái và cửu bị Ngọc và đồng bọn truy lùng đã chạy nhầm vào đúng nhà Ngọc. Lúc đó, Thơm đang ở nhà một mình. Trước tình huống đó, Thơm đã giấu hai người vào buồng và khéo léo không cho Ngọc biết. Nhờ thế, hai chiến sĩ cách mạng đã được cứu thoát.

Xem thêm Tổng kết phần tập làm văn – Ngữ ăn lớp 9

tại đây. 

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 166)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai lớp kịch của hồi một. Chú ý đến sự kiện có tính chất thúc đẩy diễn biến lớp kịch và thể hiện xung đột kịch.

b. Gợi ý trả lời

Trong hai lớp kịch ở hồi bốn của vở kịch “Bắc Sơn ”, tác giả đã xây dựng một tình huống kịch gay cấn, thể hiện rõ nét xung đột kịch. Đó là tình huống Thái và cửu, sau khi bị Ngọc và đồng bọn truy lùng, trong lúc chạy trôn hai đồng chí cách mạng đã chạy nhầm vào nhà Ngọc, trong lúc Thơm – vợ của Ngọc – ở nhà một mình. Tình huống này buộc cô phải lựa chọn cách giải quyết: hoặc là che giấu, giúp đỡ họ trốn thoát hoặc là hô lên để Ngọc và đồng bọn vào bắt giữ họ. Nếu chọn cách thứ nhất sẽ là một sự đánh cược bằng cả tính mạng mình, bởi cô thừa biết kết cục của kẻ “che giấu cán bộ cách mạng” khi bị bọn tay sai phát hiện. Còn nếu làm theo cách thứ hai thì cô sẽ phải day dứt, giày vò suốt đời. Nhưng cuối cùng vượt lên trên tất cả, Thơm đã chấp nhận thậm chí cả hi sinh tính mạng để che giấu hai chiến sĩ cách mạng ngay trong nhà mình. Tình huống ấy, xung đột được đẩy lên cao trào cũng là một cách để nhân vật thể hiện vẻ đẹp, ngọn lửa của chính nghĩa, của lương thiện bấy lâu vẫn âm ỉ cháy trong tâm hồn mình.

Trong vở kịch “Bắc Sơn”, xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù là xung đột cơ bản, và trong hồi bôn của vỏ kịch ta thấy sự đối đầu giữa Thái, cửu với Ngọc và bọn tay sai là xung đột căng thẳng nhất của đoạn trích.

Ngoài ra, ta còn thấy xung đột trong diễn biến tâm lí của nhân vật Thơm. Tình huống bất ngờ Thái và cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, dẫn đến Thơm có hành động có tính chất bước ngoặt. Thơm nhanh trí và khôn ngoan đưa Thái và cửu ẩn nấp trong buồng nhà cô, do đó các anh đã thoát được sự truy lùng của bọn tay sai. Hành động đó của Thơm đã dẫn đến những sự thay đổi trong thái độ, hành động của cô ở các lớp sau, Thơm đã đứng hẳn về phía hàng ngũ cách mạng.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 166)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến hoàn cảnh của Thơm và diễn biến tâm trạng của cô khi đối thoại với Thái, cửu ở lớp 1 và màn đối thoại với Ngọc ở lớp 2. Đặc biệt là hành động cứu thoát hai đồng chí cách mạng Thái, cửu của Thơm. Hành động này thể hiện điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Trong vở kịch, Thơm tiêu biểu cho quần chúng lúc đầu chưa hiểu gì về cách mạng, lo sợ và trốn tránh, nhưng sau đó được thức tỉnh và đứng hẳn về phía hàng ngũ cách mạng. Trong những ngày đầu khởi nghĩa chông lại thực dân Pháp, những người ở vào hoàn cảnh như Thơm rất phổ biến. Cha và em cô tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và đã hi sinh. Mẹ cô hoá điên bỏ đi lang thang. Người thân duy nhất là Ngọc – chồng cô – lại là Việt gian bán nước. Điều đó làm cô đau đớn và day dứt, ân hận. Mặc dù, Ngọc quanh co che giấu việc làm tay sai đê tiện của y, nhưng Thơm đã nhận ra bộ mặt phản động của chồng. Cô vẫn nuôi hi vọng mơ hồ có thể níu kéo Ngọc thoát khỏi con đường tội lỗi. Tình huống Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm đã đưa Thơm đến hành động có tính chất bước ngoặt, chấm dứt xung đột nội tâm. Bản chất của Thơm là một ngưòi lương thiện và trung thực. Cô đã che giấu hai đồng chí cách mạng mà không sợ liên luỵ đến bản thân mình. Việc làm của Thơm nếu bị Ngọc và đồng bọn phát hiện thì cô sẽ phải nhận cái chết: tội che giấu người cách mạng. Song Thơm đã vượt qua được nỗi lo sợ, rất bình tĩnh, cứu thoát Thái và Cửu khỏi sự truy lùng của bọn phản động.

Khi Ngọc về tạt qua nhà, Thơm đã bình tĩnh để đối mặt với Ngọc. Đến lúc này, Thơm cũng đã nhận ra bộ mặt tay sai, phản động của chồng mình.

Hành động che giấu Thái và cửu đã tạo ra bước ngoặt trong đời Thơm. Thơm đã đứng hẳn sang hàng ngũ cách mạng và dẫn đến những hành động sau này của cô. Sau này, biết tin Ngọc dẫn đường cho quân Pháp lên đánh quân du kích, Thơm đã luồn rừng đi suốt đêm báo tin để đội quân kịp thời đối phó. Trên đường quay về, cô đã bị chính chồng mình bắn.

Tâm trạng day dứt, ân hận và hành động dứt khoát của Thơm đã bộc lộ tính gay cấn của đoạn trích. Qua sự thức tỉnh và sự gia nhập vào hàng ngũ cách mạng của Thơm, tác giả đã khẳng định tính chất chính nghĩa của cách mạng cũng như khả năng thức tỉnh những người từng lo sợ, trốn tránh cách mạng. Cuộc cách mạng của nhân dân ta không chỉ cần đến những chiến sĩ quả cảm, gan dạ như Thái và Cửu mà còn cần đến những con người bình dị như Thơm. Dù có lúc họ đã trôn tránh, chưa hiểu đúng về cuộc cách mạng, nhưng nếu ta biết vận động, cảm hoá, tin tưởng họ thì họ cũng sẽ trở thành những chiến sĩ quả cảm.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 166)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tính cách nhân vật bao giờ cũng được bộc lộ qua lời nói, suy nghĩ và hành động. Vì vậy, khi phân tích ba nhân vật: Ngọc, Thái, cửu cần chú ý đến màn đối thoại giữa họ với nhân vật khác: màn đôi thoại giữa Ngọc và Thơm; màn đối thoại giữa Thái – cửu – Ngọc.

b. Gợi ý trả lời

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, những người dân yêu nước như bố và em trai Thơm, Thái, cửu tham gia kháng chiến chống lại kẻ thù.

Song trong cuộc khởi nghĩa anh dũng ấy, vẫn có những phần tử lo sợ, phản động trở thành tay sai cho giặc như Ngọc.

Bản chất phản động của hắn thể hiện rõ qua việc dẫn đồng bọn truy lùng hai chiến sĩ cách mạng và qua màn đổi thoại với Thơm.

Ngọc chỉ là nhân vật bậc thấp trong bộ máy tay sai của thực dân, chỉ là tên chuyên “đánh hơi”, chỉ điểm cho giặc để bắt các lực lượng cách mạng.

Mục đích chỉ điểm của tên Ngọc cũng chỉ vì “vài ngàn đồng”, “chia cho tất cả anh em một nửa, mình lấy một nửa ” và ‘‘tậu được mấy mẫu ruộng… chạy được cái hàm cửu phẩm”. Chỉ vì vài lợi lộc tầm thường và viển vông ấy mà Ngọc bất chấp tính mạng của đồng bào mình, lấm tay sai cho kẻ thù đang giày xéo dân tộc.

Bản chất xấu xa, thâm độc của Ngọc dù có được che giấu dưới những lời nói khi bông đùa, khi tình cảm nhưng chỉ qua vài cuộc đối thoại với vợ, ngưòi đọc cũng như Thơm đã nhận ra bộ mặt thật của hắn.

Đối lập hoàn toàn với tên phản động Ngọc là hai chiến sĩ cách mạng Thái và Cửu. Thái và Cửu không phải là nhân vật chính của vở kịch, song tính cách của họ cũng được bộc lộ qua tình huống kịch tính. Họ mang nét đẹp của những chiến sĩ cách mạng: dũng cảm, kiên trung, không sợ cái chết. Cùng rơi vào hoàn cảnh như nhau, nhưng Thái và Cửu biểu hiện tính cách khác nhau.

Thái là ngưòi bình tĩnh trước mọi việc và biết nhìn nhận người tốt. Thái không nghi ngà Thơm, dù cô là vợ của tên Việt gian. Niềm tin và sự bình tĩnh của Thái đã củng cố thêm lòng tin cho Thơm và đưa cô đến một hành động dứt khoát, bất chấp cả tính mạng mình.

Trái với tính cách của Thái, Cửu là người nóng tính, có phần nóng vội và đa nghi. Anh cho rằng: “Vợ Việt gian thì củng là Việt gian Song điểm nổi bật của Cửu là chiến sĩ cách mạng kiên trung và yêu nước.

Thái là một chiến sĩ rất cần cho cách mạng, nhất là trong công tác vận động quần chúng, bảo vệ họ về phía cách mạng. Sự bình tĩnh của Thái đã củng cố niềm tin cho quần chúng và tạo cho họ niềm tin vào cách mạng.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 167)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưỏng qua các màn đối thoại, cách biểu hiện tâm lí nhân vật Thơm và tính cách Ngọc, Thái, Cửu, đặc biệt là cách xây dựng tình huống kịch.

b. Gợi ý trả lời

Trong đoạn trích của kịch Bắc Sơn tác giả đã xây dựng thành công tình huống kịch. Tình huống gay cấn, bất ngờ làm xung đột kịch bộc lộ và thúc đẩy tiến trình hành động kịch như đã phân tích ở Câu 1.

Màn đối thoại trong các lớp kịch cũng rất sinh động, mỗi màn là một giọng điệu và nhịp điệu khác nhau. Cuộc đối thoại giữa Thơm, Thái, Cửu trong một tình huống khẩn trương, căng thẳng nên giọng điệu vừa gấp gáp, vừa lo lắng. Cuộc đối thoại giữa Ngọc và Thơm ở màn hai lại dịu hơn, bớt căng thẳng hơn. Bên cạnh cách xây dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đổi thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật cũng rất thành công. Dõi theo hồi bốn, qua các cuộc đối thoại giữa các nhân vật tính cách của mỗi ngưòi dần dần được bộc lộ: bản chất tay sai, phản động của Ngọc, tính cách kiên trung, dũng cảm của Thái và cửu và tâm trạng ân hận, đau xót, day dứt của Thơm qua độc thoại nội tâm.

Tóm lại, thông qua đoạn trích hồi bôn của vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống kịch gay cấn làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch, và nghệ thuật đối thoại đặc sắc đã thể hiện rõ tính cách và tâm lí nhân vật.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận