Cấu tạo bài văn tả cảnh – tuần 1 – tiếng việt 5

Đang tải...

Cấu tạo bài văn tả cảnh

A. Bài học

I. Đọc và tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn Hoàng hôn trên sông Hương trang 11,SGK.

– Mở bài: “Cuối buổi chiều… yên tĩnh này “: Đây là đoạn giới thiệu bao qụát về cảnh sẽ tả. Cảnh được miêu tả ở đây là vỏẻ yên tĩnh lạ lùng của Huế vào cuối buổi chiều.

– Thân bài: “Mùa thu… chấm dứt“: Phần này gồm có 2 đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

+ Đoạn 1: “Mùa thu… hàng cây”: miêu tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ cuối buổi chiều đến lúc tối hẳn.

+ Đoạn 2: “Phía bên sông… chấm dứt”: miêu tả cảnh sông Hương phía xa, cảnh thành phố lên đèn.

– Kết bài: “Huế thức dậy.., ban đầu của nó”: Nêu nhận xét của tác giả về Huế sau hoàng hôn: Huế thức dậy trong nhịp chuyển động mới, đi vào ban đêm.

2. Thứ tự miêu tả của bài văn trên có nhiều nét khác biệt so với bài Quang cảnh làng mac ngày mùa.

– Bài Quang cảnh làng mac ngày mùa: Tác giả quan sát và miêu tả sự vật theo thứ tự không gian từ xa đến gần.

+ Từ xa, tác giá tả bao quát cánh dồng: Làng quê toàn một màu vàng, cảnh này được giới thiệu trong phần mở bài.

+ Đến gần hơn, tác giả tả từng phần của cảnh: Màu trời, màu nắng, màu lúa, màu các loại quá như xoan, mít, đu đủ, chuối, màu rơm, cảnh người ra đồng đi làm… Cảnh này được miêu tả trong phần thân bài.

+ Tác giả nêu cảm nghĩ về cảnh: Tất cả đượm một màu vàng trù phú, không còn cảm giác héo tàn hanh hao như lúc sắp bước vào mùa đông. Phần này được trình bày trong phần kết bài.

– Bài Hoàng hôn trên sông Hương: Tác giả quan sát và miêu tả sự vật theo thứ tự thời gian từ cuối buổi chiều đến lúc tổì hẳn.

+ Tả bao quát vẻ yên tĩnh lạ lùng của thành phố Huế cuối buổi chiều. Cảnh được giới thiệu trong phần mở bài..

+ Tả sự thay đổi của cảnh từ cuối buổi chiều đến lúc tối hẳn: mặt sông in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều, phố ít người, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều. Mặt sông tối thẳm, thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng, thành phố Huế lên đèn. Cảnh được miêu tả trong phần thân bài.

+ Nhận xét về cảnh: Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu, phần này được trình bày trong phần kết bài.

Qua hai bài văn tả cảnh trên, có thể rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh:

Bài văn tả cảnh thường có ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đối của cảnh theo thời gian.

3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Đây cũng là phần Ghi nhớ trong SGK, trang 12 mà các em phải học thuộc để làm bài tập.

B. Luyện tập

Nhận xét cấu tạo của bài văn Nắng trưa.

Cấu tạo bài văn Nắng trưa gồm 3 phần:

– Mở bài:Nắng… đất”. Đây là đoạn giới thiệu trực tiếp về cảnh sẽ tả. Cảnh được giới thiệu ở đây là cái nắng oi ả, ngột ngạt vào lúc buổi trưa.

– Thân bài:Buổi trưa… chưa xong“. Phần này gồm có bốn đoạn văn tả từng phần của cảnh.

+ Đoạn 1: “Buổi trưa… lên mãi“, đoạn 2: “Tiếng gì… khép lại” và đoạn 3:”Con gà… lặng im” đều miêu tả cảnh vật và sự vật trong nắng trưa: sợi không khí từ mặt đất bốc lèn, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru em. tiếng gà gáy, gà cục tác, không tiếng chim, không sợi gió. cây chuối ngủ, tàu lá thiếp đi, dường vắng ngắt, bóng tre, bóng đuổi lặng im.

+ Đoạn 4: “Ấy thế… chưa xong“: Đoạn này miêu tả hoạt động của con người trong nắng trưa. Đó là hoạt động của mẹ: mẹ vơ vội cái nón củ, đội lên đầu, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

– Kết bài:Thương mẹ… mẹ ơi“: Nêu lên cảm nghĩ của tác giả về người mẹ tảo tần: “Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!”.

Xem thêm Tập làm văn Luyện tập tả cảnh

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận