Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Viết bài tập làm văn số 6 – Văn giải thích

Đang tải...

Viết bài tập làm văn số 6 – Văn giải thích

Mục đích của việc viết bài tập làm văn số 6, giúp học sinh vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn giải thích vào việc giải thích một vấn đề xã hội và văn học đơn giản, gần gũi.

I. Đề văn tham khảo

Đề 1: Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: ‘Thất bại là mẹ thành công”.

Đề 4: Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian  đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

II. Những điều cần lưu ý

– Chú ý thực hiện các bước tạo lập văn bản.

– Vận dụng tốt các cách lập luận giải thích đã biết.

– Làm văn có mạch lạc, liên kết.

– Viết đúng chính tả và ngữ pháp.

– Hướng dẫn làm bài văn giải thích

Đề 1:      Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gi qua hai dòng thơ này. Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a) Xác định yêu cầu chung của đề.

– Thể loại: Văn giải thích

– Vấn đề cần giải thích: Mùa xuân là Tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân:

b) Giải thích mùa xuân là mùa như thế nào? Tại sao phải trồng cây vào mùa xuân và việc trồng cây như thế có ý nghĩa gì?

2. Lập dàn bài

a) Mở bài:

(+) Nêu vấn đề cần giải thích (có 3 cách mở bài như đã học).

(+) Đồng thời gợi ra hướng giải thích (tác dụng của việc trồng cây mỗi dịp xuân về).

b) Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích, gồm:

– Câu nói của Bác Hồ.

– Việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

c) Kết bài: Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây mùa xuân.

3. Viết bài

a) Mở bài: Có thể viết theo một trong ba cách đã học.

Ở đây, giới thiệu cách viết Mở bài đi thẳng vào vấn đề cần giải thích: Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, mọi người lại nô nức chuẩn bị cho dịp Tết trồng cây. Đây là một tục lệ tốt đẹp của dân ta khi mùa xuân đến. Từ trường học, cơ quan, công sở cho đến các đường phố, đâu đâu cũng có kế hoạch trồng cây xanh. Trong những ngày này, ta lại nhớ đến lời dạy của Bác Hồ:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

b) Thân bài: Trình bày các nội dung cần giải thích.

– Mùa xuân: Là mùa có khí hậu ôn hoà, đất đai ẩm ướt rất thích hợp cho việc trồng cây.

– Cây xanh là lá phổi của tự nhiên nên nó rất quan trọng trong việc giữ gìn môi trường. Bác Hồ của chúng ta nhận thấy điều này và khuyên mọi người trồng cây để cải tạo môi trường.

– Trồng cây vào mùa xuân:

+ Để cây xanh nhanh phát triển

+ Mùa xuân là mùa bắt đầu một năm mói.

– Việc trồng cây như thế gắn bó con người vói nhau vì một mục đích chung:

– Trồng cây xanh góp phần:

+ Khôi phục sự tàn phá rừng của con người.

+ Tăng thêm màu mỡ cho đất.

+ Điều hoà mực nước của sông ngòi.

+ Hạn chế lũ lụt, ngăn gió biển, nước biển tràn vào.

– Cây cối là nguồn tài nguyên phong phú để:

+ Phát triển ngành công nghiệp gỗ.

+ Là nguyên liệu sản xuất ra đồ đạc phục vụ cuộc sống con người.

c) Kết bài: Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây trong mùa xuân.

Chú ý: Giữa các phần, các đoạn, các câu trong bài cần có sự liên kết, mạch lạc với nhau. Có thể sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn như Thật vậy, Có thể nói, Tóm lại…

4. Đọc lại và sửa chữa

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa những chỗ chưa hợp lí, cách diễn đạt câu, lỗi chính tả…

Xem thêm Luyện tập lập luận văn giải thích tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận