Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Đang tải...

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Hoài Thanh (1909-1982) còn có bút danh khác là Văn Thiền, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), nhà lí luận phê bình xuất sắc.

Hoài Thanh sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Lúc nhỏ, ông học ở Nghệ An, Huế. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1931, ông vào Huế dạy học, làm báo. Ông tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau cách mạng, ông công tác trong nhiều cơ quan văn nghệ của Đảng, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cách mạng. Trước năm 1945, Hoài Thanh là nhà phê bình thuộc phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Sau 1945, ông trở thành một nhà phê bình văn học theo quan điểm Mác – Lênin với những tác phẩm có giá trị lớn.

Các tác phẩm chính: “Văn chương và hành động” (lí luận, 1936); ‘Thi nhân Việt Nam”(1942); “Nói chuyện thơ kháng chiến”(phê bình, 1954); “Chuyện miền Nam”(bút kí, 1956); “Phê bình tiểu luận”(?) tập, 1960, 1965, 1971)…

Trong “Lời cuối sách”, Thi nhân Việt Nam (tái bản 1988), Từ Sơn có viết: “Hoạt động vần học của Hoài Thanh phong phú và trải ra ở một diện rất rộng, nhưng tên tuổi của nhà văn gắn liền với cuốn “Thi nhân Việt Nam Trước lúc mất ít lâu, nhà văn đã tâm sự với con trai mình những điều tâm huyết: “Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai. Cha biết văn chương của cha cũng vậy thôi. Nếu không có cuốn “Thi nhân Việt Nam ” thì không chắc gì người ta đă công nhận cha thực sự là một nhà văn. Một đời làm văn cha chỉ tìm cái hay, cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của cha. Vậy mà cha đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét… Cha biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà cha có thê hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là cha đã sống và viết hoàn toàn trung thực… (Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988).

B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 62)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào gợi ý của SGK, chú ý đến nghĩa của hai từ “cốt yếu” (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả), và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

b) Gợi ý trả lời

Theo quan niệm của Hoài Thanh thì “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài

Câu chuyện mà tác giả dẫn ra trong bốn dòng đầu tiên chính là cụ thể hoá quan điểm này. Đây là một quan niệm chưa đầy đủ nhưng lại rất đúng. Chưa đầy đủ vì văn chương không chỉ bắt nguồn từ tình cảm, mà còn từ hiện thực cuộc sống; nhưng đúng vì nhà văn dùng từ “cốt yếu”, nghĩa là phần quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Điều đó cho thấy lập trường của tác giả, đề cao yếu tố tình cảm nhưng đồng thời cũng có một cái nhìn rộng mở, không hề phiến diện hay bảo thủ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 62)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem chú thích (5) trong SGK: ở đây, đoạn văn có hai câu, chia làm hai vế. Chú ý mối liên hệ giữa hai vế ấy.

b) Gợi ý trả lời

Với hai câu văn ngắn gọn, hàm súc, Hoài Thanh đã nêu lên hai ý chính, hai khía cạnh bổ sung cho nhau: Văn chương vừa là “hình dung của sự sống”, vừa “sáng tạo ra sự sông”.

Khi nói văn chương là “hình dung của sự sống”, chắc hẳn nhà văn quan niệm những hình ảnh, sự vật trong văn chương chính là sự phản ánh những hiện tượng có thực ngoài đời. Theo đó, khi Hoài Thanh nhấn mạnh sự đa dạng “muôn hình vạn trạng” của cuộc sống ông đã vừa khẳng định nhiệm vụ phản ánh chân thực cuộc sống vừa khẳng định nội dung phong phú của văn chương.

Mặt khác, văn chương “còn sáng tạo ra sự sống. Điều đó có nghĩa là những tác phẩm văn học không chỉ tái hiện cuộc sông đơn thuần. Cái hiện thực bề bộn được đưa vào văn học một cách có chọn lọc và có định hướng. Người nghệ sĩ viết về một hiện tượng là để nói một điều gì đó. Muốn có sức biểu cảm, sức truyền đạt lớn như thế, anh ta không thể chỉ sao chép, “chụp ảnh” mà phải sử dụng cả sự hư cấu, trí tưởng tượng của mình. Khi đó, điều nhà văn phản ánh đã là một hiện thực được nhào nặn, không còn là nguyên mẫu nhưng đọc lên người ta vẫn nhận ra, sự thực và sự gần gũi quanh mình. Đó có thể là một hiện tượng xấu được nâng lên tầm khái quát khiến người ta dễ dàng nhận ra để loại trừ nó trong chính cuộc sông của mình. Đó có thể là ruột hiện thực đẹp đẽ, mới có mầm mống trong thực tế nhưng được nhà văn tưởng tượng, giả thiết, xây dựng lên, khơi gợi trong lòng người ước muôn vươn tói nó… Như vậy, bằng tác phẩm văn chương, nhà văn đã là người “sáng tạo ra sự sống”

Hoài Thanh chỉ diễn đạt luận điểm này một cách hết sức cô đọng, không có dẫn chứng. Đó là vì thực tế văn học đã là một minh chứng rất hiển nhiên mà bất cứ ai chỉ cần có một chút vốn hiểu biết về văn học đều hiểu đó là một chân lí.

Ngay từ thời xa xưa, các tác phẩm văn học dân gian đã thể hiện được cả hai đặc trưng này. Truyền thuyết ‘‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh “, dù thấm đượm màu sắc hoang đường, vẫn tái hiện rất chân thực những hiện tượng mưa gió, bão lũ, thiên tai, và chống thiên tai của ông cha ta trong thực tế, gắn với những địa danh rất cụ thể: núi Tản Viên, sông Đà… Nhưng cao hơn thế, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh với bao phép màu, bách chiến bách thắng. Qua đó, ông cha ta đã gửi gắm ưốc mơ về một sức mạnh chế ngự được thiên tai, bảo vệ cuộc sống ấm no. Nét sáng tạo đầy lãng mạn ấy chính là điều mà văn chương đã đem lại cho cuộc sống này.

c) Mở rộng kiến thức

Về khả năng phản ánh và sáng tạo hiện thực của văn chương, rất nhiều học giả, nhiều nhà văn, nhà thơ, những người trực tiếp sáng tác cũng như những nhà phê bình, nghiên cứu từ cổ chí kim đều công nhận:

Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở vần chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

(Nguyễn Văn Siêu)

Văn chương là cái hiện trạng của một thời đã làm ra nó.

(Nhữ Bá Sĩ)

Từ cuộc đời nảy ra, nghệ thuật lại phải đi trước được cuộc đời.

(Nguyễn Đình Thi)

– Thơ là cuộc sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống.

(Lưu Trọng Lư)

Nghệ thuật, đó là sự mô phỏng tự nhiên.

(Pu-skin)

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 62)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn văn: ‘Vậy thì… đến bực nào”. Chú ý sự tiếp nôi ý giữa các đoạn ngắn trong bài, cách diễn đạt có lúc trực tiếp, chủ động (công dụng của văn chương củng là…)-, có khi gián tiếp, bị động (… vì văn chương mà trở nên..).

b) Gợi ý trả lời

Hoài Thanh cho rằng công cụ của văn chương là ‘‘giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha là ‘‘gảy cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta săn có”; là làm “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân (…) trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”; là làm giàu có thê giới tâm hồn của mỗi con người, đánh thức cảm xúc của họ trước những vẻ đẹp ở quanh mình. Khi ta đọc những câu chuyện cổ tích, ta biết được về những ước mơ “thiện thắng ác”, “ở hiền gặp lành”, giản dị mà cao đẹp của ông cha ta ngày trước. Ta cũng thầm mong cái ác, cái xấu không còn tồn tại trên đòi. Khi ta đọc những vần thơ về quê hương, đất nước, ta thêm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người, dân tộc mình hơn…

Với những đoạn vần ngắn liên tiếp, diễn đạt những ý tiếp nôi nhau, bằng nhiều cách diễn đạt linh hoạt, Hoài Thanh đem đến cho người đọc những hiểu biết về công dụng của văn chương là rất phong phú và rất lớn.

c) Mở rộng kiến thức

Vấn đề công dụng của văn chương cũng như vai trò của người nghệ sĩ cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ đề cập tới và khẳng định. Có thể tham khảo những tác phẩm, ý kiến dưới đây như một cơ sở khác khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Hoài Thanh:

– Có những điều chỉ nói được bằng thơ.

(Mai-a-côp-xki).

– Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học xứng đáng được hưởng hơn ai hết sự kính trọng của con người.

(Anh-xtanh).

– Chúng ta cần đến người nghệ sĩ ngay trong những phút hạnh phúc lớn lao nhất, củng như đau khổ lớn lao nhất.

(V.Gơt)

Có thể đánh giá được tình trạng một xã hội thông qua văn học, cũng giống như đánh giá sức vóc của một con người khoẻ hay yếu, qua dáng đi của họ.

(V.Kô-rô-len-kô)

 

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc

Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo

Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu

Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau

Không xôn xao khi nắng hè đến sớm

Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm

Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi

Gió thổi, nơi này không lạnh tới nơi kia

Lời nói tâm tình trở nên nhật nhẽo…

 

(Xuân Quỳnh – Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

.. Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé

Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công

Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện

Thơ sinh ra, tình yêu cũng đến cùng

 

Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ

Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu

Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái

Lúc từ giã cõi đời, kỉ niệm hoá thơ lưu…

 

(Haxun Gamzatôp – Đanghextan của tôi)

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 62)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Nắm vững kiến thức về các loại văn nghị luận (phần Tập làm văn bài 18, 19, 20).

Xác định ý nổi bật nhất trong những ý SGK, trang 63 đã nêu và bám sát vào đó để chứng minh bằng văn bản.

b) Gợi ý trả lời

Văn bản “Ý nghĩa vàn chương” thuộc loại văn nghị luận văn chương vì bài viết đã nêu lên và bàn luận về những vấn đề liên quan đến văn chương (công dụng, nguồn gốc, ý nghĩa…).

Nét đặc sắc nhất của bài văn này chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh. Có thể thấy đoạn “Có kẻ nói… là quá đáng” làm ví dụ. Muốn khẳng định công dụng của văn chương làm con người ta nhận ra và xúc động trước cái đẹp ở quanh mình, Hoài Thanh không chọn cách diễn đạt đơn giản, khô khan, mang tính áp đặt. Ông đưa ra những hình ảnh rất gợi cảm, như những dẫn chứng cụ thể: núi non, hoa cỏ, chim hót, suối reo… Thêm vào đó, ông còn đan cài lời phát biểu mang cảm xúc chủ quan: “Lời ấy tường không có gì là quá đáng”. Cách dẫn dắt bằng hình ảnh và cảm xúc ấy làm lí lẽ của ông thêm chặt chẽ, dễ tiếp nhận và đầy thuyết phục.

Chỉ trong một bài văn ngắn, có thể “nhặt” ra tới ba đoạn giàu hình ảnh và cảm xúc như vậy: Đoạn “Người ta kể chuyện… thi ca”; đoạn ‘Một người hằng ngày… hay sao”, và đoạn ta vừa phân tích trên đây. Như thế đủ để khẳng định rằng sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh chính là nét đặc sắc của bài văn, cũng chính là nét tài hoa của ngòi bút phê bình Hoài Thanh.

c) Mở rộng kiến thức

Có thể đọc thêm cuốn “Thi nhân Việt Nam” để rõ hơn phong cách, tài năng phê bình của tác giả Hoài Thanh. Có những đoạn ông viết hay và đẹp đến độ người ta có thể thuộc lòng.

“… Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh”. (Thi nhân Việt Nam, trang 13, NXB Văn học,H. 2002).

“… Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. (Thi nhân Việt Nam, trang 30, NXB Văn học, H. 2002).

Xem thêm Viết bài tập làm văn số 5 – Văn chứng minh tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận