Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Viết bài tập làm văn số 5 – Văn chứng minh

Đang tải...

Viết bài tập làm văn số 5 – Văn chứng minh

Mục đích của việc viết bài tập làm văn số 5, giúp các em làm tốt bài văn chứng minh cho một nhận định về một vấn đề xã hội gần gũi.

I. Đề văn tham khảo

Đê 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích.

Để 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: ‘‘Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

II. Những điều cần lưu ý

– Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định chính xác luận điểm cần phải chứng minh.

– Từ luận điểm chính, hãy xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lí, rõ ràng, mạch lạc và đủ để làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm được một hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, được sắp xếp hợp lí, có khả năng làm sáng rõ cho từng luận điểm.

– Chữ viết phải đúng chính tả và dễ đọc. Lời văn cần rõ ý, đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục đối với người đọc.

– Luôn luôn tự kiểm tra xem viết như thế thì luận điểm đã trở nên rõ ràng và có sức thuyết phục hay chưa.

III. Hướng dẫn làm bài văn chứng minh

Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a) Xác định yêu cầu chung của đề.

– Thể loại: Văn chứng minh.

– Vấn đề cần chứng minh: Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

b) Giải thích giản dị là như thế nào? Từ đó, hãy cho biết tấm gương của Bác Hồ về tính giản dị có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người?

2. Lập dàn bài

a) Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh.

b) Thân bài (phần chứng minh).

c) Kết bài: Bác là tấm gương lớn về tính giản dị, mọi người nên học tập.

3. Viết bài

a) Mở bài: Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh.

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

b) Thân bài (phần chứng minh).

Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt; lối sống; việc làm; lời nói và bài viết…

– Bữa ăn: thanh đạm, giản dị.

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.

+ Lúc ăn, Bác không để rơi một hạt CƠIĨ1 nào.

+ Ăn xong, cái bát luôn sạch còn thức ăn còn lại thì được sắp xếp cẩn thận. Từ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng kết quả lao động của con người.

– Nhà sàn: đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Nhà sàn chỉ có vài ba phòng.

+ Căn nhà luôn lộng gió, ánh sáng và phảng phất hương thơm của hoa vườn.

– Công việc: bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

+ Bác làm từ việc lớn: việc cứu nước, cứu dân… đến việc nhỏ như trồng cây, viết thư…

+ Việc gì làm được Bác tự làm.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch và sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

– Giản dị trong lòi nói và bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

– Trong phần này, chú ý sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, Đúng như vậy, Có thể nói…

Ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, cần đưa ra những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề.

c) Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề đã được chứng minh.

Có thể sử dụng các từ ngữ chuyển loại: Tóm lại… hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ… Mọi người cần rèn luyện để có được đức tính giản dị. Có đức tính này, sẽ dễ gần gũi, hoà đồng với mọi người.

4. Đọc lại và sửa chữa

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa những chỗ chưa hợp lí. Đây là bước cuối cùng nhưng khá quan trọng bởi “Mỗi ngày, chúng ta ai cũng phải rửa mặt. Rửa mặt rồi, thì chải đầu. Nhiều người chải đầu rồi, còn soi gương xem đã sạch, đã mượt chưa. Nếu viết bài và diễn thuyết củng cẩn thận như thế thì chắc không đến nỗi có nhiều khuyết điểm” (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, NXB Giáo dục — Hà Nội, 1977).

Xem thêm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận