Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Đang tải...

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật, thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

Ví dụ : Mọi người yêu mến em.

Chủ ngữ “Mọi người” là chủ thể của hoạt động “yêu mến” hướng đến “em”.

2. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đốì tượng của hoạt động).

Ví dụ : Em được mọi người yêu mến.

Chủ ngữ “Em” là đôi tượng được hoạt động “yêu mến” của “mọi người” hướng vào.

3. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thông nhất.

Ví dụ : phần II, trang 57 SGK. Chọn câu b “Em được mọi người yêu mến” điền vào chỗ trống. Câu trước đã nói về Thủy, câu sau cũng tiếp tục nói về Thủy sẽ hợp lôgic và dễ hiểu hơn.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Câu chủ động và câu bị động

– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Ví dụ: Tuần trước, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.

Trong đó:

+ Chủ ngữ: Những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hành động.

+ Vị ngữ: Đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hưống vào đối tượng khác.

+ Phần phụ: Cây cầu này. Đây là thành phần phụ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.

– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Ví dụ: Tuần trước, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.

Trong đó:

+ Chủ ngữ: Cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào (những người công nhân).

+ Vị ngữ: Đã được xây dựng xong.

+ Phần phụ: Những người công nhân.

Câu chủ động và câu bị động là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ đi kèm để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.

1. Chủ ngữ của câu:

a) Mọi người yêu mến em là Mọi người.

b) Em được mọi người yêu mến là

2. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu ở bài 1 khác nhau:

– Chủ ngữ trong câu a chỉ người (mọi người) thực hiện hoạt động yêu mến hướng vào người khác (em).

– Chủ ngữ trong câu b chỉ người (em) được hoạt động của người khác (mọi người) hướng vào.

Như vậy, chủ ngữ trong câu a chỉ chủ thể của hoạt động còn chủ ngữ trong câu b là chỉ đối tượng của hoạt động.

II. Nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động

– Về mặt nội dung: Câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.

Ví dụ:

+ Câu chủ động: Bộ đội bắc cầu qua suối.

+ Câu bị động: cầu được bộ đội bắc qua suối.

Hai câu này có sự giông nhau về nghĩa, đều nói đên việc Bộ đội bắc cầu qua suối.

Tuy nhiên, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tê về nội dung. Nếu trong câu chủ động, người viết nhấn mạnh vào chủ thể của hoạt động Bộ đội, thì trong câu bị động người viết lại nhấn mạnh vào đối tượng của hoạt động cầu.

– Về mặt cấu tạo: câu bị động thường có các từ bị, được như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động vối câu chủ động. Tuy vậy, cần chú ý có hai loại câu bị động như sáu:

+ Câu bị động có dùng bị, được.

Ví dụ:

(+1) Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông Thương bồi đắp, têm táp, lại được các mẹ, các chị vun xới, chăm bón, ngày một trở nên tốt tươi.

(Anh Thư)

 

(+2) Những bạn đi học muộn đã bị thầy giáo phạt và phê bình trước lớp.

+ Câu bị động không dùng bị, được.

(+3) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

(Thánh Gióng)

(+2) Tinh thần yêu nước củng như các thứ của quý (…)

Nhưng cũng có khi cất gịấu kín đáo trong rương, trong hòm.

– Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:

– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng;

– Khi không cần nhấn mạnh vào chủ thể của hành động;

– Dùng trong văn phong khoa học;

– Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.

Như vậy, việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm:

– Tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu, dễ gây ấn tượng đơn điệu.

– Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

1. Điền vào chỗ có dấu ba chấm sau:

– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng “ồ”nổi lên kinh ngạc, cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán”của lớp từ mấy năm nay, em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

2. Chọn cách b Em được mọi người yêu mến vì đây là câu bị động. Câu bị động này nhấn mạnh vào tình trạng được yêu mến của đốì tượng

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này có hai yêu cầu:

– Xác định câu bị động trong hai đoạn trích dẫn ở SGK, trang 58.

– Giải thích vì sao tác giả lại chọn cách viết dùng câu bị động như vậy.

Để tìm được câu bị động trong hai đoạn trích của bài tập, các em có thể tiến hành lần lượt theo trình tự sau:

– Tách câu bị động ra khỏi các câu khác. Để tách được câu bị động, các em cần nắm được các đặc điểm của câu bị động.

+ Là câu thường dùng các từ bị, được.

+ Chủ ngữ của câu được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

– Dựa vào nội dung của câu bị động, xác định tác dụng của câu bị động.

a) Các câu bị động trong đoạn trích (a):

– Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

– Nhưng củng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Tác giả đă dùng hai câu bị động trong đoạn trích a nhằm:

– Tạo sự đa dạng cho việc sử dụng các kiểu câu trong một bài viết, tránh được sự nhàm chán, trùng lặp.

– Tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn trích thành một mạch văn thống nhất, cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ về chủ đề (tinh thần yêu nước) giữa các câu trong đoạn. Trong hai câu bị động có trong đoạn trích a thì chủ thể (tinh thần yêu nước) không được nêu ra. Điều này được giải thích như sau: Chủ thể (tinh thần yêu nước) đã được đề cập ở câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý nên nó đã quá rõ ràng, hiển nhiên, không cần nhắc lại ở các câu sau nữa, có thể thấy qua phân tích cụ thể sau:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi (tinh thần yêu nước) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi (tinh thần yêu nước) được cất giâú kín đáo trong rương, trong hòm.

b) Câu bị động trong đoạn trích (b):

Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

Tác giả dùng câu bị động trên trong đoạn trích b nhằm:

– Tạo sự đa dạng cho việc sử dụng các kiểu câu trong một bài viết, tránh được sự nhàm chán, trùng lặp.

– Tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các câu cùng đứng trong một đoạn trích (một văn bản), cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ về chủ đề (Thế Lữ). Trong câu bị động Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ thì chủ thể Thế Lữ đã nhắc ở câu trước nên ở câu này tác giả không nhắc lại nữa mà thay bằng cụm từ đồng nghĩa Tác giả “Mấy vần thơ”.

Xem thêm Đức tính giản dị của Bác Hồ tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận