Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đang tải...

Đức tính giản dị của Bác Hồ

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Phạm Văn Đồng (1/3/1906 – 29/04/2000), là nhà cách mạng, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng từ 1925.

Trong hơn 50 năm, vói tư cách là một trong những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông đã đặc biệt quan tâm chăm sóc hoạt động văn hóa văn nghệ.

Những bài viết, bài nói của ông về văn hóa văn nghệ được tuyển chọn và in trong tập “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ” (lần 1 – 1969, lần in thứ 5 – 1983). Đây là một tác phẩm lí luận, vạch ra những phương hướng lớn cho trí thức, nghệ sĩ nâng cao thêm hoài bão cách mạng, tầm nhìn, tầm nghĩ. Tác giả có một phong cách nghị luận độc đáo. ông thường đưa ra ý kiến dưới dạng trò chuyện chân tình, bàn bạc tâm huyết, vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa rất linh hoạt, mềm dẻo, thấu tình đạt lí (…). Tác phẩm này có một tiếng vang sâu rộng trong giổi trí thức, nghệ sĩ, được nhiều người xem là quyển sách “ý sâu lời đẹp” (Hoài Thanh); là “Cây đời mãi mãi xanh tươi” (Xuân Diệu), là một biểu hiện sinh động của đường lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Trần Hữu Tá – Từ điển văn học, NXB Thê giới, 2004).

2. Tác phẩm

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 55)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chỉ cần đọc lướt văn bản để tìm ra những phương diện chính mà tác giả đề cập tới trong bài, chưa cần đi vào chi tiết. Chú ý cách ngắt đoạn và những câu đầu hay cuối mỗi đoạn. Đó thường là câu mang ý chính của toàn đoạn văn.

b) Gợi ý trả lời

Luận điểm chính của toàn bài được tác giả nêu lên một cách trực tiếp và ngắn gọn: “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch

Để minh chứng cho đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã lấy những dẫn chứng tiêu biểu trên các phương diện con người, đời sống của Bác, cụ thể là bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, quan hệ với mọi người, tác phong, lời nói và bài viết. Mỗi phương diện lại được triển khai một cách cụ thể và xác thực.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 55)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Bài văn được chia làm nhiều đoạn, cần xác định được nội dung và mục đích của mỗi đoạn. Từ đó tìm ra trình tự lập luận cũng như bố cục văn bản.

b) Gợi ý trả lời

Bài văn được chia làm hai phần. Phần đầu, tác giả nêu lên một cách ngắn gọn luận điểm cần chứng minh. Toàn bộ phần còn lại dùng để chứng minh cho luận điểm đó. Các luận cứ được đưa ra, triển khai theo từng cấp độ, từ khái quát đến cụ thể. Sau khi nêu luận cứ: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”, tác giả đã đưa ra những phân tích, dẫn chứng cụ thể, tỉ mỉ: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”.

Điều đặc biệt là tác giả luôn đưa ra những lòi nhận xét, bình luận sau mỗi luận chứng: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng cảm thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”… Theo trình tự ấy, tác giả lần lượt đi hết các luận cứ, xây dựng những tiểu kết nhỏ trong từng đoạn. Tất cả đều làm sáng tỏ luận điểm ban đầu đã đưa ra.

Dựa trên trình tự lập luận ấy, có thể nhận xét về bố cục của bài văn như sau:

Phần mở bài: ‘Điều rất quan trọng… khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”, nêu luận điểm chính; sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị với đời sống bình thường giản dị của Bác.

Phần thân bài: “Rất lạ lùng… anh hùng cách mạng” đi vào chứng minh sự giản dị của Bác Hồ bằng những dẫn chứng cụ thể. Đó là bữa ăn chỉ có “vài ba món đơn giản”; cái nhà chỉ có ba phòng đơn sơ, công việc ít cần người phục vụ; lời nói bài viết dễ nhớ, dễ làm theo; đời sống vật chất giản dị nhưng đời sống tâm hồn lại phong phú, cao đẹp.

Lưu ý, bài văn này không có phần kết bài (như cấu trúc của một văn bản nghị luận thông thường phải có), do vậy chỉ là một đoạn trích, không phải là một văn bản hoàn chỉnh.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 55)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Để nhận xét nghệ thuật chứng minh của đoạn văn, cần căn cứ vào việc các luận chứng, luận cứ được nêu ra và triển khai như thế nào. Ngoài ra, nên dựa vào cảm xúc của bản thân: đoạn văn có làm mình tin không, có xúc động không và dựa trên cơ sở nào ta có lòng tin như thế.

b) Gợi ý trả lời

Nghệ thuật chứng minh được thể hiện trọng đoạn văn là ở chỗ tác giả đã nêu ra một hệ thông luận cứ đầy đủ, toàn diện với nhiều dẫn chứng tỉ mỉ, chi tiết, chính xác, đồng thời kèm theo giải thích, bình luận. Nhờ thế, vấn đề nêu ra được lập luận một cách chặt chẽ. Những chứng cứ trong đoạn văn này có sức thuyết phục mạnh mẽ. Trước hết, do tác giả đã chọn lọc để đưa ra những luận cứ rất toàn diện. Sự giản dị của Bác được thể hiện trên nhiều phương diện: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống… Hơn thế nữa, ông còn nêu những dẫn chứng rất cụ thể, chính xác và phong phú. Ví dụ, tác giả không chỉ dừng lại ở nhận định “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn (…) đến việc rất nhỏ”mà liệt kê cụ thể, việc lớn như “việc cứu nước, cứu dân”; việc nhỏ là “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân… Nhờ những dẫn chứng cụ thể ấy, người đọc dễ tin tưởng và đồng tình cùng tác giả.

Còn một yếu tố rất quan trọng nữa, đó là những dẫn chứng mà tác giả nêu ra được chọn lọc bằng cái nhìn của một người có mối quan hệ gần gũi, lâu dài với Bác. Những điều tác giả viết là những điều ông được “mắt thấy tai nghe”. Do vậy, sức thuyết phục của đoạn văn này là vô cùng mạnh mẽ.

c) Mở rộng kiên thức

Trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” đã học trong chương trình Ngữ văn 6, nhà thơ Minh Huệ cũng đã tái hiện câu chuyện bằng lòi kể của một anh đội viên, người được chứng kiến một đêm Bác không ngủ trọng kháng chiến chống Pháp. Với ngôi kể này, tác giả đã kể với tư cách người trong cuộc đã làm tăng tính xác thực của bài thơ. Nhờ thế, người đọc dễ đồng cảm và xúc động. Đó cũng chính là một cách chứng minh sự giản dị, gần gũi của Bác bằng thơ đầy hiệu quả của Minh Huệ…

Anh đội viên thức dậy,

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 55)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xác định mối quan hệ giữa những thông tin được đưa ra trong đoạn văn này với những đoạn trên. Đó chính là cách tìm ra phép lập luận mà tác giả đã sử dụng ở đây.

b) Gợi ý trả lời

Đoạn văn “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất ” có thể coi là phần “luận” trong một bài văn bình luận (tức là phần mở rộng vấn đề). Những thông tin được đưa ra ở đây bổ sung cho những thông tin đã đưa ra ở các đoạn trên, ở trên chứng minh tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống vật chất, còn ở đây, nêu thêm một khía cạnh nữa: đời sống tâm hồn Bác, hoàn thiện bức chân dung về Người. Quan hệ giữa hai phương diện này là mối quan hệ hòa hợp lẫn nhau, tôn nhau lên. Như vậy, trong đoạn văn này, tác giả đã kết hợp phép lập luận chứng minh với việc giải thích, mở rộng vấn đề, đồng thời đưa ra những nhận xét, bình luận. Phương pháp đó giúp tác giả khắc sâu hơn phẩm chất giản dị của Bác Hồ.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 55)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trên cơ sở phân tích về nghệ thuật nghị luận đã tìm hiểu ở những câu trên, so sánh với nghệ thuật những bài trước (Sự giàu đẹp của tiếng Việt; Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) và một sô bài học thêm, rút ra nét đặc sắc trong bút pháp của thủ tướng Phạm Văn Đồng thể hiện ở bài viết này.

b) Gợi ý trả lời

Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này thể hiện ở chỗ, tác giả vừa đưa ra được những bằng chứng cụ thể, xác thực vừa đan cài nhận xét, bình luận của cá nhân mình. Do đó, bài văn không chỉ có tính thuyết phục cao mà còn có khả năng biểu cảm rất lốn, gây xúc động lòng người.

C. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đức tính giản dị của Bác Hồ đã từng được nhiều nhà văn, nhà thơ thể hiện, diễn tả bằng những cách khác nhau.

Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sớm tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

Lối sống và cuộc sống giản dị của Bác cũng thể hiện ngay trong thơ của Bác, Bác rất giỏi Đường thi, đã có những bài tứ tuyệt đặc sắc như Rằm tháng Giêng, Mộ… nhưng đồng thời Người cũng viết một cách hồn nhiên, dung dị thế này:

 

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn săn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

hay một cuộc sống sôi nổi, vui tươi mà giản dị trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”:

 

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kều suốt cả ngày.

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.

Chúng ta cũng có thể đọc được rất nhiều câu chuyện kể về Bác mà trong đó Bác hiện lên thật gần gũi, là ông Ké đối với đồng bào dân tộc, là ông Cụ đi dép cao su đối với các cháu nhỏ; là Bác của tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam.

Xem thêm Luyện tập lập luận chứng minh tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận