Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Đang tải...

Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Trạng ngữ có những công dụng như sau :

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Ví dụ : phần I, trang 45 – 46 SGK.

Các trạng ngữ :

– “Thường thường, vào khoảng đó” (chỉ thời gian)

– “Sáng đậy” (chỉ thời gian)

– “Nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời” (chỉ cách thức)

– “Trên giàn hoa lí” (chỉ nơi chốn)

– “Chỉ độ tám chín giờ sáng” (chỉ thời gian)

– “Trên nền trời trong trong” (chỉ nơi chốn)

– “Về mùa đông” (chỉ thời gian)

Tất cả đều góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác và đoạn văn được mạch lạc.

2. Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

Ví dụ :

– “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”.

-> câu có 2 trạng ngữ.

– “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó

-> trạng ngữ 2 được tách ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý của nó (niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Công dụng của trạng ngữ

Trạng ngữ có những công dụng sau:

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác;

– Nốì kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc;

– Sử dụng các trạng ngữ hợp lí sẽ làm cho ý tưởng của bài văn được thể hiện cụ thể hơn, biểu cảm hơn, sâu sắc hơn.

1. Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong các câu văn trích dẫn ở SGK, trang 45, 46 ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ vì các trạng ngữ:

a) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm…

– Sáng dậy…

– Trên giàn hoa lí…

– Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong…

b) Về mùa đông…

Có công dụng xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra các sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác.

2. Trong những bài văn nghị luận, phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân — kết quả…). Trạng ngữ có vai trò nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy.

II. Cấu tạo của trạng ngữ

Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ. Khi là một từ, trạng ngữ có thể là một danh từ, động’ từ hoặc tính từ. Khi trạng ngữ là một cụm từ đó thường là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

– Trạng ngữ là một từ.

Ví dụ:

+ Trạng ngữ là một danh từ:

Con gà tốt mã vì lông

Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.

(Ca dao)

+ Trạng ngữ là một động từ:

Nếu rán (thì) cá này ngon.

+ Trạng ngữ là một tính từ:

Họ, tuy nghèo, nhưng rất tốt bụng.

– Trạng ngữ là một cụm từ:

Ví dụ:

+ Trạng ngữ là một cụm danh từ:

Về mùa đông, lá bàng đỏ như là màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

+ Trạng ngữ là một cụm động từ:

Nhìn từ xa, con đường trắng leo lên ngoằn ngoèo.

(Nguyễn Đình Thi)

+ Trạng ngữ là một cụm tính từ:

Xa xa nẻo trong đình, một hồi mõ cá thật dài (…)

(Ngô Tất Tô)

Trạng ngữ thường được bắt đầu bằng một quan hệ từ. Mỗi loại trạng ngữ có một số quan hệ từ điển hình:

– Trạng ngữ chỉ thời gian: vào, trong, lúc…

Ví dụ:

Trong một tháng nghỉ phép ở nhà, anh đã đem ra thi thố cái tài vặt ấy của người đàn ông.

(Nguyễn Minh Châu)

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ở, tại, trên, ngoài, sau,’trước…

Ví dụ:

+ Ở bãi trú quản, mọi người đã nằm gọn trên võng.

(Dương Thị Xuân Quý)

+ Trên những chùm lá cao tít, hồng bây lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ như phấn thông vàng.

Saụ Tết, tự dưng hai người xa lánh nhau.

(Ma Văn Kháng)

 – Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì, tại, do, bởi…

Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.

(Ca dao)

– Trạng ngữ chỉ mục đích: để, nhằm, vi…

+ Để mở rộng việc tuyên truyền, (…) ông Nguyễn và những đồng chí của ông ra tờ báo Người cùng khố.

(Trần Dân Tiên)

+ Vì Tổ quốc, vì xã hội chủ nghĩa, thanh niên anh dũng tiến lên!

– Trạng ngữ chỉ phương tiện: bằng, với…

Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.

(Võ Nguyên Giáp)

– Trạng ngữ chỉ cách thức: với, một cách…

Với một phương pháp học tập khoa học, Lan đã đạt giải nhất môn Văn.

– Tách trạng ngữ thành câu riêng

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

Ví dụ:

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

1. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

(Đặng Thai Mai)

Câu Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó là trạng ngữ của câu Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình được tách ra thành một câu riêng biệt.

2. Việc tách câu như trên có tác dụng nhấn mạnh vào ý mà tác giả thể hiện: người Việt Nam tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng nói của mình.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em nêu công dụng của trạng ngữ có trong các đoạn trích dẫn ở SGK, trang 45.

Để làm được bài tập này, các em có thể tiến hành theo trình tự sau:

– Xác định trạng ngữ có trong đoạn trích;

– Nội dung, ý nghĩa của trạng ngữ;

– Nêu công dụng của trạng ngữ.

a) Các trạng ngữ có trong đoạn trích là:

– Ở loại bài thứ nhất…

– Ở loại bài thứ hai…

Đây là hai trạng ngữ chỉ nơi chôn, trả lời cho câu hỏi: ở đâu?

Công dụng: Hai trạng ngữ này có công dụng là xác định hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b) Các trạng ngữ có trong đoạn trích là:

– Lần đầu tiên chập chững biết đi…

– Lần đầu tiên chơi bóng bàn…

– Lúc còn học phổ thông,…

Những trạng ngữ trên đây đều là những trạng ngữ chỉ thời gian, trả lời cho câu hỏi: Khi nào?

Công dụng: Các trạng ngữ này có công dụng là xác định thòi điếm mà diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

2. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Xác định những trạng ngữ tách thành câu riêng;

– Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

(Theo báo Văn nghệ)

Năm 72 là trạng ngữ của câu Bố cháu đã hi sinh, Trạng ngữ Năm 72 ở câu a được tách ra thành câu riêng.

Tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành: nhấn mạnh vào thời điểm hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người đọc cũng bộc lộ cảm xúc của mình.

b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vang lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

(Anh Đức)

Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn là trạng ngữ của câu Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trạng ngữ Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vang lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn ở câu b được tách ra thành câu riêng.

Tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành là: nhấn mạnh vào sự việc được nói tới trong bộ phận trạng ngữ là những sự việc diễn ra đồng thòi, cùng lúc vđi những hoạt động diễn ra trong bộ phận chính của câu. Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.

3. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

– Viết một đoạn vãn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt;

– Sau đó, các em chỉ ra các trạng ngữ đã dùng trong đoạn văn.

– Giải thích lí do vì sao cần dùng trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Bài tập này các em tự làm.

Xem thêm Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận