Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Bố cục phương pháp lập luận trong Nghị luận

Đang tải...

Bố cục phương pháp lập luận trong Nghị luận

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :

– Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm  xuất phát, tổng quát).

– Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

– Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

2. Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Bố cục bài văn nghị luận

Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:

– Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng qụát).

– Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể còn nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm nhỏ).

– Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

II. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

1. Lập luận là quá trình xây dựng ý kiến và liên kết ý kiến.

Lập luận trong bài văn nghị luận bạo giờ cũng nhằm dẫn người đọc đến với luận điểm, giúp người đọc hiểu rõ luận điểm và đồng tình với luận điểm mà người viết trình bày.

2. Để thực hiện được điều đó, khi lập luận cần phải:

– Làm sáng tỏ được cơ sở lí lẽ của luận điểm;

– Không mậu thuẫn, không đứt mạch trong quá trình lập luận.

3. Lập luận bao giờ cũng nhằm dẫn đến một kết luận. Mỗi kết luận có thể được rút ra từ mệt hoặc nhiều luận cứ nhờ lập luận. Trong lập luận, thường thì luận cứ đứng trựớc, kết luận đứng sau; nhưng cũng có trường hợp kết luận đứng trước, luận cứ đứng sau. Luận điểm sẽ định hướng cho việc lựa chọn luận cứ sao cho phù hợp.

4. Luận điểm trong một bài văn chính là những kết luận cần hướng tới. Nếu luận điểm trong bài chưa được giải thích, chưa được chứng minh thì luận điểm đó chưa thể trở thành kết luận. Chỉ khi luận điểm được giải thích, được chứng minh nhờ lập luận thì mới trở thành kết luận.

5. Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” có ba phần:

– Phần một: Có một đoạn (đoạn 1) Dân ta có một lòng… lũ cướp nước.

– Phần hai: Có hai đoạn (đoạn 2, đoạn 3) Lịch sử ta đã có… nồng nàn yêu nước.

– Phần ba: Có một đoạn (đoạn 4) Tinh thần yêu nước… công cuộc kháng chiến.

Mỗi đoạn có những luận điểm là:

– Phần một: Có một luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu.

– Phần hai: Có hai luận điểm:

+ Lòng yêu nước trong quá khứ.

+ Lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Phần ba: Nêu kết luận về bổn phận, trách nhiệm của chúng ta đối với việc phát huy lòng yêu nước.

Như vậy, từ luận điểm chính, tác giả chứng minh theo lịch sử, theo các bình diện khác nhau của cuộc kháng chiến hiện tại; nêu lên trách nhiệm, bổn phận phát huy lòng yêu nưổc. Cách lập luận như vậy là rất chặt chẽ.

Khi triển khai luận điểm ở các đoạn, các lập luận của tác giả cũng rất khác nhau.

– Đoạn một: Lập luận theo quan hệ nhân – quả.

– Đoạn hai, ba: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

– Đoạn bốn: Lập luận theo suy luận tương đồng.

Điều này nói lên khả năng lập luận rất đa dạng, linh hoạt của tác giả.

C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

a) Bài văn “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn ” nêu lên tư tưởng muôn học bất cứ cái gì phải học từ những cái cơ bản nhất thì mối có thể trở thành tài.

Tư tưởng trên thể hiện ở những luận điểm:

– Việc học vẽ trứng gà làm cho Lê-ô-na đơ Vanh-xi phát chán.

– Lời khuyên của thầy Vê-rô-ki-ô.

Những câu trong bài văn “Học cơ bản mói có thể trở thành tài lớn ” mang luận điểm trên là:

– Đơ Vanh-xi thi muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ồng bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. .

– Lúc bấy giờ thầy mới nói: “Em nên biết rằng trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.

b) Bài văn “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn ” (có bố cục ba phần): “

– Phần một (Mở bài): Ở đời… thành tài.

– Phần hai (Thân bài): Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi… họa sĩ lớn của thời Phục hưng.

– Phần ba (Kết bài): Câu chuyện vẽ trứng… quả không sai.

Cách lập luận được sử dụng trong bài là:

– Phần một: Lập luận theo quan hệ tương phản.

– Phần hai: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

– Phần ba: Lập luận theo quan hệ nhân – quả.

Xem thêm Câu đặc biệt – Văn 7 tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận