Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 tập hai – Câu rút gọn và cách dùng

Đang tải...

Câu rút gọn Ngữ Văn 7

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khi nói hoặc viết, có thể lược bớt một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích như sau :

a) Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

Ví dụ :

– Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

Thành phần vị ngữ “đuổi theo nó” được lược bỏ ở câu sau.

– Bao giờ cậu đi Hà Nội ?

– Ngày mai.

Câu đầy đủ là “Ngày mai mình đi Hà Nội”. Như vậy, câu trả lời đã lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

c) Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

Ví dụ :

– Học ăn, học nói, học gói, học mở. (1)

– Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. (2)

Câu (1) vắng chủ ngữ. Chủ ngữ có thể là : “chúng ta”, “nhân dân ta”, “người Việt Nam”… Chủ ngữ trong câu (1) có thể được lược bỏ bởi câu tục ngữ này đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.

2. Khi rút gọn câu, cần chú ý :

a) Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

Ví dụ : Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

Viết như vậy, dễ bị hiểu là : “Sân trường chạy loăng quăng. Sân trường nhảy dây. Sân trường chơi kéo co”.

Nên sửa lại là : “… Sân trường thật đông vui. Chúng em chạy loăng quăng. Nhảy dây. Kéo co”.

b) Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Ví dụ : – Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế ? (1)

– Bài kiểm tra Toán. (2)

Câu (2) là câu rút gọn. Trong văn cảnh này, việc rút gọn câu như trên làm cho câu trả lời của đứa con trở thành thiếu lễ phép với mẹ.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là rút gọn câu

a) Rút gọn câu

Rút gọn câu là lược bỏ một sốthành phần của câu khi nói hoặc viết. Kết quả của việc rút gọn câu ta được câu rút gọn.

Việc rút gọn câu không thể là một việc làm tùy tiện. Muốn biết một câu nào đó có thể rút gọn được hay không, các em cần phải dựa vào hoàn cảnh nói cụ thể. Trong trường hợp này có thể rút gọn được chủ ngữ, nhưng trong trường hợp khác lại chỉ rút gọn được vị ngữ… Việc lược bỏ như vậy cần phải được cân nhắc và quyết định cho từng trường hợp riêng biệt.

Ví dụ 1: Rút gọn chủ ngữ.

Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.

(Tô Hoài)

Câu in đậm trong ví dụ 1 không có chủ ngữ hay nói cách khác chủ ngữ của câu này bị rút gọn.

Ví dụ 2: Rút gọn vị ngữ.

Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem. Tôi, đến vợ con.

(Nam Cao)

Câu in đậm trong ví dụ 2 không có vị ngữ hay nói cách khác vị ngữ của câu này đã bị rút gọn.

Trong ca dao, tục ngữ, thơ ta thường bắt gặp hiện tượng rút gọn câu.

Ví dụ 3:

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

(Ca dao)

Ví dụ 4:

Ăn lúc đói, nói lúc say.

(Tục ngữ)

Ví dụ 5:

 

Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu

Thấy con vịt lội giữa dòng sâu

Sao Hôm như mắt em ngày ấy

Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.

(Nguyễn Bính)

b) Tác dụng của việc rút gọn câu.

– Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

– Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.

– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (tục ngữ, ca dao, thường lược bỏ chủ ngữ).

– Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.

1. Cấu tạo của hai câu dẫn ở SGK trang 14, 15 có điểm khác nhau là:

Trong câu a không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ học ăn, học nói, học gói, học mở.

Còn trong câu b có đầy đủ hai thành phần chính của câu:

+ Chủ ngữ: Chúng ta.

+ Vị ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Như vậy, chủ ngữ trong câu a đã được lược bỏ, được rút gọn.

2. Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a: mọi người, chúng ta…

3. Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì: học ăn, học nói, học gói, học mở là một câu tục ngữ. Một trong những đặc điểm của tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử vì thế trong cấu tạo câu, tục ngữ thường được lược bớt chủ ngữ để đảm bảo cho câu ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.

4. a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

Trong câu a, thành phần của câu được lược bỏ là vị ngữ. Điều này được giải thích như sau:

– Trong câu thứ nhất Hai ba người đuổi theo nó:

(+1) Chủ ngữ: Hai ba người

(+2) Vị ngữ: đuổi theo nó.

– Trong câu thứ 2 Rồi ba bốn người, sáu bảy người: chỉ có mỗi thành phần chủ ngữ rồi ba bốn người, sáu bảy người, ở câu này ta có thể khôi phục lại vị ngữ bằng cách truy lại câu thứ nhất. Vị ngữ của câu thứ nhất chính là vị ngữ của câu thứ hai. Thông tin chính mà người đọc, người nghe mong đợi tiếp theo, sau khi đọc hay nghe câu thứ nhất là số lượng người đuổi theo nó (thằng ăn cắp) là nhiều hơn hai ba người hay ít hơn hai ba người. Rồi ba bốn người, sáu bảy người là thông tin chính ở câu thứ hai này.

Việc rút gọn thành phần vị ngữ ở câu a có tác dụng làm cho nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.

Bao giờ cậu đi Hà Nội?

– Ngày mai.

Trong câu Ngày mai, thành phần câu được lược bỏ là cả hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Thông tin chính mà người hỏi muôn biết ở đây là thời gian mà cậu đi Hà Nội chứ không phải là ai đi Hà Nội hay cậu đi đâu. Do đó mà người trả lời chỉ cần trả lời đúng trọng tâm, thông tin chính mà người hỏi muôn biết.

Việc rút gọn thành phần chủ ngữ và vị ngữ ở câu b có tác dụng làm cho nội dung thông báo nổi rõ hơn, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.

II. Cách dùng câu rút gọn

Khi rút gọn câu, cần chú ý:

– Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.

– Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

– Có thể rút gọn bất kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng đây không phải là những câu sai ngữ pháp, mà là câu rút gọn.

1. Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chay loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

Ba câu Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co thiếu thành phần chủ ngữ. ơ ba câu này không nên rút gọn như vậy. Bởi, việc này làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu sân trường là người thực hiện các hành động chạy, nhảy dày, chơi kéo co.

2. – Mẹ ơi, hôm nay con được một điếm 10.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

– Bài kiếm tra toán.

Cần thêm những từ ngữ con được một điểm 10… mẹ ạ vào câu rút gọn Bài kiềm tra toán để thể hiện thái độ lễ phép.

3. Khi rút gọn câu, cần chú ý ba điều (đã đề cập đến ở trên).

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

– Xác định được câu rút gọn trong số những câu dẫn ở SGK, trang 16.

– Chỉ ra thành phần được rút gọn trong từng câu.

– Nêu tác dụng của các câu rút gọn đó.

Để tìm được câu rút gọn, các em cần chú ý:

– Cả bốn câu đưa ra trong bài tập này đều là tục ngữ. Một trong những đặc điểm của tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử của quần chúng nhân dân, vì thế trong cấu tạo câu, tục ngữ thưòng lược bớt chủ ngữ.

– Dựa vào cấu tạo của từng câu, loại trừ những câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ ra khỏi loại câu rút gọn. Các câu còn lại, nếu không có chủ ngữ thì đó chính là những câu rút gọn.

a) Người ta là hoa đất.

Trong đó:

(+1) Chủ ngữ: người ta

(+2) Vị ngữ: là hoa đất

Câu này có đủ chủ ngữ và vị ngữ nên không phải lạ câu rút gọn.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Trong đó:

+ Vế thứ nhất của câu tục ngữ ăn quả bị lược bỏ thành phần chủ ngữ.

+ Vế thứ hai của câu tục ngữ kẻ trồng cây có đầy đủ hai thành phần chính:

(+1) Chủ ngữ: kẻ

(+2) Vị ngữ: trồng cây.

Câu này thiếu chủ ngữ nên nó là câu rút gọn.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Trong đó, cả hai vế của câu tục ngữ đều bị lược bỏ thành phần chủ ngữ.

Câu này thiếu chủ ngữ nên nó là câu rút gọn.

d) Tấc đất tấc vàng

Trong đó:

(+1) Chủ ngữ: tấc đất (+2) Vị ngữ: tấc vàng.

Câu này có đủ chủ ngữ và vị ngữ nên không phải là câu rút gọn. Trong những câu trên, có hai câu là câu rút gọn:

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Hai câu b và c là hai câu tục ngữ và bị rút gọn thành phần chủ ngữ. Như đã giải thích ỏ phần trên, tục ngữ mang tính chất đúc rút kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử của nhân dân nên có thể chủ ngữ bị rút gọn ở đây là: chúng ta, người, ai, kẻ…

Khi khôi phục lại các thành phần bị rút gọn này, ta sẽ được những câu đầy đủ như sau:

+ Người ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Người nuôi lợn ăn cơm nằm, người nuôi tằm ăn cơm đứng.

Việc rút gọn câu như vậy có tác dụng:

+ Nhấn mạnh vào thông tin chính;

+ Các câu tục ngữ trỏ nên ngắn gọn, súc tích hơn.

2. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

– Xác định câu rút gọn có trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và bài ca dao dẫn ở SGK, trang 17;

– Khôi phục lại thành phần đã được rút gọn trong từng câu;

– Giải thích vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn. 

Cụ thể:

– Những câu rút gọn:

+ Trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

(+1) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.

(+2) Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.

+ Trong bài ca dao:

(+1) Đồn rằng quan tướng có danh.

(+2) Cưỡi ngựa một minh, chẳng phải vịn ai.

(+3) Ban khen rằng: “Ấy mới tài

(+4) Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

(+5) Đánh giặc thì chạy trước tiên.

(+6) Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.

(+7) Trở về gọi mẹ mổ gà khao quăn.

– Khôi phục lại những thành phần câu được rút gọn, ta sẽ được những câu như sau:

Trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta (tức Bà Huyện Thanh Quan ) bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.

+ Ta dừng chăn đứng lại, trời, non, nước.

Trong bài ca dao:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh.

+ Quan tướng cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai + Vua ban khen răng: “Ay mới tài ”

+ Vua ban cho cái áo với hai đồng tiền

+ Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên

+ Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra

+ Quan tướng trở về gọi mẹ mô gà khao quân.

– Trong thơ và ca dao thường có nhiều câu rút gọn là vì:

+ Thơ thất ngôn bát cú (phải đảm bảo 7 tiếng một  dòng) hoặc ca dao làm theo thể lục bát (một dòng 6 tiếng, một dòng 8   tiếng đi với nhau thành từng cặp) có quy định chặt chẽ về số’ tiếng trong một dòng thơ.

+ Ngôn ngữ thơ cần phải súc tích, ngắn gọn; từ ngữ phong phú, trau chuốt; cấu tạo câu cần đa dạng, nhiều vẻ.

3. Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau vì:

– Khi trả lời khách, cậu bé dùng quá nhiều câu rút gọn (liên tục ba câu rút gọn).

+ Mất rồi.

+ Thưa… tối hôm qua.

+ Cháy ạ.

– Hoàn cảnh nói chuyện không giúp cho ông khách hiểu được phần bị rút gọn là gì.

– Cậu bé và người khách hiểu phần rút gọn theo nhiều cách khác nhau.

– Từ mất trong lời nói của cậu bé là một từ đa nghĩá:

+ Mất: như trong cách nói mất đồ đạc, mất ví…

+ Mất: có nghĩa là chết như trong cách nói ông mất, bà mất.

So sánh:

Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra bài học về cách nói năng: Lời nói chẳng mất tiền mua nên khi nói nói sao cho vừa gã gọn nhưng cũng phải rõ ràng, dễ hiểu.

4. Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những chi tiết về sự trả lời gọn lỏn, cộc lốc của anh chàng tham ăn khiến cho mọi người:

– Không ai hiểu được lời nói của anh ta một cách rõ ràng, đầy đủ.

– Nhận ra anh ta là người ăn nói thô lỗ, khác hẳn với những lời nói bình thường của người khác.

– Thấy anh ta là người chỉ vì miếng ăn mà trở nên mất nhân cách.

Xem thêm Tục ngữ về con người và xã hội(Ngữ Văn 7) tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận