Giúp em học tốt ngữ Văn 7 – Tục ngữ về con người và xã hội

Đang tải...

Tục ngữ về con người và xã hội

Đại bộ phận tực ngữ Việt Nam là tục ngữ vể con người và xã hội, tập trung ở các đề bài: gia đình, kinh nghiệm ứng xử, lịch sử, xã hội, phương châm sống…

Tục ngữ về con người và xã hội thường đa nghĩa, hàm chứa những qụan niệm và bài học sống được ông cha ta đúc kết và truyền lại cho các đời sau.

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 2 (SGK, trang 12)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Yêu cầu đọc lại văn bản, chú ý phần ghi nhớ trong SGK: có thể xem lại phần gợi ý của bài học trước Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đế biết cách trả lời câu hỏi này.

b) Gợi ý trả lời

Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu tục ngữ khẳng định giá trị của con người quý giá gấp bội lần so với của cải. Tư tưởng đề cao con ngươi cũng được thể hiện trong nhiều câu tue ngữ khác nhau như Người sống hơn đống vàng; Còn người, còn của. Với ý nghĩa ấy, câu tục ngữ này có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp: phê phán, phản bác lại những kẻ coi trọng của cải hơn con ngưòi; an ủi, động viên những người bị mất mát, thiệt hại về của cải, chỉ cho họ thấy rằng của cải chỉ có giá trị nhất định, con người mới là đáng quý vì thế không nên quá tiếc nuối, đau buồn.

Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người.

Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là sự khắng định ràng và tóc là hai bộ phận rất quan trọng thể hiện sức khỏe, nét đẹp hình thức của con người. Nếu hiểu như thế, giá trị của cảu tục ngữ này là lời nhắc nhỏ phải gìn giữ, chăm sóc hai bộ phận quan trọng này.

Tuy nhiên, ở một cấp độ khác, rất có thể ý nghĩa của câu tục ngữ sâu xa, thâm thúy hơn: răng, tóc là những bộ phận bề ngoài, thuộc vê hình thức, có thể trông thấy được. Từ những nét bề ngoài ấy, có thể nhìn được cả “góc con người”, nghĩa là bước đầu đánh giá được tính tình bên trong của một con người (ví dụ: cẩn thận hay cẩu thả, cầu kì hay xuê xòa, sạch sẽ hay không?..) Với cách hiểu này, câu tục ngữ được áp dụng như một lời khuyên trong những trường hợp muốn đánh giá một con người kiểu như Trông mặt mà bắt hình dong vậy.

Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu này có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen khuyên ngưòi ta dù đói cũng phải ăn uông sạch sẽ, dù quần áo rách rưối cũng phải giữ gìn cho thơm tho. Nghĩa bóng, chính là nghĩa được tổng kết, nâng tầm lên từ nghĩa đen, từ những hiện tượng được nhắc đến trực tiếp trong văn bản: Con người dù nghèo khổ, thiếu thôn cũng phải sống trong sạch, gìn giữ phẩm cách của mình.

Như vậy, câu tục ngữ là lòi tự răn mình cũng như ràn người khác phải biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mình như loài hoa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu tục ngữ nêu ra những điều con ngưòi phải học: ăn, nói, gói, mở. Suy rộng ra, đây là lời khuyên con người phải học để biết cách làm mọi việc (gói, mở), biết cách giao tiếp (ăn, nói) trong cuộc sông.

Giá trị của kinh nghiệm ở đây chính là lòi khẳng định rằng mỗi hành vi, cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người. Do đó, trong cuộc sông, chúng ta phải học cách giao tiếp, ứng xử, học cách làm việc… để trở thành người có văn hóa. Điều này là cần thiết cho tất cả mọi người.

Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.

Câu tục ngữ này khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong việc dạy chúng ta nên người, gây dựng sự nghiệp. Đây cũng là lời thách thức đối với những ai tự đề cao mình, coi thường công lao dạy dỗ của thầy cô. Bằng sự khẳng định này, ông cha ta đã nhắc nhở mỗi người phải biết kính trọng những người thầy đã dạy ta từ những tri thức ban đầu, đặt nền móng cho sự nghiệp của chúng ta. Vì thế, câu tục ngữ có thể được sử dụng trong trường hợp phê phán một ai đó có thái độ coi thường thầy cô giáo, đồng thòi khuyên răn họ cách xử sự đúng đắn theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Câu 6: Học thầy không tày học bạn.

Nghĩa của câu tục ngữ là sự đề cao vai trò của việc học tập bạn bè, có khi học bạn còn hiệu quả hơn học thầy.

Đây là một kinh nghiệm rất thực tế. Học bạn có vai trò vô cùng quan trọng, bởi bạn bè là những người gần gũi với ta về hoàn cảnh, trình, độ, mốì quan hệ tình cảm… Do vậy, sự so sánh học ở bạn bè sẽ giúp ta dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, chính ý thức đua tranh sẽ kích thích ta càng tập trung rèn luyện, nhờ thế mới mau tiến bộ.

Câu tục ngữ có thể được áp dụng như một lời khuyên cho mỗi người cần phải biết học hỏi, tôn trọng những điều hay từ ngay những người bạn, những người xung quanh ta, không nên học một cách máy móc, cứng nhắc, chỉ theo sách vở hay theo lời thầy dạy mà không chịu mở mang, học hỏi.

Câu 7: Thương người như thể thương thân.

Câu tục ngữ khuyên nhủ con ngưòi hãy thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình. Điều này có giá trị như một phương châm, một triết lí sống của nhân dân ta. Trong xã hội, nếu mỗi người đều đối xử vối người khác một cách đồng cảm, thương yêu, hết lòng như đối xử với chính bản thân mình thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, lí tưởng, ỏ dó mọi người đểu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó cũng là truyền thống nhân ái mà nhân dân ta luôn hướng tới và gìn giữ. Có lẽ cũng chính xuất phát từ tư tưởng này mà truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mới ra đời khẳng định mọi người dân Việt Nam đều có chung nguồn gốc tổ tiên, cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nghĩa của câu tục ngữ: Khi được hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên nó.

Đây là bài học về thái độ sống chung thủy, có trưóc có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống. Khi làm được điều đó, chúng ta sẽ là những con người có nhân cách, trọng tình nghĩa, xứng đáng nhận sự yêu thương và giúp đỡ của mọi người.

Câu tục ngữ này có thể được áp dụng để khuyên răn mỗi người trong cách đối xử với thầy cô, bố mẹ…

Câu 9:  

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Thực chất, câu tục ngữ này mượn cây cối, sư vật để nói chuyện con người. Trong cuộc sống, có những việc một người không thể làm được nhưng nhiều người hợp sức lại thì thực hiện ột cách dễ dàng.

Đây là lòi khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Mỗi con người nếu tách rời tập thể thì sẽ bị cô lập, không thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống. Một đất nước mạnh là đất nước mà trong đó mỗi cá nhân đều liên kết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện những mục tiêu chung. Trong thực tế lịch sử nước ta, chính sự đoàn kết đã giúp dân ta khai hoang, lấn biển và nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm.

3. Câu hỏi 3. (SGK, trang 13)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trưóc hết cần tìm hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên (có thể tham khảo câu 1) đồng thời xác định phạm vi sử dụng của mỗi câu. Liên hệ với những cặp câu tương tự để hiểu thêm mối quan hệ giữa chúng.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu tục ngữ này mói nhìn tưởng như mâu thuẫn với nhau về nội dung, ý nghĩa nhưng trái lại, chúng lại bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi câu nhấn mạnh, đề cao vai trò của một đối tượng khác nhau. Hai đối tượng này không loại trừ nhau mà do những ưu thế riêng, lại bổ sung cho nhau và tùy từng hoàn cảnh mà đối tượng nào có vai trò quan trọng hơn. Thầy cô là người dạy dỗ ta từ những kiến thức đầu tiên. Nếu không có nền móng ấy, ta không thể làm nên sự nghiệp. Nhưng không phải lúc nào cũng có điều kiện “học thầy”. Trên cơ sở những kiến thức có được, ta phải mở mang học hỏi từ bạn bè, và đây là sự học suốt đời, ngay cả khi đã ra khỏi trường lớp. Như vậy, phải kết hợp “học thầy” với “học bạn” để quá trình học tập được hiệu quả và toàn diện.

Tục ngữ Việt Nam có nhiều cặp câu tương tự: nghe tưởng như mâu thuẫn nhưng thực chất lại bổ sung ý nghĩa cho nhau:

– Bán anh em xa mua láng giềng gần / Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 13)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào những ý trong câu hỏi SGK đưa ra làm cơ sở. Soi chiếu vào 9 câu tục ngữ trong văn bản đế tìm dẫn chứng. Giải thích cụ thể biện pháp nghệ thuật được thể hiện trong mỗi câu như thế nào.

b) Gợi ý trả lời

Mảng tục ngữ về con người và xã hội có những nét nghệ thuật diễn đạt rất đặc sắc. Trước hết, đó là sự diễn đạt bằng các hình ảnh so sánh.

Đọc câu 1, câu 6 và câu 7, chúng ta đều nhận ra biện pháp này. Câu 7 là so sánh bằng (như thể); câu 6 không bằng (không tày) còn câu 1,1 mặc dù có sự chênh lệch về lượng giữa hai vế: 1 và 10, nhưng vẫn là so sánh bằng. Biện pháp so sánh khiến các hình ảnh, sự vật được nói đến trở nên cụ thể, tưởng như có thể cảm nhận được một cách trực tiếp (so cái trừu tượng với cái cụ thể: mặt người – mặt của…). Nhờ thế mức độ khẳng định thêm mạnh mẽ.

Hình ảnh ẩn dụ cũng được sử dụng khá thường xuyên trong tục ngữ Việt Nam. Trong những câu tục ngữ chúng ta học, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo dùng hình ảnh “quả”, “cây”; “núi cao”; “non”… như các câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ba cây chụm lại nến hòn núi cao…” để liên hệ với con người. Dựa trên sự tương đồng về ý nghĩa, phép so sánh ngầm này khiến người đọc dễ dàng nhận ra rằng nghĩa ẩn sau văn bản. Những bài học được đúc kết nhờ đó có nội dung phong phú hơn, có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp.

Về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tục ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến phương pháp dùng từ và câu nhiều nghĩa. Như trên (câu hỏi 1) đã phân tích, các câu tục ngữ 2, 3, 4, 8, 9 đều có thể hiểu theo nhiều nét nghĩa. Ví dụ, câu Cái răng cái tóc là góc con người, vừa được hiểu răng và tóc là hai bộ phận quan trọng đối với sức khỏe, diện mạo con người, lại vừa có nghĩa đó là những dấu hiệụ hình thức mà từ đó người ta có thể nhìn nhận, đánh giá được nhân cách, tính tình bên trong… Rõ ràng, chính sự đa nghĩa đã khiến những câu tục ngữ ngắn gọn, cô đúc và có sức biểu cảm cao, mang lượng thông tin phong phú và được áp dụng qua nhiều thế hệ.

C. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tục ngữ về con người và xã hội Việt Nam vô cùng phong phụ, đa dạng. Sau đây là một số ví dụ:

– Xấu đều hơn tốt lỏi.

– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

– Kiến tha lâu củng đầy tổ.

– Chết trong còn hơn sống đục.

– Em bói ra ma, quét nhà ra rác.

– Vợ dại không hại bằng đũa vênh.

– Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

– Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li.

– Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

– Người xấu duyên lặn vào trong

– Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.

– Uống nước, nhớ nguồn.

– Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.

Xem thêm Tìm hiểu chung về văn nghị luận tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận