Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Ôn tập các tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Đang tải...

Ôn tập các tác phẩm trữ tình (tiếp theo) – Văn 7

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 192

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai cặp câu trên và các chú thích để hiểu nội dung của câu thơ muôn nói đến cái gì, điều gì. Khi phân tích hai cặp câu này cần phải liên hệ với kiến thức về tác giả để hiểu được hoàn cảnh sáng tác và tâm tư, nỗi lòng của nhà thơ muôn gửi gắm.

b) Gợi ý trả lời

Hai cặp câu cùng có một nội dung là tấm lòng khắc khoải, lo nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Có lẽ đây là những câu thơ được ông sáng tác trong thời kì ở ẩn tại Côn Sơn, khi chán chường với cảnh quan trường bon chen, tranh giành quyền thế, công thần hiền tài bị giết hại; ông đã cáo quan về ở ẩn chốn quê nhà và làm bạn với thiên nhiên. Tưởng rằng ông sẽ được thảnh thơi “ngâm thơ an nhàn” nhưng quả thật ta đã nhầm. Bởi dù đã “giũ bỏ những bộn bề lo toan thường nhật” trở về với cuộc sống đạm bạc giản dị chốn quê nhà, nhưng lòng ông vẫn canh cánh một nỗi lòng yêu nưóc, thương dân. Cả hai cặp câu đều có cách nói tuyệt đối, tạo cho câu thơ có giọng điệu khẳng định: ”Suốt ngày”, “bui”; khi thì nỗi ưu tư làm cho Nguyễn Trãi trằn trọc không ngủ được, có lúc lại dữ dội hơn, cuồn cuộn như thuỷ triều biển Đông. Trong đêm, nỗi lòng của Nguyễn Trãi không lạnh vì thời tiết mà thấy lạnh lẽo khi nghĩ đến thế thái, nhân tình. Bởi ông là một người hết lòng vì dân vì nưốc, dồn sức cùng vua tôi nhà Lê làm khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng đất nước và kiến quốc. Nhưng xót xa thay, khi sự nghiệp xây dựng đất nước còn dang dở thì vua tôi không còn đồng lòng, quan lại tranh giành quyền thế, dẫn tới cảnh khai quốc công thần bị giết hại, hiền tài không được trọng dụng. Ông trở về với cuộc sống dân dã, làm một người dân vui với mây, gió, trăng, sao nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi lo về sự nghiệp bảo vệ đất nước, về cuộc sống yên bình của dân chúng.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 193

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại hai bài thơ của hai nhà thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương (phần dịch thơ). Nắm nội dung và tư tưởng .tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài thơ. Tình cảm của hai nhà thơ có gì khác nhau, cách thể hiện như thế nào…?

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch được sáng tác trong hoàn cảnh: khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà. Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc (vừa tả vừa tâm sự) bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía nỗi nhớ quê của một ngưòi đang phải sống xa quê.

Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương là những cảm xúc của nhà thơ khi trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ. Trong bài thơ có kết hợp cả phương thức tự sự, miêu tả (kể chuyện một lần về quê) và biểu cảm qua tự sự. Bài thơ thế hiện một cách chân thực, sâu sắc mà hóm hỉnh tình cảm yêu quê hương thắm thiết, đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.

3.Câu hỏi 3 SGK, trang 193

а) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại hai bài thơ và các chú giải để hiểu nội dung bài (nhất là bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”). Tìm ra nét tương đồng và khác biệt tình cảm giữa cách miêu tả cảnh vật của hai tác giả. Từ đó thấy được tình cảm mà thi nhấn gửi gắm vào tác phẩm như thế nào.

b) Gợi ý trả lời

Cảnh vật được miêu tả trong hai bài thơ có nét tương đồng: cùng là cảnh đêm với trăng sáng, con thuyền trên bến sông.

Hình tượng nhân vật trữ tình: đều là những thi nhân quay thuyền về trong không gian nửa đêm (“Dạ bán”, “Dạ bán quy lai”). Nhưng tình cảm, tâm trạng có sự khác nhau căn bản. ó Phong Kiều dạ bạc là hình ảnh một lữ khách đang thao thức trong một đêm sương khuya, một tâm trạng buồn, một tâm hồn đang cô đơn, lạnh lẽo, nhớ cố hương. Thi sĩ đã lấy tiêng chuông chùa để thể hiện tâm cảnh, và cũng là nỗi lòng. Chính tâm trạng đó mà cảnh vật dù ở trong một đêm có trăng vẫn tôi và buồn.

Còn trong Rằm tháng giêng lại khắc họa một hình ảnh người lãnh tụ sau khi đã “bàn việc quân” quay thuyền về trong đêm trăng viên mãn. Một tâm hồn lãng mạn, bay bổng và một tư thế lạc quan, ung dung của người chiến sĩ, thi sĩ được thể hiện rất rõ trong bài thơ. Chính vì thế mà cảnh vật sinh động, đầy sức sống và sáng rạng rỡ. Cũng là đêm nhưng là đêm tràn ngập ánh trăng chứ không có sương giăng đầy trời như trong Phong Kiều dạ bạc.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 193

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại ba bài tùy bút: “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, “Sài Gòn tôi yêu”, và “Mùa xuân của tôi”. Tham khảo phần kiến thức về thể loại tùy bút và đối chiếu với những nhận xét trên. Khi đọc nhận xét trên ta đối chiếu vào ba tác phẩm thấy phù hợp thì nhận xét đó là đúng.

b) Gợi ý trả lời

Nhận xét: b, c, e là đúng. Bởi vì tùy bút là một thể loại văn có nhiều yếu tố gần với văn tự sự nhưng nó thuộc về biểu cảm. Trong tùy bút không có cốt truyện và nhân vật vì nó chủ yếu được ghi chép theo sự quan sát và dòng cảm xúc của nhà văn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận