Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Mùa xuân của tôi (trích) – Vũ Bằng

Đang tải...

 Mùa xuân của tôi (trích) – Vũ Bằng

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo kì cựu, tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút hiệu Tiêu Liêu, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh…

Ông xuất thân trong một gia đình Nho học có tiếng ở Hải Dương. Thuở nhỏ học tại trường An-be Xa-rô, đang theo học-năm cuối ban Tú tài thì ông bỏ học dấn thân vào con đường làm báo. Ồng từng làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều tờ báo có tiếng ở Hà Nội. Ông là một cây bút sung sức trong nhiều lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, dịch thuật. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn và vẫn sống với nghề viết báo. Ngày 7 tháng 1 năm 1984, ông mất tại Sài Gòn.

Các tác phẩm chính: Lọ văn, Một mình trong đêm tối, Truyện hai người, Cai, Ăn tết thuỷ tiên, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai,…

Bài văn này trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút – bút kí “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li với sáng đầy chiều”; nhớ vợ con, gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội… Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 177

а) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn trích để tìm những từ, ngữ miêu, tả cảnh sắc, không gian của tác phẩm và tình cảm của tác giả. Qua đó thấy được nội dung tác phẩm và mạch liên kết tác giả sử dụng để sâu chuỗi các đoạn văn.

b) Gợi ý trả lời

Bài tùy bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Đây là những lời văn được Vũ Bằng sáng tác trong những ngày sống ở Sài Gòn, trong vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào trang viết của mình nỗi nhớ thương da diết về quê hương, gia đình và phong vị của thiên nhiên, phố xá và cuộc sông hằng ngày của Hà Nội.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 177

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ toàn bộ đoạn trích đế tìm hiểu nội dung các luận điểm nhỏ trong bài, chú ý các dấu hiệu ngữ pháp, cách ngắt đoạn để tìm được bố cục và sự liên kết giữa các đoạn trong bài.

b) Gợi ý trả lời

Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “… mê luyến mùa xuân”: cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

Đoạn 2: Tiếp theo đến “… mở hội liên hoan”: cảm nhận về cảnh sắc không khí chung của rằm tháng giêng – mùa xuân Hà Nội và miền Bắc.

Đoạn 3: Phần còn lại: cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn trên cố sự liên kết khá chặt chẽ bằng lôgíc tình cảm của nhà văn. Từ quy luật chung của con người (ai cũng chuộng mùa xuân) đến những cảm nhận riêng về mùa xuân (Tôi yêu sông xanh núi tím… , mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt…), cuối cùng là cảm nhận sâu sắc về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, lợp lôgíc.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 177

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ ”Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “… mở hội liên hoan”. Dựa vào từng đoạn văn để tìm ra nội dung chính của mỗi đoạn miêu tả về cái gì? Sau đó khái quát lại những chi tiết về cảnh sắc, tâm trạng con người…

b) Gợi ý trả lời

Mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được Vũ Bằng miêu tả qua nhiều chi tiết cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Bằng sự quan sát của mình tác giả đã gợi tả được thòi tiết và khí hậu đặc trưng của mùa xuân đất Bắc với mưa “riêu riêu”, gió “lành lạnh” của mùa đông còn vương lại. Bức tranh xuân của Vũ Bằng sống động, tươi sáng vói tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại và nhất là câu “câu hát huê tinh của các cô gái”. Âm thanh ấy như hòa quện vào làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí đoàn tụ của gia đình gợi một hương sắc không thể phai nhoà trong tâm hồn người xa quê.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày ai như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”-, mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất chính là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình, vợ con ông, nơi mà ông phải xa cách nhiều năm. Lòng thương nhớ ấy rất tha thiết, nồng nàn và cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.

Nhưng tuyệt vời hơn là mùa xuân đó đã khơi gợi sự sống bên trong con người rất kì diệu mà tác giả gọi là “cái mùa xuân thần thánh”. Điều đó đã được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh so sánh và lối viết mạnh mẽ: “ngồi yên không chịu được”. Có cái gì đó đang hôi thúc con người từ chính cái không khí nhẹ nhàng, tươi mới của mùa xuân. Vũ Bằng sử dụng hai hình ảnh so sánh rất độc đáo để nói về sức xuân kì diệu ấy; “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối”, ở đây có sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, sức sống trong lòng người cũng tự nhiên, mạnh mẽ và tràn trề như chính cảnh sắc vậy.

Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng viết:

                  Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (…)

                  Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!

(Vội vàng)

Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn” nhưng đáng quý chính là “thèm khát yêu thương thực sự”. Tất cả trong bầu không khí đầy sắc xuân ấy như bừng dậy một sức sống mãnh liệt đến những con vật cũng “bò ra để nhảy nhót kiếm ăn” và tràn ngập một tình yêu thương bao la. Con người trở nên hiền hòa hơn, muốn được yêu thương và cũng yêu thương người khác hơn. Đoạn văn tràn đầy không khí ấm áp của sự đoàn tụ gia đình, của tinh người chan hòa. Chính vì sức sống đang căng tràn thôi thúc con người mà cách nhìn nhận cảnh vật cũng tươi mới, sáng trong hơn: “đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt cầm căm nữa”. Xuân đến tất cả như thay đổi, từ cảnh vật đến con người đều khoác lên mình một bộ cánh mới tràn trề sức sống. Như thế hỏi sao không yêu, không cảm mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội được.

San sẻ với bao thương nhố của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu con ngươi của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đòi hơn bao giờ hết.

Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ:

                                     “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi.

                                      mùa xuân của Hà Nội thân yêu

                                      của Bắc Việt thương mến”.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 177

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại đoạn văn và chú ý đến những chi tiết mà tác giả tập trung miêu tả. Trong đoạn văn này có ba đoạn nhỏ và nói về những đối tượng khác nhau. Đọc và tìm ra tháng giêng ở đây được miêu tả qua những hình ảnh nào: về thiên nhiên, cảnh vật, hoạt động của con người.

b) Gợi ý trả lời

Ta vẫn biết Vũ Bằng yêu mùa xuân của quê hương đến nồng nàn, cháy bỏng nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Câu văn như một lời tâm sự rất chân tình: “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là… Tác giả đã khéo léo lựa chọn đúng thời điểm giao mùa của đất trời: “Sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình, bao cảnh sắc vương vấn. Sự vật, cỏ cây, thời tiết,… như đang chuyển mình, đổi thay nhưng dường như còn luyến lưu một điều gì “Tết hết mà chưa hết hắn, đào hơi phai nhưng nhuy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh… nức một mùi hương man mác”. Thật tinh tế khi Vũ Bằng cảm nhận được cả sự thay đổi rất nhẹ nhàng của đất trời: “Trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Đến màu sắc cũng không còn xanh như trước: “Trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Một hình ảnh so sánh độc đáo và tỏ rõ sự am tường những đặc điểm của xuân đất Bắc của nhà văn. Nhà văn như cảm thấy có gì đó thiếu sót nếu như không nói về con người. Đoạn văn hết sức giản dị khi nói đến những nếp sinh hoạt đời thường, bình dị, gần gũi của người dân Bắc Bộ. Chỉ đơn giản là bữa cơm có “cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô hay bát canh trứng cua vắt chanh” mà sao ta cảm thấy ấm lòng và thèm khát một không khí gia đình đến vậy. Tất cả chỉ giản dị và đời thường như vậy mà đã trở thành những kỉ niệm thiêng liêng, ấm áp trong lòng người con xa xứ.

Đoạn văn với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, trong giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết đã tạo nên một đoạn văn giàu sức gợi.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 178

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Khái quát lại những chi tiết miêu tả về mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội từ thòi tiết, khí hậu, cảnh vật đến con người. Chú ý ngôn từ, những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu tả về mùa xuân đất Bắc.

b) Gợi ý trả lời

Mùa xuân của tôi thể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết hài hòa, câu chữ mượt mà, giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.

Với Vũ Bằng tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên Bắc Việt, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu, đắm say, tình yêu ấy gắn bó vâi bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận