Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)

Đang tải...

Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Bài văn viết về thành phố Sài Gòn – trước kia gọi là phủ Gia Định được thành lập năm 1697. Sau đó phủ Gia Định được đổi thành thành phố Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kì. Từ sau tháng 4 năm 1975, Sài Gòn mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tể lớn nhất của cả nước.

Bài văn cho thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn, đồng thời thê hiện tình cảm tác giả dành cho thành phố mến yêu.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 172

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài văn và các chú thích để hiểu nội dung và ngôn từ của tác phẩm. Dựa vào các dấu hiệu ngữ pháp: chỗ xuống dòng, ngắt đoạn và nội dung để phân đoạn tìm bố cục của bài văn.

b) Gợi ý trả lời

Bài tùy bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, cuộc sống sinh hoạt, cư dân và phong cách con người. Có thể chia bài văn thành 3 đoạn:

Đoạn 1: (Từ đầu đến “Tông ti họ hàng”)-, nêu lên những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả vối thành phốấy.

Đoạn 2: (Tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”), cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.

Đoạn 3: (đoạn còn lại): khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 172

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý đến ngôn từ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để miêu tả về thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn. Cách miêu tả ấy thể hiện nét gì trong tâm hồn của tác giả.

b) Gợi ý trả lời

Mấy dòng đầu bài kí, tác giả nói một cách hóm hỉnh qua một số so sánh: “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già”. Sài Gòn 300 năm tuổi nhưng so vối tuổi của đất nước thì “vẫn còn xuân chán”, “như một cây tơ đương độ nõn nà”.

Minh Hương thổ lộ tình yêu của mình với Sài Gòn trước hết với những gì bình dị, thân thuộc: thiên nhiên, khí hậu. Một tình yêu được trải ra ở mọi thời điểm, thòi gian: “Từ buổi nắng sớm đến buổi chiều lộng gió, yêu cả thời tiết trái chứng”. Sự quan sát của nhà văn hết sức tinh tế, thấy được cả khi thời tiết thay đổi một cách mau lẹ, bất thường: “Trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”. Tác giả yêu những đêm khuya ”thưa thớt tiếng ồn” hay những gì cao điểm phố phường “náo động, dập dìu xe cộ”. Hơn ai hết, Minh Hương chú ý quan sát, ngắm nhìn cảm nhận thành phố ở mọi thòi điểm, mọi trạng thái. Thành phố thân yêu có lúc ồn ào, náo nhiệt, có lúc lại lắng dịu, thơ mộng, trong lành. Cụm từ “tôi yêu” được nhà văn nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn thể hiện tình cảm dạt dào, thắm thiết của mình. Thật thú vị khi tác giả ví tình yêu của mình với Sài Gòn “như tình cảm của người đàn ông ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa chan nhiều ngang trái” vừa lãng mạn vừa đằm sâu. Thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua con mắt quan sát sinh động, tinh tế; tình cảm nồng nàn của nhà văn trở nên sinh động, đáng yêu.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 173

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn, chú ý đến ngôn từ (nói về tính cách) mà tác giả sử dụng.

b) Gợi ý trả lời

Trong đoạn văn tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn qua những đặc điểm gì chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo. Trước hết, là một nhận xét chung về cư dân Sài Gòn: “Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả”. Cách viết đầy ẩn ý ấy ngầm bộc lộ một Sài Gòn tuy gồm rất nhiều người từ các nơi khác nhau đến nhưng đều có chung một phong cách, một lối sống. Họ có thể khác nhau về quê hương, thậm chí là dân tộc, ngôn ngữ song họ đã đến mảnh đất này thì đều là người của quê hương. Tác giả đã lí giải và minh chứng cho điều đó rất rõ ràng khiến cho nhận định trên thêm sức thuyết phục: “Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, roi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung thừa nhận nơi đây là quê quán của mình”. Đất và con người ở đây bao dung và hào phóng, bao giờ cũng sẵn sàng đón nhận những người từ trăm nẻo đất nước đến để “An cư lạc nghiệp”. .Chính tác giả cũng là người được đón nhận bằng sự bao dung ấy.

Tác giả yêu Sài Gòn và yêu hơn là con người Sài Gòn với bao phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện một “phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng”. Đó là sự chân thành, bộc trực, nhưng cũng rất ý nhị. Phẩm chất, cốt cách ấy biểu hiện ngay ở cách “ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi”, từ lối ăn mặc giản dị “quần đen rộng, áo bà ba trắng… “, cử chỉ lịch thiệp, đến những nụ cười hóm hỉnh, hồn hậu… Tác giả khéo léo khi lựa chọn hình ảnh những cô gái “thị thiềng”, thể hiện vẻ đẹp của người Sài Gòn từ hình thức đến tâm hồn. Nắng gió ấy, miền đất ấy đã tạo nên những con người “khoẻ khoắn, mạnh dạn” nhưng không thiếu “yểu điệu, thướt tha”, tự nhiên, hóm hỉnh nhưng cũng có lúc e thẹn: “cười ngậm miệng, cười chúm chím”. Nhưng đẹp nhất, đáng yêu nhất là sự cương trực, thẳng thắn, “không khúm núm hay màu mè”, hết sức tự tin. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến.

Có thể nói đoạn văn viết về cô gái Sài Gòn là đặc sắc nhất, vừa tỉ mỉ vừa khái quát, biểu lộ tấm lòng trân trọng, quý mến của Minh Hương. Ta vô cùng thích thú như được ngắm nghía những bức chân dung nghệ thuật của các cô gái Sài Gòn trong phòng triển lãm hơn bảy, tám mươi năm về trước.

Tính cách con người Sài Gòn rất đẹp, đáng yêu, đáng quý. Các cô gái, các chàng trai, các giới đồng bào, có tính cách cương trực, thẳng thắn, bất khuất, dám xả thân vì chính nghĩa. Với Minh Hương tình yêu Sài Gòn gắn liền với tình cảm trân trọng, quý mến, cảm phục những con người Sài Gòn.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 173

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc qua lại toàn bộ bài tùy bút, đọc kĩ những đoạn miêu tả tính cách con người Sài Gòn.

b) Gợi ý trả lời

Khi nói đến Sài Gòn, chúng ta thường nghĩ đến một thành phố sôi động, náo nhiệt, một trung tâm kinh tế lớn, “hòn ngọc Viễn Đông” một thời. Nhưng ít ai biết được đằng sau cái ồn ào ấy là một Sài Gòn đáng yêu. Từ khí hậu nhiệt đối với “nắng sớm ngọt ngào, buổi chiều lộng gió nhớ thương”… đến cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn khí hậu mát dịu, thanh sạch. Nhưng có lẽ, điều sâu sắc nhất chúng ta cảm nhận được là về con người Sài Gòn. Trong hình ảnh những cô gái, chàng trai thị thành hội tụ những nét tính cách của con người Nam Bộ cương trực, chân thành, mạnh dạn, lạc quan và bao dung. Đời thường họ giản dị, đôn hậu là thế nhưng trong ”Những hồi nghiêm trang và sôi sục nhất của đất nước” thì con người ấy trở nên bất khuất, gan dạ, anh dũng đến kì lạ. Họ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu mà tổ tiên đã dày công khai phá.

Tác giả đã viết về Sài Gòn với tất cả tình yêu của một người con ở mảnh đất ấy. Với giọng văn nhẹ nhàng, sự cảm nhận tinh tế, cộng với việc sử dụng những lời ăn tiếng nói của ngưòi dân Nam Bộ, tác giả thể hiện thành công’tình cảm của mình, cảm ơn tác giả Minh Hương đã cho ta những cảm nhận mới, sâu sắc hớn về một Sài Gòn ồn ào nhưng cũng sâu lắng, tự nhiên, thẳng thắn mà không kém tế nhị. Ông đã truyền cho người đọc tình yêu nồng nàn, thắm thiết của mình với quê hương khiến ta thêm yêu hơn thành phố Sài Gòn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận