Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Chuẩn mực sử dụng từ

Đang tải...

Chuẩn mực sử dụng từ – Văn 7 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả ; đúng nghĩa ; đúng tính chất ngữ pháp của từ ; đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp; không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

SGK đã viết cụ thể từng mục theo cách nêu những từ dùng sai cần phải chữa lại cho đúng. Các em đọc, suy nghĩ để chữa lại những từ dùng sai này. Như vậy tức là các em đã biết cách sử dụng từ đúng theo nhiều yêu cầu của việc dùng từ. Từ nào khó chữa, có thể trao đổi với bạn hoặc hỏi cha mẹ, anh chị… Dưới đây là một vài gợi ý, các em theo đó chữa tiếp những từ sai còn lại:

– Từ dùng sai âm, sai chính tả: dùi đầu (chữa lại: vùi đầu); tập tẹ (chữa lại: tập toẹ) ; khoảng khắc (chữa: khoảnh khắc).

– Từ dùng sai nghĩa: Đất nước ta ngày càng sảng sủa (chữa: tươi sáng hoặc giàu đẹp, văn minh, hiện đại…).

– Từ dùng sai tính chất ngữ pháp của từ:

+ Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang (danh từ)

chữa lại là: hào nhoáng (tính từ)

+ Ăn mặc (động từ) của chị thật là giản dị.

chữa lại: Cách ăn mặc (danh từ) của chị thật là giản dị.

– Từ dùng không hợp phong cách khiến sắc thái biểu cảm sai:

Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

(Phải thay từ lãnh đạo bằng từ cầm đầu cho phù hợp với đối tượng quân xâm lược).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

Học sinh thường mắc một số lỗi chính tả như sau:

– Lẫn lộn giữa các từ, viết sai chính tả các từ.

Ví dụ: lãng mạn viết thành lãng mạng; xán lạn viết thành sáng lạng, xán lạng, man mác viết thành mang mác, tham quan viết thành thăm quan,…

– Ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Ví dụ: suy nghĩ viết thành suy nghĩ, vô duyên viết thành dô duyên,…

Các từ in đậm trong các câu dẫn trong SGK, trang 166 dùng sai như sau:

– Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.

dùi -> vùi (do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)

– Em bé đã tập tẹ biết nói.

tập te —> bập be (do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)

– Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.

khoảng khắc —> khoảnh khắc (do viết sai chính tả)

II. Sử dụng từ đúng nghĩa

Việc sử dụng sai nghĩa chủ yếu là do người viết không nắm chắc nghĩa của từ, không phân biệt được sắc thái ý nghĩa, phạm vi sử dụng… của các từ đồng âm gần nghĩa.

Thay các từ in đậm trong các câu dẫn ở SGK, trang 166 bằng những từ thích hợp.

– Đất nước ta ngày càng sáng sủa.

sáng sủa                 —>               tươi đẹp

– Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.

cao cả                     —>                 có giá trị

– Con người phải biết lương tâm.

biết                         —>                 sống có (lương tâm)

III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

Việc sử dụng từ không đúng ngữ pháp của từ là do người viết nhầm lẫn về đặc điểm từ loại, khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của từ trong câu…

Các từ in đậm dùng sai như thế nào? Chữa lại cho đúng:

–  Nước sơn làm đồ vật thêm hào quang.

Hào quang là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ. Do đó, cần phải sửa lại câu trên như sau: Nước sơn làm đồ vật thêm hào nhoáng.

– Ăn mặc của chị thật giản dị.

Ăn mặc là động từ, không thể sử dụng như một danh từ trong cụm danh từ. Do đó cần phải sửa lại câu trên như sau:

Cách ăn mặc của chị thật giản dị.

Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hai: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.

Có thể sửa lại câu trên như sau:

Bọn giặc đã chết với nhiều thảm bại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều…

– Đất nước phải giàu mạnh thật sự chứ không phải sự giả tao phồn vinh.

Có thể sửa lại câu trên như sau:

Đất nước phải giàu mạnh thật sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.

IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biếu cảm, hợp phong cách

Dùng từ đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp với đối tượng giao tiếp và vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp… là những yêu cầu quan trọng mà chủ thế nói năng (người nói) cần lưu ý.

Các từ in đậm dùng sai như thế nào? Chữa lại cho đúng.

– Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

Lãnh đạo mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực, không phù hợp để nói về kẻ xâm lược. Có thể sửa lại câu trên như sau:

Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.

– Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên (…). Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.

Chú hổ dùng trong trường hợp này là không phù hợp hoàn cảnh. Có thể sửa lại câu trên như sau:

Con hổ dùng những các vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên (…). Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với nó.

– Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

Từ địa phương nếu được sử dụng một cách hợp lí sẽ gợi không khí, màu sắc địa phương, nhưng nếu lạm dụng từ địa phương hoặc dùng không đúng chỗ sẽ gây khó hiểu.

Việc lạm dụng từ Hán Việt trong mọi trường hợp đều không nên, vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, văn bản sẽ thiếu trong sáng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận