Giúp em học tốt ngữ văn 7 – Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

Đang tải...

Một thứ quà của lúa non: Cốm – Văn 7

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Thạch Lam (1910 – 1942) có tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ngoài bút danh Thạch Lam, có lúc ông còn kí là Việt Sinh. Về năm sinh của Thạch Lam, có sách ghi 1910, có sách lại ghi 1909, nhưng phổ biến vẫn lấy năm 1910. Thạch Lam sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại, ông là em ruột hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ông từng tham gia làm báo và là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn do Nhất Linh chủ trương.

Các tác phẩm chính: “Gió đầu mùa” (tập truyện ngắn), “Nắng trong vườn” (tập truyện ngắn), “Ngày mới” (truyện dài), “Theo dòng” (binh luận văn học), “Sợi tóc” (truyện ngắn), “Hà Nội băm sáu phô” phường” (tập bút kí).

Năm 1943, “Hà Nội băm sáu phỐ phường” của ông đã ra mắt bạn đọc. Có thể thấy đây là một tác phẩm xuất sắc và độc đáo về văn học ẩm thực Việt Nam, viết về một nét đẹp của Hà Nội “ngàn năm văn vật”, ở tập bút kí này, Thạch Lam cho ta biết về tên hàng, tên các phố co, giới thiệu cho ta các đặc sản, các thứ quà, các hàng rạng… Những thứ quà ấy không chỉ Hà Nội mới có, nhưng chỉ của Hà Nội mới ngon như: bún riêu, bún ốc, bún chả, bún sườn, canh bún, thang cuốn, nem chua, miến lươn, mìn páo, giầy giò, bánh khảo, bánh đậu, cốm, bánh cốm… và phở.

“Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút trong tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường”, là một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi tuyệt tác, được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng, thành kính, thiêng liêng. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn Thạch Lam.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 162

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết hãy căn cứ vào tên của tác phẩm. Sau đó đọc tác phẩm, chú ý đến cách thức diễn đạt của nhà văn, có phải chỉ đơn giản là tả, kể về sự vật hay có xen lẫn cả nhận xét, cảm xúc của tác giả? Khi đọc nhớ dừng lại ở những chỗ ngắt dòng để có thể tìm ra bố cục của bài tùy bút.

b) Gợi ý trả lời

Bài tùy bút này, như nhan đề của nó, nói về, một thứ quà của lúa non: Cốm – một thứ đặc sản của Hà Nội. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Bài viết này có thể chia làm ba đoạn:

a) Từ “Cơn gió mùa hạ lướt qua… ” đến “… thuyền rồng”: Từ hương cốm, gợi nhớ cách làm và bán cốm.

b) Tiếp theo từ “Cốm là thức quà… nhũn nhặn”: Phát hiện và ca ngợi giá trị của côm gắn với tục lệ tốt đẹp của dân tộc.

c) Phần còn lại: Bàn về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 162

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý đến hình ảnh được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn văn đó. Khi miêu tả, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì (liệt kê những từ chỉ cách thức miêu tả và thể hiện tâm trạng và cảm xúc của tác giả).

b) Gợi ý trả lời

Phần đầu của bài tùy bút nói về nguyên liệu làm ra “cốm” – một món quà “thanh nhã và tinh khiết”. Tác giả đã mở đầu bài viết bằng miêu tả những cảm giác về hương thơm của lá sen trên hồ, gợi nhớ mùi của thức quà thanh nhã. Đó cũng là mùi hương ấp ủ những cánh bướm xanh thơm nức. Từ đó, Thạch Lam đã miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý trong sạch của trời, nguyên liệu để làm ra “côm”. Có cảm giác như tác giả như đang say sưa ngắm nhìn và thưởng thức mùi thơm ngọt ngào từ hương sen trên hồ, từ bông lúa non. Câu hỏi của Thạch Lam: “Các bạn có… mùi thơm mát của bông lúa non không?” như giới thiệu, như gọi mời. Nguyên liệu làm ra “cốm” kết tinh từ những thứ cao quý của tròi đất, của hoa cỏ tinh khiết. Thạch Lam đã có một cách quan sát tinh tế, một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm và đầy chất thơ. Có cảm giác như ông có thể nhìn thấy được những giọt sữa đang dần đọng lại trong vỏ xanh của bông lúa non và trái tim ông đang rung động trước màu xanh, hương thơm dịu ngọt tỏa ra từ cánh đồng làng quê.

Cảm giác về hương lá sen, về màu xanh của cánh đồng, và mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng trong hạt lúa phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn, ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của “cốm”.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 162

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ chỗ: “Cốm là thức quà… ” đến “… kín đáo và nhũn nhặn”. 0 đây, tác giả không chỉ miêu tả cốm mà còn nói đến sự quấn quyện đến một hương vị khác: hồng. Tại sao lại là “hồng” mà không phải là thứ khác? Nhà văn đã quan sát, miêu tả và giải thích như thế nào về hiện tượng đó.

b) Gợi ý trả lời

Đầu đoạn văn là một câu giới thiệu về “cốm” – một thức quà riêng biệt của đất nước, mộc mạc, giản dị mà thanh khiết. Hương vị của “cốm” được Thạch Lam thụ cảm với tất cả sự trân trọng và tự hào. Nhứng thú vị hơn, cốm còn như một chứng nhận, một sứ giả của tình yêu. Cốm là thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa càng thêm bền đẹp, “vương vít của tơ hồng”. Đó là một tục lệ hết sức đẹp đẽ của dân tộc ta. Cốm là “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”, đã trở thành lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục.

Nếu em lòng dạ đổi thay

Cốm này bị mốc, hồng này long tai.

(Ca dao)

Tình duyên bền đẹp của lứa đôi cũng như “hồng cốm tốt đôi” vậy. Sự kết hợp, quấn quyện với nhau như “duyên trời” đã định. Sự hòa hợp tuyệt vời ấy ở cả sắc màu và hương vị: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọn lửa già… một thứ thì thanh đạm, một thứ lại ngọt sắc”. Cách so sánh của Thạch Lam không chỉ sắc sảo, tài hoa mà còn thể hiện một phong cách ẩm thực rất tinh tế. Cũng viết về cốm nhưng trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng lại nói thích ăn cốm với chuối tiêụ trứng cuốc ngọt lừ.

Ở đây, Thạch Lam chọn sự kết hợp giữa cốm và hồng tình tứ, thi vị và rất độc đáo.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 162

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lướt lại tác phẩm để thấy vị trí của câu nhận xét đó nằm ở phần nào? Tại sao nhà văn lại nhận xét như vậy? Nhận xét đó đã khái quát được điều gì về cốm?

b) Gợi ý trả lời

Nhận xét này được Thạch Lam đưa ra sau khi đã cho chúng ta biết về nguyên liệu và cách thức làm ra cốm như thế nào. Chính vì thế, nó không phải là lời nhận xét xuất phát từ cảm xúc mà từ sự quan sát tinh tế và nhạy bén. Chỉ bằng một câu văn, Thạch Lam khái quát cả nguyên liệu, hương vị và ý nghĩa của món ăn này. Nó được làm từ sản phẩm mộc mạc, giản dị, gần gũi vối người dân quê. Chính vì thế, hương vị của cốm là hương vị của lúa, của đồng quê tích tụ lại. Nhưng được làm từ nguyên liệu giản dị và “quê mùa” ấy, cốm không phải là một món ăn thông thường. Nó trở thành món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo và ý nghĩa hơn khi nó là “thức quà riêng biệt của đất nước”. Hơn thế nữa, nó còn gắn với phong tục, văn hóa của dân tộc ta. Nếu bánh chưng, bánh dày gắn với sự thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết thì cốm lại gắn với phong tục sêu Tết trong hôn nhân, như sợi dây tơ hồng gắn kết lứa đôi. Bao nhiêu tinh tế, nhạy cảm, sự trân trọng, yêu mến, đề cao Thạch Lam dành cho thức quà giản dị mà thanh khiết thể hiện trong nhận xét này.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 163

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn văn cuối của bài. Việc thưởng thức món cốm được tác giả miêu tả như thê nào? Chú ý đến giọng văn và các ngôn từ được sử dụng để thấy thái độ, tình cảm của người viết.

b) Gợi ý trả lời

Ở đoạn cuối này, Thạch Lam càng thể hiện rõ sự am tường, rất sành trong việc thưởng thức các món ăn dân tộc. Ăn cốm ở đây thực sự đã trở thành một nghệ thuật. Bởi ta không thể “ăn vội” mà phải ăn từng ”chút ít thong thả và ngẫm nghĩ”. Khi đó, ta mới tận hưởng được hương vị của cốm chắt lọc từ những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên. Từ “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ” đến “cái tươi mát của lá non và cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Tác giả đã viết gợi cảm, khi dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về môi quan hệ tự nhiên, gắn quyện giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”. Vì thế trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.

Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải ”nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”. Ngoài cử chỉ thanh nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa”. Hơn ai hết Thạch Lam hiểu rằng, để có được “món quà” thanh đạm ấy phải chắt chiu công sức của cả Trời Đất, thiên nhiên và con người. Chúng ta ăn cốm là phải biết ăn vối tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn.

Ăn cốm, thưởng thức côm bằng cử chỉ ấy, tình cảm ấy, tấm lòng ấy, thì phong cách ẩm thực mới được “trang nhã và đẹp đẽ hơn”. Phong cách thưởng thức ấy chính là một nét đẹp văn hóa của con người kinh kì xưa nay.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An.

(Ca dao)

Cả đoạn văn tràn đầy hạnh phúc của tác giả. Có cảm giác như Thạch Lam đang mở rộng tất cả các giác quan, mở rộng cả tấm lòng mình ra để đón nhận, thưởng thức hết hương sắc tuyệt vời của món ăn giản dị ấy – Cốm. Cái cảm xúc của Thạch Lam như lan truyền sang ngươi đọc khiến chúng ta có cảm giác như chính mình đang được thưởng thức từng cánh cốm xanh bọc trong lá sen thơm dịu ngọt.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 163

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là một yêu cầu khó. Cần phải đọc lại cả bài và lựa chọn một đoạn nào đó mà mình thấy hay, thấy thích để đi sâu tìm hiểu phân tích ngôn từ đến giọng điệu, hình ảnh mà tác giả thể hiện.

b) Gợi ý trả lời

Ngòi bút Thạch Lam luôn thiên về miêu tả cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đó là phong cách và là cái hay, cái đẹp của văn Thạch Lam.

Sự tinh tế trong ngòi bút của Thạch Lam thể hiện ngay ở đoạn đầu tiên. Chỉ đơn giản là miêu tả về nguyên liệu làm nên món quà ấy, bằng ngòi bút “điêu luyện” của mình, nhà văn đã tạo nên một đoạn văn đầy dư vị. Giọng văn nhẹ nhàng, có lúc như tâm sự, lúc lại gọi mời ân tình và thân mật: “Các bạn có ngửi thấy…”. Cách miêu tả của ông làm cho ta có cảm giác như ông đang nhìn thấy “trong vỏ xanh kia” những giọt sữa đang “dần dần đông lại” và “ngửi thấy cả mùi thơm của bông lúa non” rất nhẹ nhàng. Ngòi bút nghệ thuật của tác giả tài hoa, điêu luyện trong việc lựa chọn chi tiết, ngôn từ, nhất là các tính từ để chỉ hương sắc.

Trong câu văn của Thạch Lam, có cả sắc xanh của đồng lúa, trắng của giọt sữa thơm, hương vị ngọt ngào thơm mát của bông lúa kết tinh của hương của ngàn hoa cỏ và cái chất quý trong sạch của Trời. Sự cầu kì và cách diễn đạt, biểu cảm của Thạch Lam đã tô đậm chất thơ, nâng việc thụ cảm cốm lên một tầm nhân văn mối.

Tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm là một tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn chương. Nó đã đem đến cho chúng ta bao dư vị và nhã thú, để ta thêm yêu mến tự hào về hương vị của quê hương, xứ sở. Cảm ơn Thạch Lam đã cho ta biết mà thêm phần trân trọng một đặc sản của Hà Nội, cho ta hiểu phong cách ẩm thực nhẹ nhàng, thanh lịch của người Tràng An xưa nay. Trang văn của Thạch Lam làm cho tâm hồn ta thêm giàu có.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận