Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Đang tải...

Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) (nổi tiếng với những bài thơ năm chữ như: “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Tiếng gà trưa”… biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm, dào dạt thương yêu. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 151

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc tiêu đề và nội dung của bài thơ để thấy bài thơ viết về điều gì. Đó là nội dung cũng chính là hình tượng chủ đạo gợi những cảm hứng sáng tác cho tác giả. Chú ý các dấu hiệu ngữ pháp để chia đoạn bài thơ. Nội dung và cảm xúc của từng đoạn có sự thay đổi không?

b) Gợi ý trả lời

Mỗi tác phẩm là tiếng lòng thổn thức của thi nhân trước tiếng đồng vọng của cuộc sống. Tiếng gà trưa nhảy ổ từ một xóm nhỏ đã khơi gợi cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Xuân Quỳnh đã sáng tạo hình tượng người chiến sĩ trên đường hành quân nghỉ trưa bên xóm nhỏ và nghe thấy tiếng gà nhảy ổ.

Tiếng gà bình dị ấy đã gợi cho người chiến sĩ nhớ đến những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ, thân thuộc, ấm áp nơi quê nhà. Nỗi nhớ mỗi lúc một thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm, chăm chút cho cháu từng li từng tí. Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành một động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường. Đó chính là mạch cảm xúc diễn biến tuần tự trong bài thơ.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 151

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn thơ từ: “Tiếng gà trưa… Đi qua nghe sột soạt” và ghi lại các hình ảnh được nhà thơ miêu tả trong đoạn thơ. Tại sao tác giả lựa chọn những hình ảnh ấy?

b) Gợi ý trả lời

Rất ngẫu nhiên mà thú vị trên đường hành quân, người chiến sĩ nghỉ chân bên một xóm nhỏ bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà là một âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay, nhưng đối với người lính trẻ xa nhà lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa ấy đã làm xao động cả nắng trưa và cả hồn người, như dẫn dắt người lính trẻ trở về với tuổi thơ của mình. Chữ “nghe” được điệp lại ba lần đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi. Ở khổ thơ thứ hai có 26 câu, câu ”Tiếng gà trưa” được lấy đi lấy lại ba lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc của thời thơ ấu. Hình ảnh và kỉ niệm thơ ấu của tuổi thơ cứ thế hiện lên mồn một. Đó là: Hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ với những ổ rơm đầy trứng hồng: “Tiếng gà trưa… Lông óng như màu nắng”. Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thân tình với gam màu tươi sáng, mát dịu. Có màu hồng của trứng, có sắc đốm trắng của gà hoa mơ, có màu vàng óng của những chú gà con. Cấu trúc song hành, đối xứng, chữ này điệp lại hai lần: “Này con gà mái mơ… Này con gà mái vàng” có cảm giác người cháu còn nhớ mồn một hình ảnh hai bà cháu đang chỉ tay đếm những con gà mái tìm trong sân, những con gà con đang tung tăng chạy trong vườn nhà…

Nghe tiếng gà trưa, người lính bồi hồi nhớ lại kỉ niệm về một lần bị bà mắng vì tội cháu nhìn gà đẻ. Một kỉ niệm rất trẻ thơ, bình dị mà thân thương, có sức động. Bởi đó chính là những lời “mắng yêu” thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà.

Người cháu còn nhớ mãi hình ảnh của bà khum tay soi trứng. Nổi bật lên trong đó là hình ảnh của người bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu quả trứng với niềm mong ước nhỏ nhoi là cuối năm bán đi để mua cho cháu bộ quần áo mới. Món quà tuy nhỏ nhưng ấm áp tình cảm ấy còn in sâu trong tâm trí người xa quê.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 151

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn thơ: “Tiếng gà trưa… ổ trứng hồng tuổi thơ”.

Trong khổ thơ có nhắc đến hình ảnh của những ai hay chỉ nhắc đến kí ức của người cháu và kỉ niệm về bà được miêu tả ở những chi tiết nào? Người cháu muốn thể hiện tình cảm gì qua những chi tiết đó?

Kỉ niệm về tuổi thơ của người cháu gắn với hình ảnh về người bà thân yêu. Nhớ về bà không phải là nhớ về gương mặt hay hình dáng, mà là tiếng mắng yêu và bàn tay bà khum soi trứng. Bà tần tảo, chắt chiu từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp, và qua đó ngươi cháu thấy được cả nỗi lo, niềm mong ước giản dị của bà:

 

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Thì ra bà lo lắng, chắt chiu, dành dụm từ cái nhỏ nhất là để cho cháu có niềm vui, có bộ quần áo mới. Câu thơ thấm đẫm tình thương của bà dành cho đứa cháu thân yêu. Cái hay của Xuân Quỳnh ở đây chính là những chi tiết nghệ thuật bình dị mà sống động, nên thơ và ấm áp tình người. Đó là cái “Ổ rơm hồng những trứng”, là bàn tay bà khum soi trứng. Đó còn là tiếng ”sột soạt” của bộ quần áo mới. Tục ngữ có câu: “Già được bát canh, trẻ con được manh áo mới” để nói niềm vui giản dị, đạm bạc của con người. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo trúc bâu ngày xưa bà mua cho cháu sau mỗi lần bán gà. Tình thương, sự chăm sóc của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ.

Trong lời kể của người cháu về kỉ niệm tuổi thơ, người ta cảm nhận hết sự yêu thương kính trọng và biết ơn sự chăm sóc của bà. Hơn ai hết, cháu hiểu thấu những công lao, sự tần tảo sớm khuya, sự lo âu, mong ngóng của bà. Bà dành dụm tất cả không phải để cho mình mà cho hạnh phúc của trẻ thơ. Trong khổ cuối bài thơ anh chiến sĩ đã tâm sự một cách hết sức chân thành, cảm động:

 

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà…

Cả bài thơ chan chứa tình cảm của cháu thắm thiết, sâu nặng và thiêng liêng. Hình ảnh của bà, sự chăm sóc, yêu thương của bà là hành trang ngươi chiến sĩ luôn mang bên mình, luôn thường trực trong trái tim; nên chỉ cần nghe lại một tiếng gà trưa ở nơi xóm lạ cũng đủ làm anh bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Bài thơ giản dị ở câu từ, hình ảnh song lại làm ngươi đọc xúc động vì tình cảm bà cháu thắm thiết.

c) Mở rộng kiến thức

Chính tiếng gà trưa cũng là cảm hứng cho nhiều sáng tác thi ca. Hơn sáu mươi năm về trước, trong làn nắng mới và âm thanh của đồng quê “Xao xác gà trưa gáy não lòng”, thi sĩ Lưu Trọng Lư cũng “rượi buồn” nhố về tuổi thơ, nhố “Nét cười đen nhánh sau tay áo”, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, về tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa “ấp iu nồng đượm” do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ nhớ về bà, nhố ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hoà trong tình yêu quê hương, đất nước.

4. Câu hỏi 4 SGK,trang 151

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại bài thơ và ghi lại những khổ thơ có số chữ trong một dòng nhiều hơn năm. Chú ý các từ cuối của các dòng thơ để tìm ra cách gieo vần của mỗi bài thơ có gì đặc biệt?

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ được sáng tác theo thể loại thơ năm chữ nhưng rất sáng tạo và linh hoạt. Mỗi khổ trong một bài thơ ngụ ngôn thường có bốn câu nhưng trong bài này chỉ có ba khổ bôn câu, các khố khác đều từ năm đến sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến bảy câu thơ.

Số chữ các dòng cũng có sự linh hoạt. Hầu hết các câu đều năm tiếng nhưng có bốn câu thơ đứng đầu khố 2, khổ 3, khố 4 và khổ 7 chỉ có ba tiếng: “Tiếng gà trưa”,

Do số câu trong khổ không đều nhau nên cách gieo vần cũng không theo cách thức thông thường. Phần lớn là vần cách, nhiều khi không nhất thiết đúng vần mà chỉ cần giữ được âm điệu. Câu cuối của khổ trước cũng không vần với câu đầu của khổ sau. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vẫn rất hài hoà trong mạch cảm xúc dào dạt của tác giả.

Câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” đã lặp lại bốn lần đứng đầu bốn khổ thơ. Việc bắt đầu các khổ thơ năm tiếng bằng một câu thơ ba tiếng như vậy đã tạo nên một điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu “Tiếng gà trưa” tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm thân thuộc. Câu thơ đã khiến cho mạch cảm xúc trong bài thơ được liền mạch, đã nối kết các khổ thơ với nhau, hoà trộn trong những hình ảnh và kỉ niệm trong mạch xúc cảm da diết, nồng nàn: “Tiếng gà trưa” cứ thế đã trở lại trong bài thơ như đã in đậm, khắc ghi trong lòng người chiến sĩ trẻ. Đó là âm thanh, tiếng đồng vọng của quê hương thân yêu nơi đó có gia đình, có bà ngày ngày vẫn tần tảo, chắt chiu hạnh phúc cho cháu. Đó chính là hành trang, nguồn sức mạnh tinh thần thôi thúc anh chiến đấu và chiến thắng.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận