Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Cảnh khuya – Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

Đang tải...

Cảnh khuya – Rằm tháng giêng – Văn 7

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên gọi thời thiếu niên là Nguyễn Sinh Cung; thời kì đầu hoạt động cách mạng Người mang tên Nguyễn Ai Quốc.

Hồ Chí Minh là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đê lại cho nhản dân ta một sự nghiệp văn chương lớn, phong phú uề thể loại và một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Sự nghiệp văn chương của Người nôi bật ở ba lĩnh vực chính: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. ơ mỗi lĩnh vực Người đều có những đóng góp lớn, song riêng ở lĩnh vực thơ ca chiếm một khối lượng lớn và mang giá trị văn chương nổi bật.

Thơ ca của Hồ Chí Minh tuyển tập thành ba tập: “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài thơ. “Thơ Hồ Chí Minh” (1967) gồm 86 bài thơ và “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” (1990) gồm 36 bài.

“Nhật kí trong tù” là tập thơ phản ánh tăm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ. Tập thơ vừa mang giá trị nghệ thuật cao, vừa chan chứa giá trị nhân đạo.

Những bài thơ Bác sáng tác trong thời ki kháng chiến chống Pháp (“Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”, “Đi thuyền trên sông Đáy”…) vừa chan chứa tình yêu nước, vừa thể hiện tâm hồn cao đẹp, yêu mến thiên nhiên và một phong thái ung dung, lạc quan yêu đời.

Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa vốn văn hoá phương Đông và phương Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Nhiều bài thơ của người hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Chiều tối,…), “Cảnh chiều hôm”, “Lên núi”… “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng không phô diễn mà như cô’khép lại đường nét mà để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời” (Rôgiê Đơnuy – Pháp).

Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản văn hoá quý giá của dân tộc ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ (ở bài Nguyên tiêu cần chú ý đến phần phiên âm chữ Hán). Hai bài thơ có đặc điểm gì chung về hình thức: số câu trong bài, số chữ trong câu, cách gieo vần… Căn cứ vào những dấu hiệu đó để nhận diện thể thơ.

b) Gợi ý trả lời

Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng của Hồ Chí Minh được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Số câu số chữ: mỗi bài gồm bốn câu thơ: (theo kết cấu: đề, thực, luận, kết); mỗi câu có bảy chữ.

Gieo vần: cả hai bài thớ đều gieo vần chân ở chữ cuốỉ các câu 1, 2, 4.

Bài Cảnh khuya gieo vần a… oa: “xa, hoa, nhà”.

Bài Rằm tháng giêng gieo vần iên: “viên, thiên, thuyền”.

Cách ngắt nhịp:

Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 3/4, 4/3 xen kẽ nhau tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng.

– Tiếng suối trong / như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa…

– Kim dạ nguyên tiêu / nguyệt chính viên,

Xuân giang / xuân thuỷ / tiếp xuân thiên.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu đầu bài thơ. Hai câu thơ viết về hình ảnh gì? Chú ý những từ chỉ âm thanh, hình ảnh và biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ. Để hiểu thêm vị trí của hai câu thơ này, có thể tham khảo lí thuyết về thơ Đưòng trong cuốn sách này.

b) Gợi ý trả lời

Ngay từ hai câu thơ đầu đã mở ra khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya vối bốn nét vẽ: suối, trăng, hoa, cổ, thụ.

                                                  Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

                                                 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Không gian của núi rừng được đặc tả qua âm thanh của tiếng suối, chảy êm đềm, nghe tiếng rất “trong”, rì rầm từ xa vọng đến “như tiếng hát xa”. Tác giả không tả cảnh nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái tĩnh lặng của đêm trăng. Bởi đêm khuya thanh vắng đến nhường nào thi nhân mới có thể nghe thấy tiếng suối rõ ràng đến vậy. Đó là nghệ thuật lấy động để tả tĩnh quen thuộc của Đường thi, lấy tiếng suối để nói đến cái thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu Việt Bắc. Ở đây, ta bắt gặp sự đồng điệu của hồn thơ Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi khi ông viết:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

(Bài ca Côn Sơn)

Nhà thơ nghe tiếng suối ngỡ tưởng tiếng hát xa, liên tưởng ấy làm cho câu thơ trở nên thi vị, như có sức sống và hơi ấm của con người.

Trong bức tranh của Bác không chỉ có âm thanh trong trẻo mà còn tràn ngập ánh sáng vầng trăng khuya. Ánh trăng chiếu vào cảnh vặt, làm cảnh vật bừng sáng, lung linh. Câu thơ có ba nét vẽ rất tinh tế: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa như đan cài vào nhau, chan hoà và ấm áp. Chữ “lồng” điệp lại hai lần vừa nhân hoá làm cho trăng, hoa, cổ thụ có hồn hơn, gần gũi hơn, vừa nói lên tư tình, thi vị của cảnh vật. Hai vế tiểu đối “Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh phong cảnh cân xứng, hài hoà, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện.

Có thể nói, chỉ vói hai câu thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đẹp, vừa có nhạc vừa có hoạ rất trữ tình, huyền ảo, lung linh.

Nhà thơ đang thả hồn mình, sống với những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya hữu tình, thi vị nơi chiến khu Việt Bắc. Câu thơ đẹp vì có nhạc, có hoạ, nhưng trên hết vẫn là cái tình của thi nhân, của một tâm hồn trong trẻo, yêu thiên nhiên đằm thắm.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểụ

Đọc kĩ hai câu thơ cuối của bài. Chú ý đến nhịp điệu thơ, cách phối trong một dòng thơ và điệp từ được lặp đi lặp lại trong hai câu thơ. Cố gắng đọc kĩ và cảm nhận xúc cảm cũng như tâm trạng của tác giả.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu thơ cuối diễn tả tâm sự của tác giả. Câu thơ thứ ba giữ vị trí chuyển ý của bài thơ:

                                                        Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

                                                         Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ mở đầu là một bức hoạ về không gian núi rừng Việt Bắc thơ mộng tuyệt đẹp. cảnh đẹp thiên nhiên “như vẽ” như được in đậm trong ánh trăng khuya nơi chiến khu. Đằng sau bức vẽ ấy là tâm trạng của tác giả “chưa ngủ”. Chưa ngủ không chỉ vì xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà vì “lo nỗi nước nhà”.

Hai chữ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 điệp lại ở đầu câu 4 đã diễn tả ”nỗi nước nhà” thể hiện một tình yêu thương thiết tha của Bác.

Mùa thu năm 1947, chiến sự diễn ra ác liệt ở núi rừng Việt Bắc. Bác là lãnh tụ của dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến của toàn dân tộc đánh đuổi quân Pháp xâm lược. Chính vì vậy, nỗi lo cho dân, cho nưốc luôn canh cánh trong lòng Bác.

Nỗi niềm tâm sự vì nước, vì dân trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của Bác cùng viết vào năm 1947.

Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy cũng nói lên tâm trạng lo nỗi nước nhà ấy:

                                   Lòng riêng riêng những bàn hoàn

                                   Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

“Lòng riêng” và nỗi thao thức vì “lo nỗi nước nhà” vì vận mệnh dân tộc thể hiện một tình cảm cao đẹp của vị lãnh tụ trong cuộc kháng chiến chông Pháp.

Bài thơ Cảnh khuya biểu hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nưốc của Bác. Ớ đây, ta gặp tâm hồn thi nhân mang cốt cách của người chiến sĩ, màu sắc cổ điển hoà hợp với màu sắc hiện đại của thời chiến. Bác vừa là thi nhân mở rộng tâm hồn đón nhận ánh trăng tiếng suối, vừa là chiến sĩ luôn đau đáu một nỗi niềm vì nước, vì dân “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

c) Mở rộng kiến thức

Trong nhiều bài thơ khác của Bác Hồ, ta đều bắt gặp tâm sự lo nỗi nước nhà và chưa ngủ của Người.

 

Một canh… hai canh… lại ba canh

Trằn trọc bần khoăn, giấc chẳng thành,

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được)

Thiên nhiên trong thơ Bác bao giò cũng đẹp, cũng giàu sức sống khác với thiên nhiên tĩnh tại trong thơ cổ. Đằng sau bức tranh thiên nhiên ấy là tình yêu quê hương, đất nước của Người.

 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

(Tin thắng trận)

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ, chú ý đọc kĩ phần chữ Hán (nguyên bản); những từ láy điệp từ trong mỗi câu thơ. Đốì vói câu 2 khi phân tích cần đôi chiếu phần dịch thơ với nguyên tác để có nhận xét xác đáng.

b) Gợi ý trả lời

Nguyên tiêu nằm trong chùm thơ chữ Hán của Bác viết trong chín năm kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng thơ lục bát dân tộc khá hay và sát với nguyên tác.

 

Bài Nguyên tiêu tả cảnh đẹp trăng sáng trên một không gian bao la của chiến khu Việt Bắc.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Không gian bao la, mênh mông tràn ngập ánh trăng rằm. Trăng ngày rằm mang một vẻ đẹp thơ mộng, hiền hoà. Mùa xuân làm cho ánh trăng đẹp tròn đầy (nguyệt chính viên). Trăng cũng làm cho vật mang vẻ đẹp hữu tình. Ánh trăng sáng soi rõ vào cảnh vật: sông xuân, nước xuân, tiếp trời xuân. Không gian được mở ra vô tận. Bầu tròi, mặt nước, dòng sông nối liền, được trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Không gian được miêu tả từ xa tới gần, từ thấp đến cao, từ dòng sông của mặt đất lên đến bầu trời cao xanh. Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Từ xuân được điệp lại ba lần trong câu 2 là một nghệ thuật độc đáo, làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước, bầu tròi. Có ‘thể nói chữ xuân trong câu 2 là “nhãn tự” của bài thơ.

Mùa xuân bao giờ cũng gắn với tuổi trẻ, với sức sống, với những điều mới mẻ, với niềm lạc quan. “Xuân” trong bài Nguyên tiêu cũng mang một vẻ đẹp riêng, một sức sông mãnh liệt. Đất nước Việt Nam trong đạn lửa chiến tranh vẫn dào dạt sức sông. Đằng sau cảnh đẹp của thiên nhiên đêm trăng rằm là tâm hồn thi nhân nhạy cảm, luôn mở rộng đón nhận ánh trăng, dòng sông, bầu trời… của đất nước.

Thiên nhiên trong thơ Bác là yếu tố tạo nên chất trữ tình mang một màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng, con thuyền, trong một không gian cụ thể hơn:

                                         Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                                         Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

Đây là trường hợp thưởng trăng đặc biệt, không phải diễn ra ở không gian làng quê yên tĩnh hay “đăng lâu vọng nguyệt” (lên lầu ngắm trăng) mà là thưởng tráng trên khói sóng “yên ba thâm xứ” – nơi sâu kín bí mật giữa núi rừng chiến khu kháng chiến.

Người thưởng trăng không như là các tao nhân mặc khách ngày xưa mà là một lãnh tụ của dân tộc đang làm nhiệm vụ “bàn bạc việc quân”, đang lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân. Là một lãnh tụ, dù bận trăm công nghìn việc cho cùộc kháng chiến, Người vẫn dành thòi gian cho thiên nhiên, hoa lá. Nhưng Người không được thư thái ngắm trăng mà trong một không khí khẩn trương của cuộc kháng chiến. Nên có lần, Người đã phải khất với ánh trăng:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

Và:                   ‘

                                        Chẳng được tự do mà thưởng nguỵệt

                                        Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

Nguyên tiêu có vẻ đẹp cổ điển với các thi liệu: ánh trăng, con thuyền, khói sóng mang phong vị Đường thi. Ba chữ “đàm quân sự’ đã làm cho vần thơ mang tính hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Câu thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền là một hình tượng đẹp và lãng mạn. Sau những canh dài bàn việc quân, trời đã về khuya. Nửa đêm (Dạ bán) từ nơi khói sương, con thuyền của Bác trở về đầy ánh trăng (nguyệt mãn thuyền). Con thuyền của vị lãnh tụ trên sông nước mênh mang trở đầy ánh trăng: Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Hình ảnh con thuyền mang vẻ đẹp hữu tình cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu lắng của Bác và một phong thái ung dung, tự tại, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời tha thiết.

Bài thơ cho thấy tâm hồn thanh tao của vị lãnh tụ vừa mang cốt cách của người nghệ sĩ, vừa mang phong thái của người chiến sĩ.

c) Mở rộng kiến thức

Bài thơ Nguyên tiêu viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt mang phong vị Đường thi. Bài thơ có các thể liệu cổ điển: một con thuyền, một vầng trăng, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng. Bài thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ của Bạch Cư Dị, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi…

                                                  Yên ba sầu sát nhân.

                                                   (Khói sóng buồn chết người.)

(Bạch Cư Dị)

                                                  Yên ba thâm xứ nước hư châu.

                                                  (Giữa khói sóng mịt mùng đỗ con thuyền không.)

(Cao Bá Quát)

                                                   Nước non xanh biếc thuyền gối bãi

                                                 Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…

(Nguyễn Trãi)

5. Câu hỏi SGK, trang 42

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại phần Gợi ý trả lời trong câu 3. Chú ý đến phần nói về thi liệu – các hình ảnh được sử dụng trong các câu thơ gợi sự liên hệ tối thơ Đường. Từ đó đối chiếu với các tìấi thơ Đường Trung Quốc đã học để nhận diện tứ thơ.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Rằm tháng giêng với hình ảnh con thuyền gợi ta nhớ đến câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Trương Kể). Câu thơ nói về hình ảnh con thuyền trong bài thơ: Dạ bán quy lai nguyệt mẫn thuyền gợi ta nhớ đến câu thơ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (Nửa đêm nghe tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách) của Trương Kế.

Hai câu thơ đều nói về thời gian đêm khuya (dạ bán), đều nói đến con thuyền trên sông nưốc. Nhưng trong thơ Bác, ánh trăng tràn ngập con thuyền lúc trở về. Câu thơ “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”… là một hình ảnh đẹp và thi vị mang niềm vui, niềm lạc quan của thi nhân. Ánh trăng đã làm con thuyền kháng chiến thành con thuyền thơ. Trong thơ Trương Kế, tiếng chuông từ chùa Hàn Sơn vọng đến con thuyền khách lại làm tăng thêm nỗi buồn, nỗi cô đơn của ngươi khách trên thuyền.

Thơ Bác luôn có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, phảng phất không khí thơ cổ của người xưa nhưng lại mang không khí của thời đại, mang âm hưởng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính vì thế, thơ Bác mang nét khu biệt với thơ cổ.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tổng hợp lại kiến thức ba câu hỏi đã được trả lời trong bài để hiểu sau mỗi câu thơ tả cảnh là vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Đồng thời chú ý đến thời điểm Bác viết hai bài thơ để có một nhận xét xác đáng về phong thái của Người.

b) Gợi ý trả lời

Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng được Bác viết tại chiến khu Việt Bắc trong chín năm kháng chiến chông Pháp. Thời gian đầu, cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn, song Bác vẫn dành thòi gian cho thiên nhiên, yêu mến từ ánh trăng, cây cổ thụ, tiếng suối, dòng sông, bông hoa… yêu mến không gian núi rừng Việt Bắc. Sau những vần thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hữu tình là tâm sự lo nước, không ngủ của Người.

Cảnh khuyaRằm tháng giêng cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha của Bác. Đọc thơ Bác ta còn thấy phong thái ung dung, lạc quan yêu đời của Người.

7. Câu hỏi 7 SGK, trang 142

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại hai bài thơ, chú ý đến không gian, hình ảnh được miêu tả trong hai bài. Từ đó nhận ra cái riêng và vẻ đẹp riêng của từng bài.

b) Gợi ý trả lời

Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng đều miêu tả thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng sáng. Tuy vậy, mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp riêng, cảnh khuya có ánh trăng chan hoà, trùm lên cảnh vật “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng, hoa, cô thụ lồng ghép vào nhau mang một vẻ đẹp huyền ảo. Cảnh vật ấy được cộng hưởng với tiếng suối trong trẻo như tiếng hát tạo thành một bức tranh có hoa, có ánh trăng, có dòng suối.

Rằm tháng giêng lại mang một vẻ đẹp của sắc xuân tươi trẻ. Ánh trăng trải rộng trên không gian bao la vô tận: sông xuân, nước xuân, trời xuân. Con thuyền về giữa đêm khuya tràn đầy ánh trăng đêm rằm. Bài thơ là một bức hoạ về dòng sông, con thuyền, ánh trăng, bầu trời… tất cả đều mang một sức xuân.

Tư liệu tham khảo

Dưới đây là một số trích dẫn những bài phân tích, bình luận của các học giả về những bài thơ mang phong vị Đường thi của Bác:

1. Ai đã từng gần suối (suối chứ không phải là thác) đều nghiệm thấy ban ngày, vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe thấy tiếng suối chảy. Chỉ ban đêm, nhất là về khuya (như ta chợt tỉnh giấc chẳng hạn) tiếng suôi mới hiện rõ, rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Câu đầu bài thơ đã đi sát vào đề. Tiếng suối cũng mới mẻ, thân thiết. Người xưa hay ví tiếng suối như tiếng đàn:

Côn Sơn có suối nước trong

Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.

(Nguyễn Trãi – Côn Sơn ca)

Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Nếu thiên nhiên có khi gào lên trong tiếng gió (gió gào), thét lên trong tiếng mưa (mưa thét), thì giữa đêm khuya thanh vắng tiếng suối đúng là tiếng hát trong trẻo của thiên nhiên. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm hiền hoà, thân thiết: con ngưòi xem thiên nhiên như một người bạn. Bài Cảnh khuya được một nhạc sĩ Liên Xô (trước đây) phổ nhạc, được nhiều nhà thơ Việt Nam nhắc đến, một phần do câu mở đầu hấp dẫn này.

Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa, trong trẻo, hiện lên một bức tranh với những mảng đen trắng rất rõ:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

“Trăng lồng cổ thụ…” cảnh lớn, nét bút đậm, trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ cao vút giữa rừng. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà thanh cao, cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững, từng trải. Một cái đẹp kì vĩ trong hội hoạ cổ điển phương Đông.

Bên cạnh cảnh lớn, kì vĩ ấy, là một cảnh nhỏ, ở từng thấp, có lẽ được vẽ bằng nét bút mảnh mai, tỉ mỉ hơn: ánh trăng chiếu vào hoa, hoà lẫn vào hoa làm cho hoa sáng hơn, lấp lánh. Bóng lồng hoa, chỉ ba chữ nhưng gợi cả bức tranh.

Hai câu mở đầu bài Cảnh khuya đã có đủ cái đẹp kì vĩ, lẫn tinh tế, từ xa đến gần: nào rừng, nào suối, nào cô thụ, nào hoa. Và trên hêt, giữa từng không, là một mảnh trăng rất sáng (Có sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng). Trăng về khuya mà!

Ta nhớ Bác đã từng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, từng vẽ những bức phỏng tranh cổ Trung Quốc hồi ở Pháp, trong những câu thơ tiếng Việt này, cái cốt cách phương Đông hiện ra rất rõ. Và nếu nhớ rằng Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi, ta mới thấy hết được sự trẻ trung, tươi mát của tâm hồn Bác. Tiếp đến câu thứ ba như tổng kết hai câu trên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

Vế trước đã rõ, vế sau cần giải thích. Có thể ngưòi chưa ngủ, vì ai nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp, cảnh mà Đào Tiềm, Vương Duy sống lại chắc cũng vô cùng thích thú. Hoặc người chưa ngủ vì còn băn khoăn, day dứt về cái vô hạn của vũ trụ và cái hữu hạn của kiếp người? Trương Nhược Hư đã từng hỏi:

Ai người đầu đã soi trăng ấy

Trăng ấy người tự thuở nào?

Nhấn mạnh một lần nữa chữ chưa ngủ, Bác giải thích lí do gọn và rõ: Chưa ngủ vì lo, nỗi nước nhà.

Với câu kết này, tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới: nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện đại.

Tổng hợp bốn câu, ta thấy thể hiện phong thái ung dung tự chủ trong mọi hoàn cảnh, cái bản lĩnh tuyệt vời của người sáng lập ra Đảng và Nhà nước ta. Bác chỉ nói lo nỗi nước nhà, đơn sơ có thế. Nhưng ta biết bài thơ này làm từ năm 1947, năm thứ hai của cuộc toàn quốc kháng chiến, năm giặc Pháp mở chiến dịch nhảy dù tấn công Việt Bắc, những năm tháng không bao giò quên, như lòi kể của Đại tưống Võ Nguyên Giáp. Nhưng dù nỗi nước nhà có lớn thế nào, cũng không làm cho Bác bỏ qua một “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, và một ánh “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Thử nghĩ, còn gì khó chịu, mất tự do hơn khi đi thuyền mà chân phải treo lủng lẳng “tựa giảo hình”, nhưng trong chuyến đi về huyện Ung Ninh ấy, Bác vẫn tự do ngắm cảnh hai bờ sông. Đạt đến sự tự chủ, tự do nội tại, nên chính trong ngục tối của Tưởng Giối Thạch, Bác viêt những trang Nhật kí trong tù sáng mát đầy trăng…

Đúng, câu kết có chút bất ngò. Nhưng hoàn toàn không phải vấn đề thủ pháp kĩ thuật gì khác, mà gốc ở cốt cách kiên định của Bác.

Cảnh khuya là bài thơ ngắn, nhưng về nội dung thể hiện được tâm hồn và chí khí của Bác, về hình thức có sự tiếp thu truyền thống và đổi mối tài tình. Tôi đã đọc nhiều lần, nghiền ngẫm, nhưng khi viết những dòng này thấy mình không nói hết những cái hay, nhất là của câu đầu bài thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

(Nguyễn Xuân Nam – Văn nghệ Xuân 1976)

2. Trong thơ ta, ít có một thi nhân nào gắn bó với trăng như Bác. Trong suốt cuộc trường chinh phấn đấu vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của dân, trăng với Ngưòi là một thứ hành trang tinh thần thuỷ chung hiếm thấy, ớ góc độ miêu tả, tiếp cận nào, đường vào thơ Bác, cái ánh sáng huy hoàng ấy cũng hết sức đôn hậu, bình yên. Khi bè bạn (Tin thắng trận), lúc hữu tình (Đi thuyền trên sông Đáy), hoặc là biểu trưng tuyệt vời một cốt cách (cảnh rừng Việt Bắc) hoặc trong trạng thái của thiên nhiên. Rằm tháng giêng nằm trong khu vực thứ tư này của hệ thống tuần hoàn biến tấu ấy.

Hoàn cảnh sáng tác bài Rằm tháng riêng rất giống lúc Bác ở trong tù trong khía cạnh “không rượu cũng không hoa”. Thay hai chữ “trong tù” đi (bằng hai chữ: “trên thuyền” chẳng hạn) câu thơ đã sang trang cho một giai đoạn mối. Dù trong một hoàn cảnh không giống như xưa – nghĩa là không còn bị xiềng xích nữa, song tâm thế thi nhân cũng chỉ là một mà thôi. Câu dịch “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” chưa lột tả hết được cái ngỡ ngàng trong lần ngắm trăng này của Bác: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”… Câu thơ mang tính chất nhận diện và chính vì thế nó như một tiếng reo thầm. Cuộc gặp trăng bất ngà mà biệt bao thú vị. Thì ra trong chặng đường còn chồng chất khó khăn thiếu thôn này, Người vẫn còn một kho hạnh phúc thừa dư. Trong cảnh khẩn trương, tất bật của tình hình, thiên nhiên vẫn dành cho Người phút nghỉ ngơi, thư giãn. Trăng vốn đẹp, nay biết mà hưởng thụ cái đẹp ấy, hạnh phúc vô tình tự nó sẽ nhân đôi…

Ánh trăng đẹp cũng như một bản nhạc hay. Lên tới tuyệt vời cung bậc, chúng đều tạo nên một sự im lặng – cảm thông – chuyên hoá… Trăng và Người ở đây đã diễn ra cái sự “mặt mơ tưởng mặt” như ngày nào còn trong tù ngục: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Nay “cửa sổ” (thực chất là cửa sắt) đã không còn, chỉ còn lại một sự say mê – và điều này thì không khác trước. Bớt đi được cái cửa tù của sáu, bảy năm về trước, tròi đất bỗng mênh mông:

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Câu thơ giống như một sự bùng nổ dây chuyền, bởi vì mùa xuân vừa cựa mình thức giấc. Tất cả dòng sông, mặt đất, chân mây; tất cả nén lặng, nén lòng suốt ba mùa hanh hao, nắng lửa. Nó bền bỉ chờ đợi héo hết cả ruột gan. Để đến bây giờ. “Một phút – đời người” là thế! Hết một năm trồi đằng đẵng trông đợi kia mới đến được một đêm nguyên tiêu ngắn ngủi. Thế mà suýt nữa vô tình mà quên lãng, vô thức mà lỡ hẹn cùng trăng. Mà nhìn kìa, chỉ một phút hoá thân kì diệu, trăng sáng với mùa xuân đã không còn ranh giới nữa. Xuân sông gọi xuân nưốc. Xuân nước gọi xuân tròi. Tất cả tưng bừng, ríu rít, cuồn cuộn trào dâng như những bàn chân vô hình rủ nhau, theo nhau bước vào ngày hội. Đam mê như một giấc chiêm bao với bạt ngàn giàu có. Mỗi nhịp thơ là một cảnh sắc ngoạn mục tuyệt vời. cả câu thơ là một chuỗi ngọc dính kết vào nhau bằng màu sắc. Đúng là cả bầu tròi “bát ngát xa trông” nhưng không phải “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” (Truyện Kiều) mà chỉ là một sắc xuân trăng bàng bạc vô tận, vô cùng. Chính là mùa xuân đang xoè nở một bông hoa trắng, bằng cái mặt mênh mông, bằng sắc xuân gợi mềm của nó. Tiết tấu của câu thơ (ba nhịp và nhịp đôi) làm ta liên tưởng đến Xuân Diệu – ngưòi cũng diễn tả độ rộng không gian: “Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá”. Cũng là trăng, là xuân, cũng ba nhịp đổ dồn mà tác giả Thơ thơ cảm nhận một sự đơn côi, cá thể (dù có hai người “Hai người nhưng chẳng bốt bơ vơ”) giữa cái vô hạn uổng phí! Còn với Bác, câu thơ đã nâng đỡ tâm hồn. Hồn thi nhân như cánh diều lộng gió đang mải miết bay cùng cái bát ngát trăng trời, sông nước mênh mông.

Trong thơ Đường tứ tuyệt, câu ba là câu đệm. Nó chuẩn bị, nó nén dồn mọi mũi tên từ đó (câu ba) và cả từ trước đó (câu một và hai) như một bệ phóng để vọt ra. Bất ngờ đến mức nào, ấn tượng đến mức nào còn tuỳ thuộc vào hướng đi của tứ thơ đột ngột ấy. Đột ngột trong cảm nghĩ, trong ấn tượng nhưng lại lôgíc trong hình tượng toàn bài. Đây là một sự thách đô” mà ngưòi giải nó phải rất cao tay:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự.

Cái gạch nối “yên ba” này làm ta nhố đến bồn chồn: Thôi Hiệu “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn*lộng ai). Như thế là một phương hướng của thơ xưa là từ cái thực tại, cái trước mắt mà hướng rất sâu, rất xa vào quá khứ với bao u tịch, cảm hoài. Bởi điều này có hoàn cảnh rất khách quan của lịch sử. Và còn bởi “khói sóng” là một cái gì đó rất mò ảo, chập chờn. Đó là nơi thâm sơn cùng cốc, con đường “đào nguyên” khi mà thi nhân chỉ còn một khoảng không rất rộng, rất dài bầu bạn. Thế mà giữa một con đường quen thuộc đến nao lòng kia, Bác lại rẽ sang một hướng khác. Lẽ ra phải trở lại phía sau “Đường về thu trước xa lăm lắm”, Bác đi về phía trưốc. Người đi thẳng vào những vấn đề trung tâm của cuộc sống, nơi mà sự mất còn của dân tôc đang đặt ra từng phút từng giò: viêc quân cơ, cứu quốc. Và khi điểu kì diệu là dẫu đặt ra, câu kết thúc (thường có một dư vị bao trùm) vẫn rất là thi sĩ ”Khuya về bát ngát trăng ngăn đầy thuyền”.

Như thế là trăng xuân đã mặc áo mới cho nước cho trời (câu 1 và câu 2) giờ đây đến lượt con thuyền đã biến đổi hẳn đi chứ không còn là chính nộ, Chỉ có điều: nếu trời và nước cố độ rộng thì khoang thuyền lại có độ sâu, có sức chở. Thuyền nhẹ khi đi là thế, nhẹ như mấy năm về trưốc (“Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thềnh thênh”), lúc trở về đã ngập đầy, mép thuyền đã ngang bằng với mép nước vì trên con thuyền huyền thoại ấy nó đã nặng ánh trăng.

Điều quan trọng hơn là: như một phong cách vững bền chứ đâu phải ngẫu hứng, trong thực tế, Bác đã đem chất thép cho thơ. Để trống vắng ba câu hoặc thay nó bằng một cái tương tự, bài thơ vẫn dễ dàng tạo nên một bô” cục nhất quán, và có lẽ khó mà phân biệt với thơ Đường, Tống. Vấn đề là ở chỗ: từ một công việc dường như rất ít chất thơ – theo quan niệm cũ (đàm quân sự), Bác đã thổi vào một linh hồn. Thế là tất cả trở nên lung linh hương sắc. Mà có khiên cưỡng chút nào đâu? cảm xúc thực của Ngưòi cứ tự nó trào ra, .tự nó cất lên thành nhạc. Thì ra sự nghiệp kháng chiến là gốc rễ, cấy trồng để có một mùa vui lớn. Mùa vui lốn ấy là độc lập, tự do – điều quý nhất với mỗi dân tộc, với mỗi con người. Phấn đấu cho sự nghiệp ấy bản thân sự phấn đấu này là rất nên thơ. Đấy là chưa nói đến một ngoại cảnh hữu tình làm ngọn gió cho chiếc nôi đưa tâm hồn yên ả…

Thơ Bác là một tâm hồn riêng, một tiếng nói riêng. Nhưng sức vang động từ phía cuộc đời ở đây rất lớn.

(Lê Bảo – Những bài thơ hay với trường phổ thông)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận