Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Đang tải...

Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

2. Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

Ví dụ: – Để biểu cảm, trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ đã sử dụng rất thành công phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm (căn nhà tranh của mình bị gió thu phá nát) và gửi gắm cảm xúc (ước mơ cao cả của nhà thơ ở cuối bài). Cũng vậy, để nói lên sự thông cảm sâu sắc và tình thương đối với người cha, Duy Khán đã tập trung tả và kể ngón chân, bàn chân và cả cuộc đời của người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi chân ấy.

Cả nhà thơ, nhà văn đều dùng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không nhằm mục đích kể sự việc và tả phong cảnh (hoặc con người) mà chính là để khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối làm nên tính biểu cảm của văn bản.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh mà chủ yếu khêu gợi cảm xúc và chịu sự chi phối của cảm xúc.

Do vậy, khi muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, việc dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biếu cảm và gửi gắm cảm xúc sẽ tạo sức hấp dẫn cho văn bản biểu cảm.

1. Các yếụ tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ là một sự kết hợp khéo léo và nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự sự và miêu tả, đã gợi ra cảnh căn nhà tranh của nhà thơ bị gió thu phá nát.

– Đoạn 1: Gồm các yếu tố tự sự và miêu tả: 2 dòng đầu: tự sự; 3 dòng tiếp theo: miêu tả.

– Đoạn 2: Yếu tố tự sự xen lẫn với yếu tố biểu cảm, diễn tả cảm xúc vì già yếu, bất lực.

– Đoạn 3: Yếu tố tự sự, miêu tả và biểụ cảm xen lẫn nhau:

+ Tự sự: kể chuyện gió, mây, tròi, mền vải, con nằm, nhà dột, mưa rơi…

+ Miêu tả: mây tối mực, trời thu mù mịt, mền vải lạnh tựa sắt, mưa dày hạt…

Những yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ đã chi phối những yếu tố biểu cảm, cảm xúc. Qua đó nói lên nỗi khổ vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Nhưng vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ nỗi khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.

2. Đoạn trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố tự sự và miêu tả. Tác giả đã tập trung kể và đặc tả đôi chân của người cha: ngón chân, mu bàn chân, cùng những vất vả sớm hôm của người cha. Qua đó, tác giả bộc lộ tình cảm đối với người cha: Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

Có thể nhận thấy ỵếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khêu gợi cảm xúc mà không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả sự vật một cách đơn thuần.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Khi kể lại bài văn trên bằng bài văn xuôi biểu cảm, các em cần lưu ý thể hiện được đầy đủ các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

– Đoạn 1: Nêu nguyên cố.

– Đoạn 2: Thái độ của tác giả khi thấy trẻ con ăn cắp tranh. Tác giả không giận dữ, không đánh đuổi bọn trẻ mà chỉ kể lại sự việc với một nỗi buồn thấm thìa.

– Đoạn 3: Miêu tả khá cặn kẽ, chi tiết nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa: Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, cơn mưa kéo dài suốt đêm như không bao giờ dứt. Cơn mưa dai dẳng càng làm nỗi khổ thêm chồng chất.

– Đoạn kết: Bộc lộ tình cảm cao thượng, vị tha, quên thân mình mà nghĩ đến những người nghèo khổ: ước có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian.

2. Bài tập này yêu cầu các em trên cơ sở văn bản Kẹo mầm, viết lại thành một bài văn biểu cảm.

Khi viết lại thành một bài văn biểu cảm các em lưu ý không được sao chép, lặp lại nguyên từng câu, từng chữ, mà phải dựa vào những chi tiết trong tác phẩm để viết thành bài văn của mình.

Những nội dung cần thể hiện trong bài viết:

*Tự sự:

– Kể chuyện mẹ và chị gỡ tóc giắt lên đòn tay chỗ mái hiên nhà;

– Chuyện tóc rối đổi kẹo và bà cụ đổi kẹo ngày trước;

– Chuyện mẹ mất, chị lấy chồng xa;

– Tưởng tượng ra hình bóng mẹ ngồi gỡ tóc khi thậy tiếng rao đổi kẹo.

*Miêu tả:

– Cảnh mẹ và chị gỡ tóc;

– Gánh hàng của bà đổi kẹo;

– Hình dáng que kẹo mầm ngày trưốc.

*Biểu cảm: Que kẹo mầm tuổi thơ gợi dậy trong lòng tác giả cảm xúc bồi hồi, niềm thương nhố mẹ không bao giờ nguôi trong lòng tác giả.

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận