Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Từ đồng âm

Đang tải...

Từ đồng âm – Văn 7

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

– Con ngựa lồng lên.

– Tôi nhốt chim vào lồng.

– Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

(Hồ Chí Minh).

2. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Ví dụ :

Đem cá về kho ! có thể hiểu thành hai nghĩa: Đem cá về để kho (để chế biến thành thức ăn) hoặc Đem cá về để cho vào kho (chỗ để chứa cá).

– Vì vậy, khi nói và viết phải chú ý vào ngữ cảnh để câu trở thành đơn nghĩa.

+ Đem cá về mà kho (kho chỉ có thể hiểu là hoạt động)

+ Đem cá về để nhập kho (kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa)

B. HƯỚNG DẨN TÌM HlỂU BÀI

I. Thế nào là từ đồng âm?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

Con ngựa đá1 con ngựa đá2.

– đá1 là động từ chỉ hành động.

– đá2: là danh từ, chỉ chất liệu.

Từ đồng âm có thể giống nhau về chính tả, cũng có thể khác nhau về chính tả.

Ví dụ:

– cái cuốc, Tổ quốc, con cuốc,…

Ai xui con cuốc gọi hè,

Cái nóng nung người nóng nóng ghê!

(Nguyễn Khuyến)

– Trước đây, cái cuốc là vật dụng quan trọng của nhà nông.

                                            Tổ quốc tôi như một con tàu

                                             Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Xuân Diệu)

1. Giải thích nghĩa của từ lồng trong các câu:

– Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Từ “lồng” trong câu này có nghĩa là chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ do quá hoảng sợ.

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Từ lồng trong câu này có nghĩa là: đồ thường đan bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà.

2. Nghĩa của các từ lồng trong các câu trên không liên quan gì với nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

Từ đồng âm chỉ có thể được hiểu đúng nghĩa qua các từ cùng đi với nó trong câu. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh, văn cảnh) mà ta có thể nhận diện được nghĩa của từ đồng âm và cách viết đúng chính tả.

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

1. Sở dĩ có thể phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu ở mục 1 là do căn cứ vào ngữ cảnh giao tiếp (qua các từ cùng đi với nó trong câu).

2. Câu “Đem cá về kho!” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành những nghĩa sau:

– cá1: động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây.

– cá2: miếng gỗ được giữ chặt mộng khi lắp ghép.

– kho1 là danh từ với nghĩa là chỗ tập trung cất giữ của cải, sản phẩm, hàng hoá hoặc nguyên vật liệu.

– kho2 là động từ với nghĩa là nấu kĩ thức ăn mặn.

Có thể thêm vài từ để câu trở thành đơn nghĩa: Con đem mớ cá này về mà kho trước đi!

3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh và tránh dùng từ vối nghĩa nước đôi.

C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em đọc lại đoạn dịch thơ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “Tháng tám, thu cao, gió thét già” đến “Quay về, chống gậy lòng ấm ức”, tìm từ đồng âm vối mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Muốn tìm từ đồng âm vối các từ cho sẵn, các em cần:

– Đọc kĩ đoạn thơ mà bài tập yêu cầu.

– Tìm hiểu nghĩa của những từ cho sẵn trong bài thơ.

– Tìm từ đồng âm vối những từ đó.

Các em có thể tham khảo cách làm sau:

– cao1 : chiều cao

– cao2: cao lương mĩ vị.

– ba1 : số ba

– ba2: con ba ba.

– tranh1 : cỏ tranh

– tranh2: tranh phong cảnh.

– sang1; người sang kẻ hèn.

– sang2: di chuyển

– nam1: phía nam

– nam2: học sinh

– sức1: sức lực.

– sức2: sức nước hoa.

– nhè1: nhằm nhè.

– nhè2: khóc nhè.

– tuốt1: làm tuốt.

– tuốt2: tuốt lúa.

– môi1: đôi môi

– môi2: môi giới.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

– Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.

– Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

a) Để tìm các nghĩa khác nhau ở từ cổ (danh từ), các em có thể tra Từ điển tiếng Việt, sau đó, tìm mối quan hệ giữa các nghĩa khác nhau ở từ cổ.

Về cơ bản, từ cổ có các nghĩa sau:

– cổ1: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân (hươu cao cô).

– cổ2: bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay (cổ áo sơ mi).

– cổ3: chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng (cổ chai).

Các từ này có mối quan hệ với nhau: dựa trên nghĩa gốc (cổ,) mà có các nghĩa chuyển (cổ2) cổ3).

b)  Từ đồng âm với từ cổ (danh từ) là cổ (tính từ).

Ví dụ:

– Hươu cao cổ.

cổ ở đây là danh từ với nghĩa là bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.

– Ngôi nhà cổ.

Cổ ở đây là tính từ vối nghĩa là xưa, cũ.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu vối mỗi cặp từ đồng âm (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) dẫn trong SGK, trang 136.

Trước khi đặt câu các em cần phải hiểu về nghĩa của từng từ trong mỗi cặp từ. Trên cơ sở đó, các em đặt câu trong đó có sử dụng cả hai từ đồng âm.

– bàn1: cái bàn (danh từ).

– bàn2: bàn bạc (động từ).

– sâu1: con sâu (danh từ).

– sâu2: chiều sâu (tính từ).

– năm1: năm tháng (danh từ).

– năm2: số 5 (số từ).

Cụ thể:

– bàn (danh từ) – bàn (động từ).

Mọi người đều đã ngồi vào bàn để bàn công việc.

– sâu (danh từ) – sâu (tính từ).

Con chim sâu rơi từ cành cao xuống hô” sâu.

– năm (danh từ) – năm (số từ).

Thứ năm, anh Năm tôi đi Sài Gòn.

4. Anh chàng trong câu chuyện (SGK, trang 136) đã khéo léo dùng từ đồng âm để từ chối trả lại cái vạc cho ngươi hàng xóm:

– vạc1: đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu.

– vạc2: chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.

Nếu là viên quan xử kiện, em chỉ cần thêm một vài từ để làm rõ thêm nghĩa của từ vacj1 (cái vạc bằng đồng). Từ đó chỉ ra cách nói lập lờ của anh nọ.

Ví dụ: Viên quan có thể nói: Vạc của ông hàng xóm là cái vạc bằng đồng cơ mà! Hoặc yêu cầu hai bên phải nói rõ: cái vạc bằng đồng, con cò.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận