Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)

Đang tải...

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, Dã Lão, Đỗ Lăng, Bô Y. Ông quê ở huyện Lương (nay thuộc tỉnh Hà Nam), Trung Quốc. Thiếu thời ông từng ngao du qua rất nhiều vùng. Năm 24 tuổi ông đến Lạc Dương thi Tiến sĩ, nhưng không đễ. Năm 35 tuổi lên kinh đô Tràng An, nhưng không được trọng dụng, sau đó ông phải sống lưu vong khắp nơi, sống một cuộc sống nghèo khổ. Năm Đại Lịch thứ 5 (770) ông ôm chết trên đường Tương Giang. Thơ ông đê lại có “Đỗ Công bộ tập”. 

Năm 760, nhìn thấy cảnh ngộ ông nghèo khổ, lưu lạc, bạn bè và người thân đã giúp đỡ Đỗ Phủ dựng một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị phá nát. Ông sáng tác bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”. Bài thơ là một thi phẩm nôi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 133

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản dịch của Khương Hữu Dụng trong SGK. Căn cứ vào những dấu hiệu ngữ pháp: Ranh giới các phần, cách ngắt đoạn, trình tự miêu tả cảnh vật, hay diễn biến của tâm trạng, suy tư của nhân vật trữ tình để phân đoạn. Khi phân tích cần chú ý xem độ dài ngắn của các đoạn, các câu trong một đoạn văn có bằng nhau không? Lí giải hiện tượng đó.

b) Gợi ý trả lời

Căn cứ vào cách ngắt đoạn cũng như nội dung ta dễ dàng nhận ra bài thơ có bổn phần:

Phần một: Từ đầu đến “quay lộn vào mương sa” miêu tả cảnh bão tố phá nát ngôi nhà tranh.

Phần hai: Năm câu tiếp theo: “Trẻ con… lòng ấm ức!” nói về cảnh bọn trẻ con cướp tranh đi mất.

Phần ba: Tám câu tiếp: Từ “Giây lát… sao cho trót?” nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa tầm tã, nhà bị dột cha con ngồi trong mưa rét.

Phần bốn: Năm câu thơ cuối thể hiện niềm ao ước, khát vọng cao đẹp của nhà thơ.

Bài thơ có bốn khổ tương ứng với bốn nội dung trên. Các khổ: 1, 2, 4 gồm năm câu, riêng có khổ 3 kể về nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa gió lại kéo dài đến tám câu thể hiện nỗi khổ kéo dài, triền miên trong thời gian.

Phần bốn là phần biểu cảm trực tiếp. Có lẽ để biểu đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng của mình nên Đỗ Phủ đã viết câu thơ dài hơn các phần khác. Cách phân chia số chữ trong câu và số câu trong đoạn chứng tỏ Đỗ Phủ không câu nệ vào chữ nghĩa, câu từ mà chủ yếu sao cho thể hiện được hết tâm tư, tình cảm của mình.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 134

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 134

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ ba khổ thơ đầu của bài thơ. Chú ý đến những ngôn từ miêu tả cảnh ngôi nhà bị gió phá nát. cả ba khổ đều nói về một nội dung hay ba nội dung khác nhau? Điều đó nói lên tâm trạng, cảnh ngộ nhà thơ như thế nào?

b) Gợi ý trả lời

Ba khổ thơ đầu nói về cảnh ngộ, nỗi khổ của Đỗ Phủ khi trận cuồng phong phá nát ngôi nhà của mình. Nỗi khổ vật chất, nỗi khố tinh thần cứ đan xen, chồng chất đẩy nhà thơ đến chỗ bất lực.

Khổ thơ đầu như một ghi chép ngắn về trận thu phong. Đó là một trận bão tô” hoặc là một cơn lốc vào tháng tám:

                                        Tháng tám, thu cao, gió thét già,

                                        Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

Ngọn gió thu đã cuốn mất ba lớp của ngôi nhà tranh, rồi rải đi khắp bờ sông, cái thì “treo tót ngọn rừng xa”, có cái lại bị phá nát rơi xuống mương nước, cả năm câu thơ trong nguyên văn phiên âm chữ Hán đều gieo vần bằng: “lào – mao – giao – sao – ao”, đó là những vần có âm “ao” diễn tả âm điệu thơ như tiếng khóc, tiếng thở than. Bởi ngọn gió vô tình kia đâu biết rằng khi cuốn đi ngôi nhà là phá đi tổ ấm của một gia đình, một thứ “tài sản” của nhà thơ. Dân gian ta có câu “của đau, con xót”. Mà ngôi nhà này có ý nghĩa rất lớn đối với ông bởi đây là ngôi nhà tranh bạn bè dựng cho ông bên bờ khe Cán Hoa để dừng chân sau những ngày bôn ba, đói rét. Nhìn ngôi nhà bị phá nát mà bất lực, làm cho tâm trạng ông rối bời, cõi lòng ông tan nát. Nhưng làm sao khác được, bởi thiên nhiên vốn vô tình, phũ phàng, khắc nghiệt là vậy. Biết bao công sức gia đình và bạn bè nhà thơ chỉ trong phút chốc biến thành mây khói.

Ngôi nhà bị gió thu vô tình phá nát làm cho Đỗ Phủ đau khổ, song những con người, những đồng loại của ông còn làm ông đau khố hơn. Chúng coi khinh nhà thơ “già yếu”, cướp đi những tấm tranh ngay trưốc mắt ông. Chúng trơ tráo, ngang nhiên ôm những bức tranh đó về nhà mặc cho nhà thơ rát hầu, khản tiếng kêu gào. Một sự cướp bóc trắng trợn xảy ra ngay trước mắt mà không làm gì được, nỗi bất lực của nhà thơ đã lên đến cùng cực và đành phải chống gậy quay về mà thở than. Ông bị lũ trẻ coi khinh đến mức tàn nhẫn. Ông đã nghèo lại càng nghèo hơn, nhà cửa rách nát lại càng rách nát thêm. Thêm một lần nữa Đỗ Phủ phải bất lực không phải trước thiên nhiên mà trước con người. Đó là những sinh linh bé nhỏ nhưng vì loạn lạc cũng trở thành “đạo tặc” và tàn nhẫn đến mức đáng sợ. Nếu nỗi khổ ở khố thơ đầu chỉ là “rủi” do thiên tai thì đến đây trở thành nỗi đau xót – nỗi đau nhân thế vò xé tâm hồn nhà thơ trước xã hội loạn lạc, đảo điên, đạo lí bị suy đồi.

Nhưng nỗi khổ nỗi đau của nhà thơ chưa dừng ở đó. Khổ thứ ba lại ghi thêm một tai họa mới. Sau trận cuồng phong thì mây đen kéo đến ùn ùn, trời sập tối, không gian như co hẹp lại trong bốn bức tường, mưa dày hạt mãi dai dẳng không thôi. Căn nhà đã bị tốc mái thì khác gì ngoài trời đâu. Chính lúc này, Đỗ Phủ phải đối mặt với cái nghèo và cái khổ trong khoảng không gian chật chội của nhà mình. Cái nghèo cái khổ cứ tự nhiên hiện lên mồn một: nhà dột, giường không một chỗ nào khô, có tấm chăn cũ nát, con dại đã đạp rách giò lại ướt sũng làm cho gia cảnh trở nên khốn khổ hơn. Đêm nhà bị dột, Đỗ Phủ như thức thâu đêm dưới mưa. Đỗ Phủ vừa thương vợ, thương con lại thương mình. Nỗi khổ trút lên đầu một con người đã nếm trải bao khổ đau, bất hạnh. Dân gian có câu: “Thứ nhất con đói, thứ nhì nợ đòi, thứ ba nhà dột” khầi quát những nỗi khổ đau của con ngươi, nhưng Đỗ Phủ còn thêm một nỗi khổ nữa là thân già, sức yếu. Tấm thân già nua, bệnh tật của ông chịu sao nổi cảnh có nhà mà như không, chẳng khác gì “màn trời, chiếu đất” như vậy. Ông than thở “Đêm dài ướt áo sao cho trót?” lời than đó như chứa chất nỗi khổ đau, bất lực đến cùng cực của một con người trước cái nghèo cái khổ.

Nếu như ở khổ thơ đầu, ông sử dụng hoàn toàn vần bằng thì khổ thơ thứ ba này ông lại toàn sử dụng toàn vần trắc: “cấc – hắc – thiết – liệt – tuyệt – triệt”. Đó cũng là một dụng ý nghệ thuật: vần thơ như diễn tả nỗi đau nhục đang thắt lại, dồn nén, uất kết lại trong lòng nhà thơ.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 134

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại cả bài thơ để nắm mạch thơ. Có sự chuyển đổi gì về nội dung ở khổ thơ này không? Sự thay đổi đó bổ sung ý nghĩa gì cho bài thơ và nói lên điều gì ở tâm hồn tác giả?

b) Gợi ý trả lời

Theo nhiều ý kiến cho rằng đây là phần hay nhất của bài thơ. Năm dòng cuối thể hiện tấm lòng cao cả của một kẻ sĩ chân chính: thương dân và lo đời. Nếu chỉ có ba khổ thơ trên thì bài thơ đơn giản chỉ là sự than nghèo, kể khổ. Với khổ thơ này bộc lộ tinh thần nhân đạo sầu sắc ở nhà thơ hiện thực – Đỗ Phủ.

Trong nỗi đau của cuộc đời phũ phàng, trước nỗi khổ cứ chồng chất, con người rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, hoặc gục đầu cam chịu, rồi than thân trách phận. Cũng có thể sụốt đêm ngồi trong mưa lạnh rét cóng Đỗ Phủ chỉ nghĩ đến một mái lều, một tấm chăn, một bát cơm, một ngọn lửa cho vợ con và bản thân. Nhưng không, nhà thơ đã làm cho ngưòi đọc bất ngờ trước niềm mong ước của ông. Ông mơ ước có một ngôi nhà kì vĩ “muôn ngàn gian”, vô cùng vững chắc “Gió mưa chang núng, vững vàng như thạch bàn!”. Và đẹp đẽ, kì diệu hơn là ngôi nhà ấy để “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Có thể nói, Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Tiên ưu nhi ưu, hậu lạc nhi lạc” (Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

Thực tế xưa nay chưa hề có một ngôi nhà “rộng, muôn ngàn gian” như thế trên thế gian. Khổ thơ được sáng tạo, bằng biện pháp tu từ so sánh thậm xưng để diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dào dạt, làm sáng bừng bởi tấm lòng nhân ái bao la của một con ngưòi đã phải trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Sau loạn An sử, nhiều miền rộng lớn bị đốt phá tan hoang, hàng triệu người rơi vào thảm kịch: không cơm ăn, áo mặc, không cửa nhà, khắp mọi nơi người chết đói, chết rét đầy đường. Vì thế, nhà thơ mong mỏi ai cũng có một mái ấm nương thân. Lo đời và thương người, khao khát hạnh phúc, ấm no cho đời là tình cảm tha thiết của nhiều bậc vĩ nhân, nhiều nhà thơ lớn xưa nay. Nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã từng mơ ước có một cây Ngu cầm – cây đàn thần của vua Thuấn để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khắp nơi:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Quốc âm thi tập)

Ở cuối bài thơ, người đọc vô cùng xúc động trước lời nguyền của nhà thơ. Đây thực sự là những lòi gan ruột, đầy tâm huyết:

                                             Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

                                              Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Thấy ngôi nhà đó là thấy được cảnh thái bình, no ấm yên vui của mọi người trong đó có cả những kẻ sĩ nghèo. Tác giả nêu lên một giả định chân thành, thấm thìa. Một sự hi sinh, hạnh phúc nhỏ bé của mình để đổi lấy hạnh phúc cho muôn người. Câu thơ thấm đẫm tinh thần nhân đạo, sừng sững tấm lòng của một con người biết vượt lên sự khổ đau đến cùng cực của mình để nghĩ đến dân, đến nước.

Không chỉ riêng bài thơ này, mà qua nhiều bài thơ khác, như chùm thơ “Tam lại” và “Tam biệt” ông đã nói đến tình thiíơng yêu mãnh liệt, bao la đối với nhân dân lầm than giữa thòi loạn lạc.

c) Mở rộng kiến thức

Dưới đây là một số phân tích bình luận về Đỗ Phủ – thơ và đời:

Tiếng thơ Đỗ Phủ đã cất cao lên từ nỗi khổ đau vô tận của nhân dân Trung Quốc thời Đường, và Đỗ Phủ đã trở thành tấm gương lớn của một thời đại phong kiến Trung Hoa liên miên chiến tranh và đói khổ.

Mươi hai thế kỉ đi qua, ngọn núi thơ Đỗ Phủ vẫn sừng sững nghiêng bóng xuống mọi thời đại của thơ ca Trung Quốc… Ngưòi ta gọi Đỗ Phủ là ông Thánh thơ, là như sử thơ, là bậc tập đại thành, là nhà thơ nhân dân, nhà thơ hiện thực, nhà thơ xã hội, nhà thơ yêu nước…

Nhưng bao nhiêu vòng hoa đẹp nhất đã kết lên đầu đại thi hào như vẫn chưa xứng đáng với vẻ đẹp phong phú của tâm hồn ông và ngôn ngữ tuyệt diệu của thơ ông.

Người ta có thể lấy Đỗ Phủ làm một ví dụ để chứng minh cho cách giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề thơ ca: Thế nào là thơ ca phản ánh thời đại? Tư tưởng chính trị và nghệ thuật của thơ ca? Nhà thơ có cần đi vào cuộc sông không? Thế nào là thơ thời sự? Làm thơ thời sự phải chăng là làm giảm giá trị của thơ ca? Thái độ đối đãi với di sản dân tộc? Thái độ lao động nghệ thuật của thơ ca,…

Nhưng bao nhiêu vấn đề mà có thể tìm thấy trong thơ Đỗ Phủ vẫn chưa bao gồm những bài học lớn về thơ ca mà Đỗ Phủ hơn một nghìn năm nay đã để lại.

(Tiếng thơ Đỗ Phủ – Hoàng Trung Thông)

Cái chính là do gắn mình với hiện thực cuộc sông mà Đỗ Phủ có cái nhìn thật mới mẻ. Kể ra, những nhà thơ đi trước hoặc cùng thời đại với ông, hiếm có những nhà thơ nói nhiều đến nỗi khổ của nhân dân với một bề rộng và độ sâu như vậy. Bản thân ông cũng từng nếm trải mọi khổ đau của cuộc đời. Cái đau khổ của ông cũng là cái đau khổ chung của mọi người mọi nhà. Những vần thơ của ông cất lên từ những mái nhà dột nát, từ những tiếng khóc nghẹn ngào, ấm ức, khóc vì con chết đói, khóc vì những cảnh đói rét, gầy gò, ốm đau, bệnh tật. Bao nhiêu bài thơ là bấy nhiêu cảnh đời, bắt nguồn từ những sự thay đổi của lịch sử và hoàn cảnh của bản thân.

Vì cảm thông sâu sắc nỗi đau khổ của nhân dân mà ông mạnh dạn tấn công vào những thành trì của xã hội phong kiến, vạch trần tội ác của giai cấp thống trị.

Cái đặc sắc trong thiên tài của Đỗ Phủ khiến ông có một cá tính, bản lĩnh riêng, cho đến ngày nay ảnh hưởng của nền văn học tiên bộ thế giới, đã vận dụng cái tinh hoa của nghệ thuật đời Đường vào mục đích phục vụ những ngưòi nghèo khổ, quần chúng lao động – chính sự vận dụng vào mục đích chính nghĩa đó là làm cho tính trữ tình của thơ Đường càng sắc sảo hơn, giá trị nghệ thuật càng tăng.

(Cái nhìn hiện thực – Trần Xuân Đề)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận