Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Từ trái nghĩa

Đang tải...

Từ trái nghĩa – Văn 7 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ:

– Ngẩng (đầu) … Cúi (đầu)… (bản dịch thơ Tĩnh dạ tứ)

– Trẻ (đi), già (trở lại nhà) (bản dịch thơ Hồi hương ngẫu thư)

2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: 

 – Già                (Tuổi) già / (Tuổi) già /Tuổi) trẻ ;

                         (Người) già / (người) trẻ.

– Già                 (Tuổi) già / (Rau) già / (Rau) non ;

                          (Cau) già / (Cau) non.

3. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Ví dụ:

– Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lý Bạch)

– Bên trọng bên khinh, Bước thấp bước cao, Mắt nhắm mắt mở (Thành ngữ).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ.

(Ét-môn-đô đờ A-mi-xi)

Một từ nhiều nghĩa có thế thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau (xét trên một cơ sỏ chung nào đó).

Ví dụ:

nhỏ > < to (kích thước)

nhỏ > < lớn (tuổi tác)

1. Trong bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San có các cặp từ trái nghĩa:

– Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh có cặp từ trái nghĩa sau: ngẩng > < cúi.

– Bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có các cặp từ trái nghĩa: trẻ > < già, đi > < trở về.

2. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già,

– rau già > < rau non.

– cau già > < cau non.

II. Sử dụng từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thế đối, tạo các hình tượng tương phản. Phép đối tạo nên tính cân đối trong thơ văn. Có hai cách đốì, ta phải dùng từ trái nghĩa.

Biết sử dụng từ trái nghĩa đúng chỗ, câu văn sẽ thêm sinh động, tư tưởng tình cảm biểu lộ trở nên sâu sắc.

Ví dụ:

Dòng sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lồng khi ngắm một nhành hoa.

(Chế Lan Viên)

1. Việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhNgẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có tác dụng nêu bật tình yêu quê hương thắm thiết của nhà thơ đối với quê hương.

2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa.

– Chị ngã em nâng.

– Chân cứng đá mềm.

– Ở bầu thì tròn ở ông thì dài.

– Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

Việc sử dụng từ trái nghĩa trong các thành ngữ có tác dụng giáo dục rõ rệt, được rút ra từ những kinh nghiệm trong cuộc sống.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ dẫn trong SGK, trang 129.

Muốn tìm được những từ trái nghĩa, các em cần:

– Đọc kĩ từng câu ca dao, tục ngữ

Gạch chân những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Những cặp từ trái nghĩa cần tìm: lành > < rách, giàu > < nghèo, ngắn > < dài, sáng > < tối.

2. Bài tập này yêu cầu các em tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm.

. – cá tươi > < cá ươn                          hoa tươi > < hoa héo

– ăn yếu > < ăn khoẻ                           học lực yếu > < học lực giỏi

– chữ xấu > < chữ đẹp                        đất xấu > < đất tốt

3. Bài tập này yêu cầu các em điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ dẫn trong SGK, trang 129.

Cụ thể:

– Chân cứng đá mềm.

– Có đi có lại.

– Gần nhà xa ngõ.

– Mắt nhắm mắt mở.

– Chạy sấp chạy ngửạ.

– Vô thưởng vô phạt.

-Bên trọng bên khinh.

– Buổi đực buổi cái.

– Bước thấp bước cao

– Chân ướt chân ráo.

4. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Các em cần xác định đoạn văn viết về cái gì (cảnh vật, con người…) để lại cho em ấn tượng sâu đậm, qua đó bộc lộ tình cảm nhớ nhung, gắn bó, bộc lộ tình yêu thương đốì với cảnh vật, con người nơi đó. Lưu ý, đoạn văn phải sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa.

Bài đọc tham khảo

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mò, khi xanh tham, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông qùê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho bao ngươi đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa dòng nước lớn, cây cà ná, trái nặng chùm chùm[1], ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài. Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống làng xóm.            (Tản văn Mai Văn Tạo)

[1]             cây gáo mổ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. Như con chiên.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận