Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Đang tải...

Cách lập ý của bài văn biểu cảm – Văn 7

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

Ví dụ:

– Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, nghĩ về con gà đất, một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ và mở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

– Liên hệ hiện tại với tương lai: đoạn văn nói về cây tre Việt Nam trên bước đường đi tới tương lai của đất nước (Thép Mới).

– Tưởng tượng những tình huống gợi cảm: tưởng tượng những tình huống đối với cô giáo thân yêu (A-mi-xi); liên tưởng hai vùng đất cực bắc và cực nam của Tổ qucíc để thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thông nhất đất nước (Nguyễn Tuân).

– Vừa quan sát vừa suy ngẫm: đoạn văn nói về “u tôi” (Tô Hoài).

2. Dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

Ví dụ: Các em có thể chứng minh điều này qua các đoạn văn viết về con gà đất, về cô giáo và về u tôi.

B.HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU

Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thế hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm và thể hiện cảm xúc. Dưới đây là cách lập ý của bài văn biểu cảm.

I. Liên hệ hiện tại với tương lai

Đọc đoạn văn trong SGK, trang 117 – 118 và trả lời câu hỏi.

Cảm xúc của tác giả đối với cây tre Việt Nam được bộc lộ trên cơ sở liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa của đất nước. Tác giả đã hình dung, tưởng tượng tới cảnh ngày mai khi đất nước ta sắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ còn tươi những cổng chào thắng lợi. Đồng thời tác giả cũng nêu lên “đức tính” tốt của cây tre Việt Nam: nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. Đây là cách để người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với đối tượng.

Cách lập ý như đoạn trích này là cách lập ý theo kiểu liên hệ hiện tại với tương lai.

II. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ vể hiện tại

Đọc đoạn văn trong SGK, trang 119 – 120 và trả lời câu hỏi.

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã say mê con gà đất – một thứ đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ, đã để lại trong lòng tác giả một nỗi sâu thẳm, giống như một linh hồn. Tác giả đã hồi tưởng lại những năm tháng tuổi thơ được say mê chơi gà đất và đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn. Chính những thứ đồ chơi giản dị ấy đã đi theo suốt cuộc đời tác giả, trở thành những cái không thể nào quên. Và tác giả chợt nhận ra: “những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng. ”                           

Đoạn văn là sự xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại, những so sánh, những liên tưởng đã gợi lên trong lòng tác giả niềm cảm xúc dạt dào về những món đồ chơi trẻ con dân dã đó.

Cách lập ý như vậy được gọi là cách lập ý theo kiểu hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

III. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Đọc các đoạn văn trong SGK, trang 119 – 120 và trả lời câu hỏi.

а) Trong đoạn trích “Những tấm lòng cao cả”, nhờ việc tạo ra những tình huống tưỏng tượng, tác giả đã bày tỏ được những tình cảm thầm kín, niềm cảm phục kính trọng với cô giáo: “Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ”. Tác giả tưởng tượng ra khuôn mặt của cô giáo “cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em”, tưởng tượng ra những hành động, cử chỉ ân cần, chăm chút củạ cô đối vối từng thế hệ học trò “cô đã thât vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút mà không sao uốn lại được và hạnh phúc khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc”.

Với cách viết như vậy, tác giả đã tưởng tượng ra hình ảnh cô giáo từ khuôn mặt đến cử chỉ, hành động sau này khi tác giả đã trưởng thành. Từ đó, tác giả đã bày tỏ tấm lòng yêu mến, kính trọng đối với cô giáo.

b) Trong đoạn trích Mõm Lũng Cú tột Bắc, nhờ việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc, tác giả đã thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể tình yêu Tổ quôc và khát vọng thống nhất đất nước của mình “hôm nào đất nước yên hàn, tôi nghĩ rằng mình phải có những chuyến tàu bay trực thăng tốc hành đi thắng từ mũi Cà Mau ra mũi Lũng Cú.

Đoạn văn là sự xen kẽ hình ảnh của hai vùng đất cực Bắc và cực Nam của Tổ quốc, những hình ảnh thân quen, gần gũi: ”Chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh vật hết sức trữ tình” hay “ơ đây chim hoạ mi rất nhiều. Ớ trong mủi biển xa xôi Cà Mau thì cá múa trong lòng rạch, lòng kênh”. Chính nhờ cách viết này mà mạch văn trong bài viết trở nên liên tục, tự nhiên, tránh sự gượng gạo, khiên cưỡng và việc bộc lộ tình cảm nhờ đó cũng tăng được tính chân thật.

IV. Quan sát, suy ngẫm

Đọc đoạn văn SGK, trang 120 – 121 và trả lời câu hỏi.

Trong đoạn trích cỏ dại, tác giả Tô Hoài đã thể hiện sự quan sát tinh tế, nhạy cảm gợi lên hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả, thân thương, gần gũi. Tác giả đặc biệt chú ý miêu tả khuôn mặt của người mẹ: ”Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười vẫn còn hằn lên vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay”. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng đối vói người mẹ và có chút gì đó ân hận “ự tôi già đi từ bao giờ? u tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay”.

Cách lập ý như trong đoạn trích này là cách lập ý theo kiểu quan sát, suy ngẫm.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Các em có thể lựa chọn một trong bôn đề sau để lập dàn bài.

а) Cảm xúc về vườn nhà.

b) Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo,…).

c) Cảm xúc về người thân.

d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

2. Gợi ý về cách lập ý.

a) Cảm xúc về vườn nhà.

– Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn.

– Thân bài:

+ Vị trí và hình dáng của khu vưòn: to hay nhỏ, có rào hay không có rào…

+ Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của những cây đó ra sao…

+ Đặc điểm gì là nổi bật nhất của khu vườn.

+ Khu vườn gắn.bó vối gia đình em như thế nào (hiện tại hoặc lâu đời).

+ Có thể bày tỏ lòng biết ơn đối vối công lao, ý nguyện của ngưòi tạo lập khu vưòn. Nếu chẳng may bán vườn cho người khác thì tỏ lòng tiếc nuối.

– Kết bài: Suy nghĩ và cảm xúc của em về vườn nhà.

b) Cảm xúc về người thân.

– Mở bài: Giới thiệu về ngươi thân.

+ Người đó là ai?

+ Mối quan hệ thân tình của mình với người đó.

– Thân bài:

+ Đặc điểm về ngoại hình: hình dáng, khuôn mặt… Nét nào là nét nổi bật nhất để lại ấn tượng.

+ Đặc điểm về tính cách.

+ Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.

+ Nêu sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong học tập…

+ Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó và thể hiện tình cảm, lòng yêu thương, sự quan tâm…

– Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về người thân.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận