Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Xa ngắm thác Núi Lư (Lí Bạch)

Đang tải...

Xa ngắm thác Núi Lư (Lí Bạch)

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 

Lí Bạch (701 – 762) tự Thái Bạch, ông là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường của Trung Quốc.

Ngay thuở thiếu thời, Lí Bạch đã tỏ ra tài hoa về thơ phú, học rộng, biết nhiều, giỏi kiếm thuật.

Đầu năm Thiên Bảo, ông được Đạo sĩ Ngô Quân và Hạ Tri Chương tiến cử đến kinh đô Tràng An nhận chức Hàn lâm cung phụng. Lúc này, triều đinh nhà Đường đã suy vi. Lí Bạch đã đi du ngoạn các nơi, bảt mãn với bọn gian thần, với nguy cơ suỳ vi của triều đình, ông lấy thơ làm phương tiện phản ánh xã hội đương thời.

Lí Bạch đế lại trẽn một ngàn bài thơ. Ông được người đời tôn làm “thi tiên”.

Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng. Thiên nhiên trong thơ ông tráng lệ. Ánh trăng, rượu, tình bằng hữu, tinh quê hương, được diễn tả qua những vần thơ lãng mạn, bay bông:

                                                                 Nước bay thang xuống ba nghìn thước,

                                                                 Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.

(Xa ngắm thác núi Lư)

Với phong cách lãng mạn, bay bổng, tràn đầy cảm xúc và giàu tưởng tượng, Lí Bạch đã khắc hoạ thành công những- hình tượng kì vĩ, hào hùng trái với giọng thơ trầm uất, sâu lắng của người bạn Đỗ Phủ.

Thơ Lí Bạch còn là tiếng nói yêu nước, yêu nhân dân, gắn bó sâu sắc với quê hương nơi sinh ra ông.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 111

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ, dựa vào tiêu đề của bài thơ, và câu thơ thứ hai trong bài để xác định vị trí đứng quan sát thác nưốc của tác giả. Vị trí này có gì đặc biệt?

b) Gợi ý trả lời

Căn cứ tiêu đề của bài thơ: Vọng Lư sơn bộc bố, “vọng” là trông từ xa (Xa ngắm thác núi Lư), và câu thơ thứ hai: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên, “dao” là xa, câu thơ được dịch: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước, nhà thơ đứng ở vị trí từ xa để miêu tả thác nước. Vị trí này khó có thể quan sát và miêu tả chi tiết thác nước nhưng lại cung cấp một cái nhìn bao quát thác núi Lư. Vì vậy, vẻ đẹp của thác nước được tác giả quan sát từ xa, mang lại một bức tranh toàn cảnh về thác núi hùng vĩ.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 111

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần chú thích về nghĩa chữ Hán trong SGK. Chú ý mối liên hệ giữa câu một với toàn bài thơ, và mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm cảnh vật được miêu tả.

b) Gợi ý trả lời

Câu thơ mở đầu “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” (Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía) chưa miêu tả trực tiếp nước mà chủ yếu làm nền cho các câu thơ sau. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống ngọn núi Hương Lô tạo ra làn khói tía.

Hương Lô là tên gọi của một ngọn núi cao ở phía Tây Bắc của dãy Lư Sơn. Bản thân ngọn núi này đã có mây mù bao phủ, nhưng khi gặp ánh mặt trời thì lốp mây mù này tạo thành làn khói tía. Sương khói trên ngọn núi trở nên đẹp lộng lẫy. Khoảnh khắc ấy đã được thị tiên Lí Bạch nắm bắt làm bừng sáng cảnh vật. Câu thơ đã đặc tả được khối núi Hương Lô khổng lồ, mây khói bao phủ như chiêc lò hương lớn dưới ánh sáng mặt tròi, vẻ đẹp của Hương Lô hiện ra kì vĩ và lộng lẫy vừa thực, vừa ảo. Khung cảnh này làm nên sự xuất hiện hùng vĩ của thác nước.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 111

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ ba câu thơ còn lại trong bài. Chú ý đến từ “quải” trong câu hai và xem giải nghĩa ở phần chú thích (SGK). Chú ý đến cách tác giả miêu tả dòng thác theo phương diện nào để từ đó cảm nhận vẻ đẹp các câu thơ. Trước khi trả lời câu hỏi, tham khảo những gợi ý trong SGK, trang 111 – 112. .

b) Gợi ý trả lời

Ba câu thơ còn lại là một bức tranh tráng lệ về thác nước Hương Lô:

 

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Nhìn từ xa, dòng thác như mệt dải lụa trắng treo trên núi buông rủ xuống, phía trên là dòng sông chảy, phía dưới là bọt nước trắng xoá. Chữ “quải” (treo) được dùng rất đắc địa trong câu hai, thật đúng là “nhãn tự” (con mắt thơ).

Nhà thơ có một trí tưởng tượng thật phong phú khi nhìn con thác vốn là nơi dòng sông chảy mạnh nhất, dữ dội nhất lại tĩnh lặng như một tấm vải khổng lồ treo trên vách núi. Nhìn vật động mà hình dung vật tĩnh.

Trong bài Vượt thác (Võ Quảng), ta từng chứng kiến những thác núi thật dữ dội với những con sông lớn thách thức con người, thì ở bài thơ này, ta lại thấy một thác nước hùng vĩ mềm mại và rất lãng mạn.

Trong thơ cổ, “lấy động tả tĩnh” là một trong những bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Song, trong bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố, tác giả lại lấy cái tĩnh để tả động khi đứng ở vị trí quan sát từ xa. Khi đến gần thì cái tĩnh lại trở về với cái động vốn có. Dòng nước trong câu thơ trước nhìn từ xa vốn yên tĩnh, hài hoà, giờ đây trở thành dữ dội, mãnh liệt.

Thác nước trắng xoá chảy từ đỉnh núi cao 3000 thước xuông: Thác chảy như bay thắng xuống từ ba nghìn thước. Câu thơ với con số chính xác (3000 thước) đã diễn tả được quy mô khổng lồ, tốc độ ghê gớm của thác nước núi Lư.

Ở đây, trí tưởng tượng của nhà thơ đã thật sự thăng hoa với xúc cảm chuyển đổi mạnh mẽ. Thác nước núi Lư trắng xoá, lấp lánh, Lí Bạch ngỡ dải Ngân Hà cùng với hàng vạn vì sao lấp lánh trên bầu trời cao (Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây). Với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã sáng tạo nên một hình ảnh so sánh thác núi Lư vối dòng sông Ngân Hà thật kì vĩ và độc đáo. Câu thơ hoà quyện giữa hư và thực. Nhà thơ cũng ở trạng thái vừa thực vừa hư “Nghi thị” (ngỡ là).

Bằng một tình yêu thiên nhiên say đắm, một trí tưởng tượng phi thường, Lí Bạch đã khắc hoạ một bức tranh hoành tráng của thác núi Lư bằng ngôn ngữ thi ca. Một bức tranh thật đẹp, kì vĩ và sông động, có đầy đủ màu sắc: màu trắng của thác, màu xanh của núi, màu vàng của nắng, màu tía của sương khói. Thật đúng là “thi trung hữu hoạ”, một bức hoạ tuyệt đẹp, vừa hiện thực lại vừa như mơ.

Ngôn ngữ thơ được chắt lọc, tinh luyện một cách chính xác. Mỗi câu thơ đều có một từ được dùng rất đắc địa, miêu tả sông động nét đẹp độc đáo của cảnh vật. Đó là các động từ “sinh” (phát ở cuối câu 1) “quải” (treo ở câu 2); “phi lưu” (bay, chảy, ở câu 3) diễn tả tốc độ mạnh mẽ, dũ dội của dòng thác; và hai tính từ “trực há” (thẳng xuống, dứt khoát), từ “lạc” (rơi tuột) ở cuối câu đã làm nổi bật nội dung của toàn bài.

Bức tranh thiên nhiên về núi Lư thực đẹp, vừa có ánh sáng mặt trời, vừa có núi, có sông, có tròi cao, mây trắng, dải Ngân Hà… cuốn hút hồn người đọc.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 112

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Thơ ca bao giờ cũng biểu ý và biểu cảm. Cần nắm được đặc trưng biểu cảm trong thơ để cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ cũng như cảm nhận tình cảm của người viết.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư được viết bằng thể thơ thất hgôn tứ tuyệt ngắn gọn. Với trí tưởng tượng phong phú, cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, Lí Bạch đã sáng tác nên một bài thơ bất hủ.

Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ và một tâm hồn lãng mạn bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Và một tính cách hào hoa, phóng khoáng của vị tiên thơ.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 112

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời câu hỏi này, cần đọc kĩ cách hiểu của câu thơ thứ hai ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong phần chú thích SGK. Đồng thời, cần đối chiếu với nguyên văn chữ Hán để nhận định xem cách hiểu nào dễ được chấp nhận hơn cả.

b) Gợi ý trả lời

Câu thứ hai ”Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu trong bản dịch nghĩa: ”Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”, nhìn từ xa, dòng thác như một tấm vải dọc (bô”: vải) buông rủ xuống, treo trên dòng sông phía trước. Cách hiểu ở phần chú thích: “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”. Trong cách hiểu này “Dòng sông phía trước” (tiền xuyên) không phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. Dòng thác ở đây được liên tưỏng đến một dòng sông đang ở vị trí “treo” trước mặt.

Cả hai cách hiểu đều giữ được từ “treo” (quải) nguyên bản của tiếng Hán, đều giữ được “nhãn tự” của câu thứ hai, song hai cách hiểu lại hoàn toàn khác nhau. Cách hiểu ở bản dịch nghĩa bám sát vậo từng từ của nguyên văn Hán, ngôn từ dịch giàu hình ảnh nhưng vẫn dễ hiểu, dễ liên tưởng.

Nhưng cách hiểu trong phần chú thích lại gợi mở cho người đọc một trí tưởng tượng vô cùng phong phú trong cái dáng “treo” của dòng sông. Do vậy, cách hiểu này dễ được người đọc chấp nhận hơn cả.

Tư liệu tham khảo

Dưới đây là bài viết “Thơ Lí Bạch – Đỗ Phủ” của tác giả Nguyễn Hiến Lê:

Đứng trên các phái đó là Lí Bạch (701 – 762), một thiên tài tuyệt ca theo tư tưởng Lão, Phật, sống rất lãng mạn, chỉ thích thơ, rượu, ngao du và mĩ nhân.

Tâm hồn thanh khiết, không hề xu phụ nhà quyền quý, tự do, phóng khoáng, không chịu bó buộc theo luật, luôn luôn theo hứng mà ý thì kì dị, tình thì man mác, cơ hồ rượu say rồi, hạ bút là thành giai phẩm.

Bắt chước ông thì không được, nhưng thỉnh thoảng ông ngâm thơ, cũng thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh cao thêm được đôi chút.

… Lí tả cái ảo của chính mình, Đỗ tả cái chân tưâng của xã hội, tài của Lí Bạch do thiên tư nhiều, tài của Đỗ Phủ do kinh nghiệm nhiều; khi nhân say hứng tới, Lí múa bút tới đâu thì gấm, hoa tới đó. Khi nhân cảnh động lòng, Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt theo chữ ấy.

Đọc thơ Lí ta luôn phiêu diêu lên tiên thì đọc thơ Đỗ, ta muôn sụt sùi, nhăn mặt. Lí hay hơn Đỗ hay Đỗ hay hơn Lí? Ta không thể quyết đoán, cả hai đều kì hoa, đều là quốc sắc thiên hương, mỗi người một vẻ.

Nhưng có điều này ai cũng công nhận là thơ của Lí có người “kính nhi viễn chi”, còn thơ của Đỗ ai cũng phải “kính nhi ái chi”. Lí còn có kẻ chê đồi phế, Đỗ thì đời nào cũng khâm phục.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận