Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

Đang tải...

Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở xã Yên Đổ (nay thuộc Trung Lương) huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Nguyễn Khuyến thi đỗ cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên ông còn gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan 11 năm (1872 – 1883), còn phần lớn cuộc đời ông là sống ở quê nhà. Thời gian từ quan về quê, nhà thơ sống gắn bó với nông thôn, với cuộc sông của người nông dân, hiểu về những nỗi lo toan, những tâm tình của họ.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán và sáng tác chủ yếu vào giai đoạn từ bỏ chốn quan trường. Những bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến đều viết về nông thôn, viết về con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán của làng quê.

Ba bài thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) của ông là những bức tranh mùa thu đặc sắc ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, ông còn có những bài thơ viết về cảnh làm ăn sinh sống, cảnh thiên nhiên ở nông thôn vừa gần gũi vừa giản dị, là bức tranh về đời sống thôn quê sống động.

                                                 Năm nay cày cấy vẫn chân chua

                                                 Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

(Chốn quê)

                                                   Quai mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi

                                                   Làng ta thôi củng lụt mà thôi.

(Nước lụt Hà Nam)

Ngoài ra, Nguyễn Khuyến còn viết nhiều bài thơ về tinh bạn rất xúc động:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Khóc Dương Khuê)

Thơ viết về làng quê, về thiên nhiên, tình bạn, tình cảm con người của Nguyễn Khuyến thường sâu lắng, tinh tế, ẩn chứa một tình cảm kín đáo và hồn hậu của nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ ca của cụ Tam Nguyên Yên Đổ rất phong phú và gợi cảm, lối nói của ca dao, tục ngữ, dân gian đi vào thơ Nguyễn Khuyến lại mang một vẻ đẹp rất đặc biệt.

Từ ngữ trong thơ ông giàu hình ảnh, nhạc điệu, sử dụng nhiều từ tượng thanh rất gợi cảm (lập loè, le te, trăng loe…) và đây chính là nét độc đáo tạo thành phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 105

а) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại lí thuyết về thơ Đường luật thất ngôn bát cú ở bài trước.

(Bài viết về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.)

Đọc kĩ bài thơ. Chú ý đến số câu trong bài thơ, số chữ trong một dòng thơ; cách gieo vần của bài thơ (câu 1, 2, 4, 6, 8); cách đôi giữa câu 3 – 4; 5 – 6.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu thơ có 7 tiếng (trong một dòng thơ).

Gieo vần (vần chân) giữa câu 1, 2, 4, 6, 8: “nhà” (câu 1) với “xa” (câu 2), “gà” (câu 4); “hoa” (câu 6) vối “ta” (câu 8).

Câu 3 và 4 đối nhau:                     “Ao sâu/ nước cả,/ khôn chài cá,

                                                        Vườn rộng/ rào thưa,/ khó đuổi gà.”

Câu 5 và câu 6 đối nhau:                           “Cải chửa ra cây,/ cà mới nụ,

                                                          Bầu vừa rụng rốn,/ mướp đương hoa.”

tạo thành hai cặp câu đối rất cân xứng, hài hoà.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 105

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Câu thơ thứ nhất “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” thông báo thời gian rất lâu người bạn mới đến thăm nhà thơ. Cụm từ “Đã bấy lâu nay” không xác định thời gian cụ thể là năm hay tháng, nhưng chắc chắn là đã khá lâu hai người bạn không gặp nhau.

Chữ “bác” gợi lên một thái độ thân mật, niềm nở của đôi bạn già.

Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy một hoàn cảnh đặc biệt, trớ trêu. Vì mối quan hệ thâm giao, thân thiết ấy, lại đã lâu bạn không đến chơi, chắc Nguyễn Khuyến sẽ phải tiếp bạn chu đáo và linh đình lắm. Nhà thơ muốn tiếp đãi người bạn thân lâu ngày mới gặp lại, nhưng muốn đi chợ thì chợ xa, trẻ đi vắng không sai nhờ được. Muốn dùng “cây nhà lá vườn” tiếp bạn nhưng ao sâu, khó bắt cá; vườn thưa, khó đuổi gà; có bầu, có mưỏp nhưng đang ỏ dạng “tiềm năng” chưa có quả:

 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuôi gà.

Cải chửa rá cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có…

Tác giả sử dụng ngôn ngữ dung dị của đời sống; các tính từ sâu, cả, rộng, thưa và các trạng từ khôn, khó, chửa, mới, vừa đưa vào trong câu chuyện giữa hai người bạn cao niên làm cho mạch thơ tuôn chảy tự nhiên.

Câu thơ thứ 7 “Đầu trồ tiếp khách, trầu không có” vẫn tiếp tục ý thơ trên làm cho tình huống éo le hơn.

Cụ Tam Nguyên đã không có thứ gì để tiếp bạn, ngay đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Dân gian quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là một “lễ vật” đơn sơ nhất trong các buổi gặp gỡ ngày thường cũng như ngày Tết, ngày hội.

Cụ Tam Nguyên – một vị quan lớn của triều đình về ở ẩn thì khó có thế không có nhĩtng thứ đơn giản đạm bạc như vậy. Và khi cáo quan lui về ở ẩn, Nguyễn Khuyến từng viết:

 

Chín sào tư thố là nơi ở

Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.

(Ngày xuân dạy các con)

Phải chăng, nhà thơ đặt mình trong hoàn cảnh tiếp bạn thiếu thôn về mọi thứ vật chất để có dụng ý gì chăng?

Quả thật, đọc bài thơ ta thấy, lời thơ hóm hỉnh, ngôn ngữ dung dị, pha chút tự hào về cuộc sông vật chất “thiếu thốn” của mình. Nhà thơ đã tự bộc bạch về cuộc sống thanh bạch, giản dị, đạm bạc của một nhà nho ở ẩn nơi làng quê thôn dã.

Nhà cụ Tam Nguyên đâu có nghèo, trước mắt người đọc là một không gian nông thôn rộng rãi, vườn rộng trải ra theo màu xanh của các loài rau, ao cá mênh mông. Và tất cả các sản phẩm thôn quê ấy đang phát triển xanh tốt, nhiều hứa hẹn.

Thật đúng với cuộc sống của ngưòi cáo quan về ở ẩn vui thú với ruộng vườn, sống một cuộc sông thanh bạch, giản dị.

Câu thơ kết trong bài: “Bác đến chơi đây ta với ta” là một sự bùng nổ về ý và về tình.

Nhà thơ tiếp bạn không có gì đặc biệt, không có mâm cao cỗ đầy, không cao lương mĩ vị, mà tiếp bạn bằng tấm lòng mình. Cụm từ ”ta với ta” hội tụ vẻ đẹp về ý, tình của bài thơ, là điểm cao trào của tình bằng hữu, thâm giao. Hai từ “ta” ở đây hoàn toàn khác nhau về vai trò cú pháp. Từ “ta” là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chỉ nhà thơ còn từ “ta” thứ hai là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất nhưng lại được dùng để chỉ người bạn của nhà thơ. “Ta với ta”, tuy hai mà một. Câu thơ đã bộc lộ một niềm vui trọn vẹn của nhà thơ về một người bạn tâm đầu, ý hợp.

Câu thơ ”Bác đến chơi đây ta với ta” trong bài ”Bạn đến chơi nhà” khác với câu “Một mảnh tình riêng ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan với hai từ “tá” nhưng chỉ nói một người, là bản thân nhà thơ tự “Nghĩ mình mà lại thương mình xót xa”.Vì vậy, câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta” là nỗi niềm cô đơn đên cô độc của người khách li hương trên con đường xa tít vào thòi khắc hoàng hôn.

Câu thơ của Nguyễn Khuyến “Bác đến chơi đây ta với ta” vì thế mà ấm áp tình đời, tình người và sâu nặng tình bạn.

Qua bài thơ Nôm dung dị cho thấy, cái tài của vị Tam nguyên Yên Đổ sử dụng ngôn ngữ đời thường rất tài tình, cả bài thơ hoàn toàn là ngôn ngữ thuần Nôm không có một từ Hán Việt nào. Lời thờ thanh thoát, nhẹ nhàng và tự nhiên.

Đọc bài thơ ta như thấy một nụ cười xoà của cụ Nguyễn, một mối tình bằng hữu thâm giao, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình cảm của đôi bạn già thật thanh bạch, dân dã mà đậm đà, ấm áp.

c) Mở rộng kiến thức

Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ khác nói về tình bạn: Bạn cùng quê, bạn đồng môn… bằng một sự quan tâm ân cần:

                                                        Ai lên thăm hỏi bác Châu cầu

                                                        Lụt lội năm nay bác ờ đâu…

(Lụt hỏi thăm bạn)

                                                              Muốn đi lại tuổi già thêm nhác

                                                              Trước ba năm gặp bác một lần,

Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

(Khóc Dương Khuê)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao?

(Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương) 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận