Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Đang tải...

Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) – Văn 7

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 

Hồ Xuân Hương quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà là nhà thơ lớn của dân tộc, được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Bà để lại khoảng 50 bài thơ Nôm. Thơ bà đều lấy đề tài trong cuộc sôhg đời thường. Cuộc sống và ngôn ngữ trần tục được đưa vào thể thơ Đường luật đài các một cách điêu luyện, tài tình.

Ngôn ngữ trong thơ bà có cái bình dị, mộc mạc, dễ hiểu của lối nói ca dao, tục ngữ dân gian. Thơ Đường luật có hình thức đường bệ và trang trọng, song Xuân Hương đã mang đến cho thể thơ này một nội dung rất đời thường, những hình ảnh nhỏ bé thân quen trong cuộc sống như quả mít, cái quạt, con ốc nhồi, quả cau…

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi”...

(Mời trầu)

Xuân Hương còn đưa hỉnh ảnh người phụ nữ bình dân vào trong thơ. Những người phụ nữ có cuộc sống riêng nhiều đau khổ, nhưng tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Thơ bà là tiếng nói bênh vực quyền sống của người phụ nữ, tố cáo chế độ phong kiến thôi nát, tố cáo chê độ nam quyền trói buộc người phụ nữ. Vì vậy, thơ Hồ Xuân Hương mang giá trị nhân đạo cao cả.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 95

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ. Căn cứ vào số câu, số chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong mỗi dòng thơ xác định thể thơ.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp theo nhịp 4/3 truyền thông, vần thơ được gieo ở cuối mỗi câu 1, câu 2, câu 4, (tròn, non, son). Bài thơ tuân thủ chặt chẽ theo luật bằng trắc của thơ Đưòng luật cổ điển.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
T T T B B T T
em vẫn giữ tấm lòng son
B B T T T B B

 

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 95

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại lí thuyết về thơ Đường luật ở bài học trước (số câu, số chữ, cách hiệp vần) để vận dụng vào bài học.

Đồng thời đọc kĩ bài thơ Bánh trôi nước chú ý đến các từ miêú tả về chiếc bánh: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son, bẩy nôi ba chìm,… để thấy được nghĩa đen và nghĩa bóng của bài thơ.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ Bánh trôi nước mang tính đa nghĩa. Lớp nghĩa thực, tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước đang được luộc chín. Bánh làm bằng bột nếp (trắng, tròn), bên trong là nhân đường (lòng son).

Trong dân gian vẫn quan niệm khi luộc bánh trôi “bảy nổi ba chìm” là bánh chín. “Rắn nát” là tùy vào sự khéo léo của người nặn mà bánh có thể ngon hoặc không ngon.

Qua việc tả chiếc bánh trôi thực, Hồ Xuân Hương đã khéo léo nói đến phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ:

                                  Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                   Bảy nổi ba chìm với nước non.

Câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” vừa gợi tả một chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon vừa hàm ẩn vẻ đẹp duyên dáng, xinh xắn của người phụ nữ.

Hai từ “thân em” là cách nói quen thuộc trong ca dao, trong những câu hát than thân, thương cho thân phận người con gái (Thân em như hạt mưa sa – Thân em như tấm lụa đào…). Hồ Xuân Hương đã mượn cách nói dân gian, nhưng không chỉ dừng lại để nói về thân phận mà chủ yếu là để ca ngợi, khẳng định phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ.

Mặc dù người phụ nữ phải chịu cảnh “bảy nổi ba chìm” giữa sóng gió cuộc đời, số phận phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng, vào lễ giáo phong kiến… nhưng ”em vẫn giữ tấm lòng son”. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng vào bài thơ một cách tài tình nhiều gợi tả về thân phận bọt bèo, bấp bênh của ngưòi phụ nữ trong xã hội cũ.

Hai từ “vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Như vậy lớp nghĩa thứ hai, ngầm ẩn bên trong mới là lớp nghĩa chính tạo nên giá trị của bài thơ.

Tác giả đã hiểu sâu sắc về nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, với những luật lệ hà khắc “tam tòng, tứ đức” đã trói buộc người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực và ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ. Bài thơ Bánh trôi nước vì thế mang tính nhân đạo sâu sắc và thể hiện rõ phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Nữ thi sĩ đã vận dụng tài tình ca dao, tục ngữ, sử dụng ngôn ngữ bình dị của cuộc sông đưa vào thơ ca rất cụ thể và sinh động. Nghệ thuật tương phản (rắn/ nát) và sử dụng tiểu đối (Thân em vừa trắng lại vừa tròn) làm cho lời thơ nhẹ nhàng và tự nhiên. Bánh trôi nước là một trong số’ những bài thơ vịnh hay và đặc sắc của Hồ Xuân Hương.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Xuân Hương viết nhiều bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật mượn các hình ảnh gần gũi thân quen, nhỏ bé như: quả cau, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi… để lên tiếng bênh vực người phụ nữ, tố cáo chế độ đa thê, chê độ nam quyền.

Mời trầu

 

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Tranh Tố nữ

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

Chị cũng xinh mà em cũng xinh

Đôi lứa như in tờ giấy trắng,

Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh…

Tham khảo bài viết của tác giả Trần Thị Trâm về Hồ Xuân Hương dưới đây:

Xuân Hương – Kì nữ, kì tài

Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng hát trái tim của Xuân Hương. Đó là những vấn đề của người phụ nữ viết cho người phụ nữ. Văn chương nàng in sâu màu sắc giới tính bởi đàn bà luôn nhìn đời bằng con mắt rất riêng. Xuân Hương không chỉ cảm nhận cuộc đòi bằng cái nhìn giói tính mà còn cảm nhận với cái nhìn đầy cá tính. Nàng có cái nhìn sắc nhọn của phóng sự để chọn nhũng điểm nóng bỏng của cuộc sông, và bắt đầu từ mặt trái của xã hội phong kiến thối nát để lên tiếng phản kháng. Là một người khát sông khát thèm yêu, nàng đã cảm nhận thời gian bằng toàn bộ giác quan, bằng đôi mắt xanh non mới lạ, bằng đôi tai thính nhạy, bằng xúc giác mạnh mẽ và tất cả sức sông của tuổi trẻ, chứ không phải chỉ bằng cái tâm, cái chí như nhà nho hạnh đạo. Góc tiếp cận thực tại mới mẻ này đã giúp Xuân Hương phát hiện và lí giải hiện thực một cách hết sức độc đáo. Ớ nàng đã xuất hiện một quan niệm mới lạ về con người. Con ngươi xã hội mang màu sắc cá nhân, con người với những đặc điểm về giới tính, với hạnh phúc trần tục, vối tình yêu và khát vọng tự nhiên. Nàng đã phả vào cái thế giới đông cứng, già nua một sức sống mới. Tất cả như được lạ hóa, trở nên cựa quậy, sống động, rõ ràng, trẻ trung, của cá tính sáng tạo và của tài liệu phóng sự này.

Với cái nhìn của phái đẹp, mục đích cuối cùng mà Xuân Hương ngưỡng vọng kiếm tìm chỉ là việc hướng tới hạnh phúc cho con người, giải phóng người phụ nữ.

(…) Cái tục chỉ là phương tiện để nàng hạ bệ thần tượng, lên án,…

(…) Nàng có một đời sống hạnh phúc. Nàng là sự thông nhất giữa hai mặt đối lập, sự yếu mềm, tinh tế rất đàn bà; sự thông minh, cứng cỏi đầy bản lĩnh làm đấng mày râu muôn thuở “Kính nhi viễn chi” mà sự chịu đựng mối là yếu tố làm nên sức hấp dẫn độc đáo của Hồ Xuân Hương.

(…) Sự đa thanh, phức điệu, khả năng gợi liên tưởng, gợi trí tò mò, tài sử dụng những thiên biến vạn hóa ấy Xuân Hương đã thừa hưởng từ dòng sữa dân gian.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận