Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)

Đang tải...

Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

“Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán là của tác giả Đặng Trần Côn. Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Khi đó, đất nước vắng bóng ngoại xâm nhưng các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục. Để đối phó, triều đÌnh phong kiến ra sức đàn áp, bắt nhân dân phải đi lính, phu phen, tạp dịch rất khốn khổ, bao gia đình lâm vào cảnh tan tác, chia lìa. Cuộc chiến tranh được nói đến ở đây là chiến tranh phi nghĩa, do giai cấp phong kiến thống trị gây ra để đàn áp dân đen. Sau khi ra đời, tác phẩm này được nhiều người dịch ra văn Nôm. Đến nay bản dịch được cho là hay nhất là của tác giá Đoàn Thị Điểm, một phụ nữ có Tài sắc, sống cùng thời với Đặng Trần Côn.

Khúc ngâm miêu tả nỗi sầu chia li đã như nhuốm cả vào mây, trời, núi non của người vợ sau khi đưa tiễn chồng ra trận… Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời phong kiến.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 92

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn thơ và lời giới thiệu về thể song thất lục bát trong SGK Ngữ văn 7, tập 1 (trang 91, 92). Sau đó đối chiếu với đoạn thơ và chỉ ra những đặc điểm cụ thể.

b) Gợi ý trả lời

“Song thất lục bát” hiểu đơn giản là “hai bảy sáu tám”, nghĩa là cứ hai câu bảy chữ, rồi đến một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Cứ bốn câu thì thành một đoạn nhỏ, muốn đặt dài, ngắn, bao nhiêu đoạn là tùy ý.

Về cách hiệp vần: Chữ cuối của câu bảy chữ trên thì vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ dưới (thấy… mấy), đều là vần trắc. Chữ cuối câu bảy chữ dưới lại vần với chữ cuối câu sáu chữ đều là vần bằng (chăn – ngăn, dâu – màu). Hai câu sáu chữ và tám chữ thì tuân theo luật của thơ lục bát. Chữ cuối câu tám chữ lại vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ trên thuộc đoạn sau (trùng – cùng), đều là vần bằng.

Tuy nhiên có nhiều chỗ đã có sự phá cách không theo nguyên tắc trên.

Ví dụ: Chữ “xanh” ở câu tám chữ đoạn 1 phải vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ đoạn 2, nhưng ở đây lại là chữ “còn”.

Sử dụng như thế tuy không đúng về luật gieo vần nhưng lại thể hiện được ý thơ và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình (cái nhìn đoái trông của cả hai phía).

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 92

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc bốn câu thơ: “Chàng… núi xanh”.

Ngay bốn câu thơ đầu đã gợi tả nỗi sầu của người chinh phụ, nỗi sầu ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào, tác giả đã sử dụng thời điểm, không gian, cảnh vật như thế nào để đặc tả nỗi sầu ấy?

b) Gợi ý trả lời

Đoạn thơ là hình ảnh người chinh phụ với nỗi sầu trong cảnh chia li, tiễn biệt chồng lên đường chinh chiến. Hai vế đối song hành: ”chàng thì đi” – “thiếp thì về” tái hiện một bi kịch giữa thơi loạn lạc. Câu thớ dựng lên cảnh tượng của buổi chia li đầy nưốc mắt. Hai người đi về hai phía, cứ xa dần, xa dần để rồi đến lúc cách mấy “ngàn núi xanh”. Ngươi vợ trẻ thương chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, phải nếm tói bao nguy hiểm, gian lao nơi chiến trận xa xôi. Còn nàng thì sao? Cũng là cảnh cô đơn, lẻ loi, một mình, một bóng nơi “buồng củ chiếu chăn”. Hai hình ảnh tượng trưng: “cõi xa mưa gió” và “buồng cũ chiếu chăn” hô ứng nhau, đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi đau khổ, cảnh ngộ bi kịch của “đôi lứa thiếu niên” khi “trời đất nổi cơn gió bụi”.

                                                                      Chàng thì đi cõi xa mưa gió

                                                                      Thiếp thì về buồng củ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Ba chữ “đoái trông theo” gợi tả cái nhìn đăm đăm về phía chân trời xa, dõi theo hình bóng ngưòi chồng thân yêu đã “cách ngăn” bởi màu mây biếc, ngàn núi xanh. Hình bóng người chinh phụ khuất dần chỉ còn lại người vợ lẻ bóng giữa trông vắng bao la của trời đất. Mây biếc làm cho bầu trời cứ cao hơn, mênh mông hơn, “ngàn núi xanh” càng làm cho chân trời thêm xa xăm, cách trở. Hình ảnh “mây biếc” và “ngàn núi xanh” là hai hình ảnh ước lệ rất đẹp. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng thương nhớ, sầu tủi và cô đơn của chinh phụ. Trong ánh mắt của cô lúc này khung cảnh bỗng trở nên mênh mông, vời vợi, xa xăm, như trải rộng mãi ra che khuất hình bóng người chồng yêu dấu.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 92

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc bốn câu thơ từ “Chốn Hàm Dương… mấy trùng” và các chú thích trong SGK để hiểu rõ các hình ảnh được sử dụng trong khổ thơ. Nỗi khổ, niềm đau của người chinh phụ so với khổ thơ trên có gì thay đổi không, giảm đi hay càng sâu thêm, nặng nề thêm? Trong khổ thơ có biện pháp điệp từ rất đáng chú ý. Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật đó sẽ thấy rõ sự tài tình của nhà thơ trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật.

b) Gợi ý trả lời

Trong khổ thơ này, nỗi buồn cô đơn của nàng chinh phụ được khắc sâu, được tô đậm qua cách nói ước lệ, tượng trưng:

                                                                 Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại

                                                                 Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Hàm Dương và Tiêu Tương là hai địa danh trên đất nước Trung Hoa, cách nhau hàng nghìn dặm. Hai từ đó được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong khổ thơ đầy ám ảnh. Đó là hai địa danh mang tính ưốc lệ, không xác định một khoảng cách cụ thể trong không gian vì thế sự xa cách của đôi lứa càng dằng dặc, mơ hồ. Chính vì vậy ở hai câu lục bát ngươi chinh phụ lại hỏi lại, để tìm một câu trả lòi hay chỉ để khẳng định sự biệt li, chia cách của mình với người chồng nơi chinh chiến?

Dường như thế giới chỉ còn thu lại ở hai địa danh: Tiêu Tương

– Hàm Dương, Hàm Dương – Tiêu Tương và ở hai đầu của “thế giới” có hai con người cùng “còn ngảnh lại” và “hãy trông sang”. Nhưng có “trông”, có “ngảnh” cũng chỉ thấy ”bến”, thấy “cây” mơ hồ. Không gian địa lí bao la đã trở thành không gian tâm hồn trống vắng và xa xăm. Chữ “cách” được nhịp lại hai lần, kết hợp với “mấy trùng” càng làm nổi bật bi kịch chia li của lứa đôi, nổi bật tâm trạng người chinh phụ vối nỗi buồn, cô đơn, thương nhố đến đau đáu không thế nào kể xiết, không biết ngỏ cùng ai.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 93a

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn thơ từ “Cùng trông… ai sầu hơn ai” và chú ý sự phát triển của tâm trạng nhân vật trữ tình. Ở đây, tác giả đã sử dụng không gian nghệ thuật và hình ảnh tượng trưng nào để gợi tả tâm trạng của người chinh phụ. cảnh ngộ chia tay của hai người thể hiện ở khổ thơ này có gì khác không?

b) Gợi ý trả lời

Bốn câu thơ cuối đã cực tả nỗi buồn của người chinh phụ trong sư ngóng trông, nhớ thương da diết:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Ở những câu trên, khoảng cách giữa hai con người tuy xa xăm nhưng vẫn còn có thể hình dung được, còn đến đây tất cả đã trở nên hết sức mơ hồ. Ngàn dâu xanh xanh, xanh ngắt thì biết trải ra bao xa? Cách điệp từ “cùng”, “thấy” khắc họa hình ảnh hai con người đang đau đáu nhìn về nhau. Nhưng xót xa thay, cô’ gắng nhìn để rồi ”cùng chang thấy nhau”, chỉ thấy ngàn dâu xanh ngắt. Nỗi sầu chia li, nỗi buồn trông ngóng không chỉ còn là tâm trạng của một mình người chinh phụ mà như nhân lên gấp bội khi tác giả khắc họa ánh mắt nhìn từ hai phía “cùng”. Màu xanh của ngàn dâu nhưng cũng là màu xanh của tâm tưởng, của biệt li. Ngàn dâu ấy cứ trải ra mênh mông, choáng ngợp cả không gian, che khuất hình bóng của người thương. Đằng sau sự xa khuất là hai cảnh ngộ: “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”. Câu hỏi như một tiếng thở dài ngao ngán, lời than trách xoáy vào lòng người đọc. Dù ở “buồng cũ chiếu chăn” hay là “cõi xa mưa gió” thì hai con người cũng đều chung một tâm trạng, một nỗi lòng xót xa, đau đáu ngóng trông. Nỗi sầu chia li đến đây như dâng lên cực điểm.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 93

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Liên hệ kiến thức về điệp ngữ và tác dụng của nó. Đọc lại đoạn thơ và ghi ra những từ nào được điệp lại và khi đọc đến những điệp ngữ đó chúng ta có cảm nhận gì, nhất là nhịp điệu của đoạn thơ.

b) Gợi ý trả lời

Biện pháp nghệ thuật liên hoàn và cách diễn tả trùng điệp là một nét tài hoa của nữ sĩ được thể hiện rất rõ qua hai khố thơ: “Chốn Hàm Dương… ai sầu hơn ai”. Các từ ngữ “Hàm Dương”, “Tiêu Tương”, ”cách”, “cùng”, ”thấy”, “ngàn dâu”, “xanh xanh”… “ai” được điệp lại ít nhất hai lần (có khi ngay trong một câu thơ), lúc thì tương phản, lúc hô ứng đăng đối, tăng cấp tạo nên nhạc điệu du dương, tha thiết, diễn tả một cách xúc động tâm trạng đầy bi kịch của con người thời loạn lạc. Sự lặp lại khiến câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi cô đơn li biệt triền miên, dằng dặc trong không gian và trong tâm hồn người chinh phụ.

Trong Chinh phụ ngâm khúc, biện pháp nghệ thuật liên hoàn – trùng điệp đã để lại dấu ấn tuyệt đẹp qua nhiều đoạn thơ tuyệt tác.

                                                                     Hướng dương lòng thiếp như hoa

                                                                     Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương

                                                                     Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái

                                                                     Hoa để vàng bởi tại bóng dương

Hoa vàng hoa rụng quanh tường,

Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 93

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại toàn bài thơ hình tượng nào đọng lại, gây cho ta nhiều cảm xúc nhất? Ngôn ngữ được tác giả sử dụng như thế nào trong việc khắc hoạ nhân vật.

b) Gợi ý trả lời

Đoạn thơ dựng lên hình ảnh người thiếu phụ trong cảnh ngộ éo le tiễn chồng ra trận với nỗi sầu triền miên và nỗi nhớ thương, ai oán. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ ước lệ bằng các hình tượng nghệ thuật đẹp để đặc tả nỗi sầu tủi của con người. Thơ là cái đẹp muôn đời của sự sống tâm hồn. Chinh phụ ngâm khúc là cái đẹp của tinh thần nhân đạo phản ánh một thời kì loạn lạc, đau thương, đê lại bao xúc động trong lòng độc giả hơn 250 năm nay. Đoạn thơ 12 câu trên đây là một nét đẹp của khúc ngâm tuyệt tác này. Ngôn từ điêu luyện, biểu cảm, hình tượng mĩ lệ, nhạc điệu du dương, những câu thơ song thất của khúc ngâm đã trở thành cổ điển. Cách nói ước lệ tượng trưng, cấu trúc song hành đối xứng, biện pháp liên hoàn – trùng điệp đã được nữ sĩ sử dụng rất tài tình.

Chiến tranh loạn lạc đã để lại bao nỗi đau trong lòng người. Nỗi buồn li biệt, tình thương nhớ, cảnh ngộ cô đơn của người vợ trẻ sau khi tiễn chồng ra trận như thấm sâu vào cảnh vật từ mây trời, núi non đến cây cỏ, từ chốn phòng khuê đến ải xa nơi chiến địa. Đoạn thơ thấm đượm tinh thần nhân văn, thể hiện niềm khao khát của người chinh phụ muốn được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình, yên vui.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận