Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 – Đề văn và cách làm bài văn biểu cảm

Đang tải...

Đề văn và cách làm bài văn biểu cảm

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

Ví dụ: Cảm nghĩ về dòng sông quê hương. Đối tượng biểu cảm là dòng sông quê hương, định hướng tình cảm cho bài làm: nêu những tình cảm thật của mình đối với dòng sông quê hương. (Các đề bài khác cũng bao gồm hai yếu tố này).

2. Các bước làm bài văn biểu cảm là: tìm hiểu đề và tìm ý ; lập dàn bài ; viết bài ; sửa bài. (Xem SGK trang 88 về các bước làm bài của đề văn: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ).

3. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

Ví dụ: Xem phần gợi ý trong ngoặc đơn của phần a: Tìm hiểu đề và tìm ỷ trang 88.

4. Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm để viết thành bài văn.

Ví dụ: Với đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ thì lời văn thích hợp ở đây phải là lời văn tha thiết yêu thương và kính trọng đối với mẹ qua những hồi ức kỉ niệm của tuổi ấu thơ cũng như những sự việc của tuổi học trò hôm nay.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Đề văn biểu cảm

Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.

Ví dụ:

– Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương.

– Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

II. Các bước làm bài văn biểu cảm

1. Tìm hiếu đề

Xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện.

2. Lập ý và lập dàn bài

– Hình dung cụ thể đôi tượng biểu cảm trong mọi trường hợp.

– Xác định cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

– Tìm đủ ý cho nội dung bài viết.

– Sắp xếp các ý thành một dàn bài phù hợp.

3. Viết bài

Dựa vào dàn bài vừa lập được, viết thành những đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Bài văn phải gồm đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.

4. Sửa bài

Sau khi viết xong cần đọc lại bài viết, kiểm tra những lỗi mắc phải trong khi viết.

Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

a) Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ.

– Định hướng tình cảm: yêu thương, ấm áp.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương, gần gũi, ấm áp.

– Thân bài: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

+ Nụ cười của mẹ khi con còn thơ bé.

+ Nụ cười yêu thương, khích lệ mỗi khi con tiến bộ: khi biết đi, biết nói, khi lần đầu đi học, khi được lêp lớp…

+ Mỗi khi vắng nụ cưòi của mẹ: mải chơi, không nghe lời bố mẹ…

+ Cố gắng học tập tốt, làm việc chăm chỉ để luôn được thấy nụ cười của mẹ.

– Kết bài: Mỗi khi nghĩ đến nụ cười cửa mẹ lòng em lại cảm thấy ấm áp, yêu thương.

c) Viết bài: Dựa vào dàn ý vừa lập được, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Chú ý lời văn phải thích hợp, gợi cảm, chân thật.

d) Sửa bài: Khi viết xong, cần đọc lại và sửa lại bài viết.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

a) Đoạn văn biểu đạt tình cảm nhớ thương, gắn bó, niềm tự hào về quê hương.

Có thể đặt: Nhan đề cho bài văn: An Giang quê mẹ.

Đề văn: Trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của quê hương An Giang.

b) Nêu dàn ý của bài

– Mở bài: Tình yêu quê hương tha thiết.

– Thân bài:

+ Hình ảnh quê hương yên bình, êm ả trong kí ức tuổi thơ.

+ Hình ảnh quê hương đau thương, anh dũng trong lịch sử đấu tranh.

– Kết bài: Khẳng định lại tình yêu quê hương tha thiết.

c) Tình cảm trong bài văn được trình bày một cách trực tiếp: hình dung trực tiếp, cụ thể về quê hương trong tuổi thơ và trong đấu tranh.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận