Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 – Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Đang tải...

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Con người có nhu cầu biểu cảm cho nên trong văn chương cũng có văn biểu cảm. Văn biểu cảm nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đôi với thế giới xung quanh để mong được đồng cảm. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút,… Các bài ca dao trong chùm ca dao trữ tình vừa học đều là văn bản biểu cảm.

2. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,…)

3. Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.

B. HƯỚNG DẨN TÌM HlỂU BÀI

I. Nhu cầu biểu cảm của con người

Đọc những câu ca dao và trả lòi câu hỏi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

(Ca dao)

Câu ca dao thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận con cuốc. Qua đó thể hiện nỗi thương cảm đối với tình cảnh vô vọng của con người.

    Đứng hên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

    Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Ca dao)

Câu ca dao thể hiện tâm trạng băn khoăn của người con gái trước muôn nẻo đường đòi.

Người ta thường thổ lộ tình cảm để bộc lộ cảm xúc (có khi là cảm xúc trước cảnh thiên nhiên, hay cảm xúc trước một sự việc nào đó,..); tìm sự đồng cảm, sẻ chia.

Người ta thường làm văn biểu cảm khi muốn bộc lộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc trước một đối tượng nào đó (thiên nhiên, con người, xã hội…).

Trong thư gửi cho người thân, bạn bè người viết thường biểu lộ cảm xúc.

II. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

– Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là loại văn bản được viết ra nhằm:

+ Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh. Nó không chấp nhận kể lể sự việc và miêu tả chi tiết.

+ Thông qua sự việc miêu tả chi tiết, gợi cảm mà khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

– Văn biểu cảm bao gồm các thể loại văn học: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…

– Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm: từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ…

– Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như: yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…

Đọc hai đoạn văn trong SGK, trang 72 và trả lời câu hỏi.

a) Đoạn văn (1) biểu hiện nỗi nhớ thông qua việc nhắc lại những kỉ niệm. Đây là cách thường thấy trong nhật kí, thư từ. Đoạn văn (2) thế hiện tình cảm tha thiết, gắn bó với quê hương, đất nước.

Nội dung của đoạn văn (1) và đoạn văn (2) có khác với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả. Nếu như nội dung của văn bản tự sự là trình bày các sự việc theo một trình tự nhất định; nội dung của văn bản miêu tả là tái hiện chính xác trạng thái của sự vật thì các văn bản trên không có nội dung hoàn chỉnh, song đều thể hiện tâm trạng, tình cảm của ngươi viết.

b) Qua hai đoạn văn trên cho thấy tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn vì có như vậy tình cảm được bộc lộ mới chân thật và giàu sức biểu cảm.

c) Nhận xét về phương thức biểu cảm tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên.

– Đoạn văn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỉ niệm).

– Đoạn văn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước thông qua việc miêu tả tiếng hát của cô gái trong đêm khuya).

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em so sánh hai đoạn văn trong SGK, trang 73 và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

Trong hai đoạn văn, đoạn văn (b) là văn biểu cảm vì nó thể hiện tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp của loài hoa hải đường.

Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đưòng, nhưng đoạn văn (a) miêu tả chính xác đặc điểm của hoa hải đường. Còn đoạn văn (b) thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả: hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam Phò giá về kinh.

Nội dung biểu cảm của bài Sông núi nước Nam thể hiện niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền trưốc mọi kẻ thù xâm lược.

Nội dung biểu cảm của bài Phò giá về kinh thể hiện hào khí oanh liệt, vang dội của dân tộc ta thời Trần, đồng thời thể hiện niềm tin sắt đá vào tương lai vững bền của đất nước.

3. Bài tập này yêu cầu các em kể tên một số’ bài văn biểu cảm (trữ tình) mà em biết. Cố thể kể ra đây một số bài: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi), Cây chuối (Nguyễn Trãi), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)…

4. Bài tập này yêu cầu các em sưu tầm và chép ra một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

Các em có thể dựa vào văn bản đã học trong SGK hoặc tìm ở những tác phẩm văn chương. Sau đó dựa vào lí thuyết để phát hiện ra đâu là đoạn văn biếu cảm.

Dưới đây là hai đoạn văn biểu cảm, các em có thể tham khảo.

a. (…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chăn tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Găm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vi rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ lai chữ. (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân).

b. (…) Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sông về ngày trước. Tai Mị văng vắng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá củng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị. (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận