Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Từ Hán Việt

Đang tải...

Từ Hán Việt – Văn 7 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Trong tiếng Việt có một khôi lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Có những yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như một từ ; còn phần lớn chỉ dùng để tạo từ ghép.

Ví dụ: Các tiếng nam, quốc, sơn, hà là những yếu tố Hán Việt, trong đó:

nam có thể dùng độc lập (phương nam, người miền nam…)

quốc, sơn, hà không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tô cấu tạo từ ghép (nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn v.v…)

Có thể nói                              Không thể nói

yêu nước                                yêu quốc

trèo núi                                   trèo sơn

lội sông                                   lội

2. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

Ví dụ:

– thiên trong thiền thư có nghĩa là trời (sách trời).

– thiên trong thiên niên kỉ, thiền lí mã có nghĩa là nghìn (kỉ nghìn năm, ngựa nghìn dặm).

– thiền trong thiên đô có nghĩa là dời (dời đô).

3. Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Ví dụ:

– Từ ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, giang sơn.

– Từ ghép chính phụ: ái quốc, thiên thư.

4. Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

a) Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thủ môn, chiến thắng, ái quốc.

Trật tự Việt:       (giữ cửa)     (đánh  thắng)   (yêu nước)

b) Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thiên thư, thạch mã, tái phạm.

Trật tự Việt: (sách trời) (ngựa đá) (phạm lại)

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU

I. Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt

Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng đọc theo cách Việt. Cách đọc này dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Hán thời trung đại, chịu ảnh hưởng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, dần dần ổn định và được bảo tồn cho đến ngày nay.

Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

Ví dụ: quốc gia, sơn, thuỷ…

Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như: hoa, quả, bảng, học, tập,… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

Có những yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác xa nhau về nghĩa.

Ví dụ :                           

– Hữu: bạn                               Tình bằng hữu.

– Hữu: bên phải                        Bên tả bên hữu (bên trái, bên phải).

– Hữu: có                                  Hữu danh vô thực (chỉ có danh mà không có thực chất).

Đọc bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi.

1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa: Nam: phương Nam; quốc: nước; sơn: núi; hà: sông.

Trong các tiếng trên, Nam có thể dùng như một từ đơn để đặt câu. Ví dụ: Mùa đông, chim thường di cư về phương Nam.

Các tiếng không thể dùng như một. từ đơn: quốc, sơn, hà.

2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là:

– Thiên: nghìn (thiên niên kỉ: nghìn năm, thiên lí mã: ngựa chạy nghìn dặm).

– Thiên: dài (thiên đô về Thăng Long: Dòi đô về Thăng Long).

II. Từ ghép Hán Việt

Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Từ ghép đẳng lập

Đó là loại từ ghép có các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp không có yếu tố nào chính, không có yếu tố nào phụ. Các yếu tố ấy phải cùng chung từ loại: danh từ ghép với danh từ, tính từ ghép với tính từ, động từ ghép với động từ.

Ví dụ :

Sơn hà                                                  sơn; núi; hà: sông

Sinh tử                                                  sinh: sống; tử: chết

Thi ca                                                    thi: thơ; ca: bài hát

Từ ghép chính phụ

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt.

– Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Ví dụ:

+ Ái quốc (yêu nước); ái: yêu; quốc: nước.

+ Đại diện (thay mặt); đại: thay; diện: mặt.

– Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt.

Ví dụ:

+ Quốc kì (cờ của đất nước) – quốc: nước; kì: cờ.

+ Ngư ông (ông lão đánh cá): ngư: đánh cá; ông: ông lão.

+ Thiên thư (sách trời): thiên: trời; thư: sách.

1. Các từ sơn hà, xâm phạm trong bài (Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép đẳng lập.

– Sơn hà: núi sông (sơn: núi; hà: sông).

– Xâm phạm: lấn chiếm quyền lợi của người khác (xâm: lấn chiếm; phạm: lấn đến).

– Giang san: sông núi (giang: sông; san (vốn là sơn): núi).

2. a) Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc từ ghép chính phụ, trong đó yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau (giống trật tự các từ trorig từ ghép chính phụ thuần Việt).

– Ái quốc: yêu nước (ái: yêu; quốc: nước).

– Thủ môn: cầu thủ đứng ở khung thành, trực tiếp bảo vệ khung thành (thủ: bảo vệ; môn: cửa, khung thành).

– Chiến thắng: đấu tranh thắng lợi (chiến: đấu tranh; thắng, được).

Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) là từ ghép chính phụ trong đó yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

– Thiên thư: sách trời (thiên: trời; thư: sách).

– Thạch mã: ngựa đá (thạch: đá; mã: ngựa).

– Tái phạm: phạm lại sai lầm cũ (tái: lại; phạm: mắc phải điều cần tránh).

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ dẫn ở SGK, trang 70.

Để làm được bài tập này các em cần:

– Hiểu nghĩa của các từ ghép Hán Việt bằng cách tra cứu từ điển.

– Trên cơ sở đó tìm ý nghĩa chung của yếu tố cấu tạo nên các từ ghép Hán Việt.

Cụ thể:

– hoa1: hoa quả, hương hoa

+ hoa quả: các thứ quả dùng để ăn (nói khái quát).

+ hương hoa: dùng để cúng tế, như hương, hoa… (nói khái quát).

Vậy hoa; có nghĩa: cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.

– hoa2: hoa mĩ, hoa lệ

+ hoa mĩ: được gọt giũa, trau chuốt nhiều để có cái vẻ đẹp phô trương bề ngoài.

+ hoa lệ: (cảnh vật) đẹp một cách lộng lẫy.

Vậy hoa2 có nghĩa: đẹp.

– phi1: phi công, phi đội

+ phi công: người lái máy bay.

+ phi đội: đơn vị chiến thuật cơ bản của không quân, gồm một sô biên đội.

Vậy phi1có nghĩa: bay.

– phi2: phi pháp, phi nghĩa

+ phi pháp: trái vối pháp luật.

+ phi nghĩa: trái với đạo nghĩa.

Vậy phi2 có nghĩa: trái, không phải.

– phi3: cung phi, vương phi

+ cung phi: vợ lẽ của vua, hàng sau hoàng hậu.

+ vương phi: vợ của vua chúa.

Vậy phi3 có nghĩa: vợ lẽ của vua, hay vợ của thái tử và các vương hầu.

– tham1: tham vọng, tham lam

+ tham vọng: lòng ham muốn, mong ước quá lớn, thường vượt xa khả năng thực tế, khó có thể đạt được.

+ tham lam: Có lòng tham đến mức muốn lấy hết về cho mình.

Vậy tham1 có nghĩa: ham muốn một cách thái quá, không biết chán.

 – tham2: tham gia, tham chiến

+ tham gia: góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó.

+ tham chiến: tham gia chiến tranh.

Vậy tham2 có nghĩa: góp phần.

– gia1: gia chủ, gia súc

+ gia chủ: chủ nhà.

+gia súc: thú nuôi trong nhà như: trâu, bò, chó, lợn… (nói khái quát). Vậy gia1 có nghĩa: nhà.

– gia2: gia vị, gia tăng

+ gia vị: thứ cho thêm vào món ăn để tăng vị thơm ngon như hành, hạt tiêu, ớt,…

+ gia tăng: tăng thêm.

Vậy gia2có nghĩa: thêm vào một ít, nhằm đáp ứng một yêu cầu nào đó.

2. Bài tập này yêu cầu các em tìm những từ Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà).

a) Muốn tìm được từ ghép Hán Việt, trước hết các em cần hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt:

– quốc: nước

– đế: vua

– cư: ở

– bại: thua

Sau đó, tìm các yếu tố để ghép tạo thành những từ ghép Hán Việt:

– quốc: quốc gia, cường quốc, quốc kì, quốc ca, quốc công, quốc hồn, quốc huy…

– đế: hoàng đế, thượng đế, tiên đế…

– cư: chung cư, định cư, ngụ cư, cư trú…

– bại: thành bại, chiến bại, bại trận, đại bại…

3. Bài tập này yêu cầu các em xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm thích hợp.

Để xếp các từ ghép trên vào nhóm thích hợp, trước tiên cần phải hiểu nghĩa và cách cấu tạo của chúng.

– hữu ích: có tác dụng tốt (hữu: có; ích: tác dụng tốt).

– thi nhân: nhà thơ (thi: thơ; nhân: người).

– đại thắng: giành được phần thắng lớn (đại: lớn; thắng, giành được phần trong cuộc đọ sức).

– phát thanh: phát và truyền âm thanh (phát: truyền đi; thanh: âm thanh).

– bảo mật: giữ bí mật (bảo: giữ; mật: vật có tính chất quan trọng).

– tân binh: lính mới (tân: mới; binh: lính).

– hậu đãi: đối xử tột (hậu: cao hơn mức bình thường để tỏ sự trọng đãi; đãi; đối xử).

– phòng hỏa: đề phòng hỏa hoạn (phòng: đề phòng; hỏa: lửa).

Sau đó, xếp các từ ghép vào nhóm thích hợp, cụ thể:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

4. Bài tập này yêu cầu các em tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau và 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

*5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

– mục đồng: trẻ chăn trâu, bò…

– nhật báo: báo ngày.

– nguyệt san: báo tháng.

– hư văn: văn chương sáo rỗng, không thiết thực.

– đại dương: biển lớn.

*5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

– mất tích: không còn thấy dấu vết.

– lưu danh: để lại tên tuổi và tiếng tốt sau khi chết.

– đồng cảm: cùng chung một mối cảm xúc, suy nghĩ.

– tả chân: miêu tả đúng sự thật.

– nhân tài: người có tài năng xuất sắc.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận