Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

Đang tải...

Phò giá về kinh

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM

Trần Quang Khải (1241 – 1294) con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, được phong đến chức Thượng tướng. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất, mà còn là thi sĩ có tài với những vần thơ “sâu xa lí thú”. Ông là tác giả của tập thơ “Lạc đạo” bằng chữ Hán, hiện chỉ còn lại 11 bài.

Mùa hè năm 1285, quân ta đánh thắng giòn giã trên phòng tuyến sông Hồng (với hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử), Thoát Hoan đại bại, thành Thăng Long được giải phóng. Trên đường cùng đại quân rước xa giá vua trở về Kinh thành (thủ đô Hà Nội ngày nay), Trần Quang Khải viết bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”. Bài thơ ra đời trong không khí hào sảng của khúc ca khải hoàn.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 68

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ bài thơ (nguyên văn chữ Hán) và chú ý đến số chữ, số câu trong bài và cách gieo vần. Liên hệ vối kiến thức về thơ Đường luật trong phần đầu bài viết về tác phẩm Nam quốc sơn hà để nhận dạng thể thơ của bài thơ này.

b) Gợi ý trả lời

Thơ tứ tuyệt Đường luật không chỉ có thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ) mà còn có ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ), về vần thơ: có thể có 3 vần gieo vào các chữ cuối câu 1, 2, 4; có thể có 2 vần gieo vào chữ Cuối câu 2, câu 4. Luật bằng – trắc của thơ ngũ ngôn cũng giống các chữ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ 2, 4 thì phải đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là “bằng” thì chữ thứ 4 là “trắc”, nếu chữ thứ 2 là “trắc” thì chữ thứ 4 phải là “bằng”. Như vậy có thể thấy bài thơ tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Đoạt sáo Chương Dương độ,
T T B B T
Cầm HỒ Hàm Tử quan.
B B B T B
Thái bình tu trí lực,
T B B T . T
Vạn cổ thử giang san.
T T T B B

 

Chữ cuối cùng của câu thứ hai và thứ tư có vần “bằng” (quan – san) như thế bài thơ gieo vần bằng.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 68

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời câu hỏi này, cần liên hệ vối kiến thức về bối cảnh sáng tác của bài thơ. (Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thời nhà Trần), cần đi sâu vào phân tích các câu thơ (ngôn ngữ, cách đảo từ, nhịp điệu) và có thể đối chiếu với bản dịch để thấy hào khí của chiến thắng như thấm đẫm trong từng câu chữ.

b) Gợi ý trả lời

Tụng giá hoàn kinh sư thực chất là một bài ca khải hoàn của dân tộc ta sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của giặc Mông – Nguyên (1285). Chính vì thế, nó vang dội hào khí chiến thắng và tạc lên tư thế của một dân tộc anh hùng. Điều đó thể hiện rõ trong từng câu từng chữ. Hai câu thơ đầu với cấu trúc bình đôi đã nhắc lại hai chiến thắng liên tiếp vang dội của quân ta trên phòng tuyến sông Hồng: Hàm Tử và Chương Dương do chính Thượng tướng Trần Quang Khải và tướng Trần Nhật Duật chỉ huy. Trong trận chiến đó hàng vạn quân giặc đã bị bắt và bị giết, Toa Đô bị chém cụt đầu, còn Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển; quân ta đã chiếm được nhiều lương thảo, khí giới của địch. Hai động từ mạnh “đoạt sáo” và “cầm Hồ” được đặt đầu câu gợi tả hai cú đánh sấm sét, liên tiếp giáng xuống đầu quân xâm lược. Câu thơ gợi lại không khí tiến quân của quân ta trong hai trận quyết chiến. Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca dân tộc, Trần Quang Khải đã đưa địa danh vào thơ. Nhưng đó không đơn giản chỉ là những tên đất, tên vùng mà nó còn gắn với chiến công hiển hách của cả dân tộc. Câu thơ là lời ngợi ca về “hào khí Đông A”, tư thế chiến thắng và chí khí anh hùng của Đại Việt. Câu thơ hàm súc, cảm xúc dồn nén, khí văn hùng tráng, mạnh mẽ biểu thị tinh thần “Sát Thát” của tướng sĩ. Câu thơ không chỉ là lòi thông báo chiến thắng mà còn thể hiện niềm tự hào vô cùng to lớn của nhân dân.

Trên đà chiến thắng, quân ta tiến công như vũ bão quét sạch giặc Nguyên – Mông ra khỏi kinh thành Thăng Long. Ngày 6 tháng 6 năm Ât Dặu (9 tháng 7 năm 1285), Thượng tướng Trần Quang Khải cùng đoàn quân chiến thắng rước xa giá vua Trần trở về Thăng Long. Trước cảnh hoang tàn của đất nước sau chiến tranh, tác giả thẳng thắn đặt ra nhiệm vụ:

 

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”.

(Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.)

Từ âm hưởng anh hùng ca hào sảng, giọng thơ trở nên trầm lắng hơn, như một lời tâm tình. Câu thơ như một lời động viên, nhắc nhở và hứa hẹn. Vua tôi nhà Trần, từ tướng sĩ đến toàn thể nhân dân, ai ai cũng dồn hết sức mình, đem tài năng, sức lực, của cải ra để tái thiết đất nước. Chiến thắng giặc thôi chưa đủ mà phải xây dựng giang sơn này, đất nước này thái bình, độc lập bền vững đến muôn đời. Trách nhiệm, nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm khắc, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn) nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhắc đến. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, súc tích tác giả đã làm nổi bật hình ảnh của dân tộc anh hùng, vươn dậy sau chiến tranh tàn phá, ở đó nhân dân không chỉ biết tự hào, say sưa với chiến thắng trong quá khứ mà ý thức rất rõ trách nhiệm của mình với tương lai.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 68

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại hai bài thơ và đặt trong bối cảnh sáng tác để thấy sự khác nhau về thòi kì sáng tác, nhưng chúng vẫn có sự giống nhau. Hãy tìm sự giông và khác nhau ấy ở hình thức biểu đạt (thể thơ, ngôn từ…) và nội dung.

b) Gợi ý trả lời

Cả hai bài thơ đều thuộc thể thơ tứ tuyệt (bài chỉ có 4 câu thơ) rất ngắn được thể hiện qua ý tưởng, cả hai bài thơ đều thiên về biểu ý. Cái ý thơ được trình bày ngắn gọn, tập trung vào sự kiện:

Ở bài Sông núi nước Nam: khẳng định chủ quyền của dân tộc, sự chiến thắng của chính nghĩa.

Bài Phò giá về kinh: nêu hai sự kiện chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần: Chương Dương và Hàm Tử, khẳng định sự tồn tại mãi mãi của đất nước, của dân tộc này.

Nhưng “lời hữu hạn mà ý vô cùng”, câu thơ càng ngắn, càng súc tích thì sức biểu hiện lại càng lớn. cả hai bài thơ đều biểu hiện ý khẳng định sự tồn tại và tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước để bảo vệ và xây dựng độc lập; sự vững bền muôn đời của giang sơn.

Dù cách nhau hai thế kỉ, ở hai triều đại khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều là những vị tướng lĩnh, có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ở hai thời kì. Chính vì thế những vần thơ rất cô đọng, súc tích đều thế hiện niềm tự hào sâu sắc về hào khí oanh liệt, tư thế anh hùng của dân tộc tự chủ.

Tụng giá hoàn kinh sư thực chất là bài ca khải hoàn, nó được sáng tác khi Trần Quang Khải – vị Thượng tướng – có vai trò nhất nhì trong triều đình, cũng như trong cuộc cầm quân chống giặc Nguyên – Mông xâm lược, hộ giá hai vua trở về kinh đô ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1285. Hai câu đầu bài thơ tác giả nhắc đến hai chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với cuộc kháng chiến (Chương Dương, Hàm Tử), mà một trong hai trận đánh đó tác giả là người trực tiếp chỉ huy. về thời gian của cuộc chiến, “Đại Việt sử kí toàn thư“, Quyển 5 (Bản dịch, tập II, tr. 55 – 67) ghi như sau:

“Mùa hạ, tháng Tư, vua sai bọn Chiêu Thành vương (không rõ tên), Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, tướng Nguyễn Khoái đem binh nhẹ đón đánh ở bến Tây Kết. Quan quân cùng với quân Nguyên đánh nhau ở Hàm Tử quan. Các quan đều có mặt ở đấy, duy quân của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật có ngưòi nước Tông, mặc áo kiểu Tông, cầm cung tên để đánh… Quân Nguyên thấy đều kinh hãi, bảo nhau là có người Tống sang đánh giúp, vì thế thua chạy. Trước kia nhà Tông mất nưốc, những người ấy sang quy phục nước ta, Nhật Duật đã dung nạp.

Tháng năm, ngày 3, hai vua đánh giặc ở Trường Yên, chém đầu cắt tai không kể xiết. Ngày 7, tin do thám báo rằng: Toa Đô từ Thanh Hóa kéo quân ra. Ngày 10, có người từ chỗ giặc trôn đến quận ngự dinh tâu rằng: Thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khải Lạp với em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh được giặc ở xứ Kinh thành, Chương Dương, quân giặc tan vổ. Bọn Thái tử Thoát Hoan, Bình Chương, Alạt chạy qua sông Lô… Ngày 20, hai vua tiến đóng ở bến Đại Mang, Tổng quản nhà Nguyên là Trương Hiền đầu hàng. Ngày hôm ấy – đánh bại giặc ở Tây Kết, quân giặc chết và bị thương rất nhiều, chém được đầu Nguyên soái Toa Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hóa, hai vua đuổi theo không kịp, bắt được dư đảng hơn 5 vạn người đem về. Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền lớn vượt biển trốn thoát…”.

“Tháng sau, ngày 6, hai vua trở về Kinh sư. Thượng tướng là Quang Khải làm thơ rằng: Đoạt sáo Chương Dương độ…”.

Như vậy, Trần Quang Khải và hai vua là những người thắng trận – có thể hiểu với cả hai ý nghĩa cụ thể của từ này – trở về. Họ còn chưa kịp nghỉ ngơi, chưa kịp tổng kết cuộc chiến, và có thể nói cũng chưa kịp rũ chiếc áo bào, chưa kịp “tẩy giáp binh”. Nhịp độ diễn tiến của chiến trận dồn dập, sôi động, quyết liệt để lại âm hưởng trong nhịp thơ hàm súc, rắn rỏi, các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt), chuyển trực tiếp tới đối tượng (đoạt sáo, cầm Hồ). Bài thơ của Trần Quang Khải mang tính thời sự, tuy nhiên tác giả lại không dừng lâu ở chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng mặc dù ta có thể nghe, có thể cảm thấy toát lên ở đây niềm tự hào được dồn nén trong cách kể rất “khách quan”, “trung tính”. Trần Quang Khải lướt qua những sự kiện của cuộc chiến rất nhanh và với tinh thần trách nhiệm, ông nhấn mạnh nhiệm vụ thời bình: “Thái bình rồi nên dốc hết sức lực” (Thái bình tu trí lực). Đó là điều kiện tiên quyết và tất yếu để “non sông này vững bền muôn thuở”.

Bài ca khải hoàn của Trần Quang Khải bộc lộ niềm sảng khoái của con người chiến thắng, thể hiện hào khí Đông A của thời đại nhưng lại không mang niềm vui an lạc. Vị tướng chưa kịp nghỉ ngơi đã lo đến nhiệm vụ trước mắt, cũng là kế sách lâu dài cho vương triều, cho đất nước. Bài thơ chỉ có 20 chữ nhưng vừa báo cáo được thành quả thời kì chiến tranh giữ nước lại vừa đặt ra nhiệm vụ trong hòa bình. Trần Quang Khải quả là một chiến tướng đồng thời là một nhà chiến lược. Chính ở bài thơ này ông đã bộc lộ tính kiên nghị, mạnh mẽ và tầm nhìn xa trông rộng của một nhân cách lớn. Trần Thánh Tông đã không nhầm khi giao vận mệnh vương triều và non sông xã tắc vào tay ông và Trần Quốc Tuấn.

Thượng tướng Trần Quang Khải là anh hùng, thi sĩ lỗi lạc đời Trần. Ông lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288) đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Ông là tác giả tập thơ “Lạc đạo” bằng chữ Hán, hiện chỉ còn lại 11 bài.

Mùa hè năm 1285, quân ta đánh thắng giòn giã trên phòng tuyến sông Hồng, Thoát Hoan đại bại, thành Thăng Long được giải phóng. Trên đường cùng đại quân rước xa giá vua trở lại Kinh thành, Trần Quang Khải viết bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt “Tụng giá hoàn kinh sư” này. Đây là bài dịch:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

1. Hai câu thơ đầu cấu trúc bình đối, nhắc lại hai chiên công liên tiếp vang dội của quân ta. Trận Hàm Tử quan và trận Chương Dương độ. Hàng vạn quân giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển, Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều thuyền, khí giới và lương thảo của giặc. Hai chữ “đoạt sáo” và “cầm Hồ” đứng đầu câu thơ gợi tả hai cú đánh sấm sét vô cùng mạnh mẽ và liên tiếp giáng xuống đầu quân xâm lược. Lần đầu tiên trong thơ ca dân tộc, Trần Quang Khải đã đưa địa danh, lịch sử vào thơ ca để ca ngợi “Hào khí Đông A”, ca ngợi chí khí anh hùng của Đại Việt. Thượng tướng Trần Quang Khải, tướng quân Trần Nhật Duật đã chỉ huy hai trận đánh lớn này. Câu thơ hàm súc, cảm động dồn nén, khí văn hùng tráng mạnh mẽ biểu thị tinh thần “Sát Thát” của tướng sĩ và niềm tự hào vô cùng to lớn của nhân dân ta thời Trần:

 

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù.)

Trên đà chiến thắng, quân ta quét sạch giặc Nguyên – Mông ra khỏi Kinh thành Thăng Long. Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, tức ngày 9 tháng 7 năm 1285, Thượng tưống Trần Quang Khải cùng đoàn quân thắng trận rước xa giá vua Trần trở lại Kinh thành trong cảnh hoang tàn đổ nát.

2. Từ âm điệu anh hùng ca, giọng thơ trở nên tâm tình ở hai câu cuối. Trước đông tro tàn của quê hương, đất nước; một nhiệm vụ mới rất nặng nề được đặt ra cho mọi người:

 

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

(Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.)

Từ vua đến Vương hầu, từ tưống sĩ đến toàn dân, ai cũng phải “tu trí lực”, đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình, bền vững đến muôn đời. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “tu trí lực” mà Trần Quang Khải nêu lên từ thế kỉ XIII đến hơn 700 năm sau, mỗi công dân Việt Nam vẫn thấy mối mẻ, lay động.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận