Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Những câu hát châm biếm

Đang tải...

  Những câu hát châm biếm           

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 52

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài ca dao. Chú ý đến những từ, những cụm từ nói về ước muốn, sỏ thích của nhân vật “chú tôi”. Từ đó nhận xét về tính cách, đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra, cần chú ý đến những từ có nghĩa bất thường để hiểu dụng ý của tác giả dân gian muốn nói điều gì.

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao gồm sáu câu lục bát, hai câu đầu giới thiệu về nhân vật chú của cái cò vẫn đang độc thân. Cái cò trở thành nhân vật mối lái mà dân gian gọi là “ông tơ bà nguyệt”; cô yếm, đào là ẩn dụ về cô thôn nữ xinh đẹp mà cái cò muốn làm mai làm mối cho ông chú của mình.

Bốn câu ca dao còn lại giới thiệu về ông chú của cái cò:

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

“Chú tôi” hiện ra là một người đàn ông đặc biệt với bốn cái “hay”: “hay tửu hay tăm” là nghiện rượu, ”hay nước chè đặc” là nghiện chè, “hay nằm ngủ trưa” là lười biếng và hay chơi hơn làm. Bản chất của người nông dân vôn cần cù, chịu khó, hay lam hay làm, nhưng người đàn ông trong bài ca dao này lại trái ngược. Nhân vật đã lưòi biếng lại thích hưởng thụ những thứ ngon: rượu ngon, chè ngon.

Song chưa hết, “chú tôi” còn có điều ước rất phi lí, hiếm thấy trong tâm lí của người làm nghề nông từ xưa tới nay.

“Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.”

“Ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm việc, “ước những đêm thừa trống canh” để ngủ cho đẫy giấc. Điều ước của chú cái cò thật phi lí, vì đêm chỉ có 5 canh “đêm năm canh gà gáy o o…” không thể có đêm thừa trống canh.

Như vậy, tất cả sở thích “hay” và điều ước của nhân vật “chú tôi” cho thấy đó là người đàn ông có nhiều tật xấu, lười biếng, chỉ thích hưởng thụ, thích ăn no ngủ kĩ.

Bài ca dao có giọng điệu nhẹ nhàng, nhưng mang đầy sắc thái châm biếm kẻ có thói hư, tật xấu, lười nhác, nghiện ngập trong xã hội.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 52

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài ca dao. Chú ý cách xưng hô và nội dung thông báo trong mỗi câu ca dao. Từ đó dễ dàng xác định bài ca dao là lời của ai. Mỗi câu ca dao đều thông báo một nội dung. Vì vậy cần bám sát vào từng câu và liên kết nội dung các câu trong bài để thấy được dụng ý của bài ca dao.

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái đi xem bói. Những lời phán của ông thầy bói đều mang tính nước đôi, nói dựa, có tính chất vô thưởng vô phạt, nói toàn những điều đương nhiên ai cũng biết:

“Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

… Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.”

Trong mọi lời phán của thầy bói đều nêu lên hai mặt đối lập của một vấn đề, một sự việc, không phải cái này thì là cái kia, hiển nhiên là thế. Vậy cách nói nước đôi này chẳng qua chỉ là sự bao biện, để kiểu gì ông ta cũng đúng, người nghe không thể phản đối được.

Lời phán của ông thầy bói chẳng có gì đặc sắc, chẳng có gì là tài cán cả. Điều đó không đợi đến thầy bói nói ra, thì mọi người đều biết cả. Đó là chuyện sáng rõ như ban ngày, đã được cuộc sống kiểm nghiệm.

Bài ca dao với giọng điệu nhẹ nhàng đã châm biếm bọn thầy bói bịp bợm, nhảm nhí. Ngoài ra, bài ca dao còn có nội dung phê phán tệ nan mê tín dị đoan trong xã hội.

Tác giả dân gian đã vạch trần bộ mặt dốt nát của các ông thầy bói nhảm nhí bằng câu ca dao:

Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

Ca dao, dân ca còn có nhiều bài châm biếm các ông thầy tướng số, thầy địa lí như bài sau đây:

Tiền buộc dảị yếm bo bo

Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình…

Nhất hào Nhị hào, bờ rào…

Quẻ này có động!

Nhà này có quái trong nhà

Có con chó đực cắn ra bằng mồm

Nhà bà có con chó đen

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

Nhà bà có cái cối xay

Bốn chăn xuống đất, ngõng quay lên trời…

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 52

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Các tác giả ca dao, dân ca, thường mượn hình ảnh các con vật gần gũi để gửi gắm ý tưởng của mình. Vì vậy cần đọc kĩ bài ca dao, chú ý đến các con vật và hành động của chúng được nhắc đến trong bài. Mỗi con vật có một việc làm riêng. Việc làm đó có gì bất ổn trong một đám tang? Liên kết nội dung giữa các câu trong bài để thấy được nội dung của bài ca dao.

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao nói về một đám tang ở nông thôn trong xã hội cũ. Người chết là con cò đã “chết rũ”, tức là chết rất lâu ngày mầ vẫn chưa được chôn cất, phải nhờ đến các ông thầy bói “mở lịch xem ngày làm ma”.

Mỗi con vật trong bài là một ẩn dụ sinh động cho các hạng người trong xã hội. Cà cuống là kẻ có vai vế, chức sắc trong làng. Chim ri cũng thuộc vào hàng ngũ có vai vế được ăn cỗ, được chia phần. Chào mào là tay kèn trống trong các đám tang. Chim chích tiêu biểu cho mõ làng, thuộc hạng người “đầu chày, đít thớt” trong xã hội phong kiến xưa.

Đám tang đã bị biến thành một đám rước, cỗ bàn linh đình. Các vị gọi là có vai vế trong làng được dịp thoả thích ăn uống say tuý luý “uống rượu la đà”. Đám ma không có một tiếng khóc, không khí ở đây ồn ào, tấp nập như đám hội. Các hạng người trong làng xã kéo đến đê ăn uống, chia phần ”đánh trống quân”, “vác mõ đi rao” chứ không phải đến chia buồn vối gia chủ có ngưòi xấu số.

Con cò chết rủ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thi đánh trống quân

Chim chích cời trần, vác mõ đi rao.

Bài ca dao đã lựa chọn các con vật, mỗi con sắm vào một vai phù hợp với một hạng người trong xã hội cũ. Bằng việc sử dụng một loạt hình ảnh ẩn dụ, kết hợp với lối nói cường điệu, bài ca dao đã kín đáo châm biếm hủ tục ma chay “linh đình” trong dân gian. Hiện tượng này rất phổ biến và tồn tại rất lâu trong làng xã nước ta thuở trước.

c. Mở rộng kiến thức

Cũng phê phán bọn quan lại tham lam trong xã hội phong kiến, bọn cơ hội đục khoét kiếm tiền của ngươi dân trong mọi trường hợp kể cả trong đám tang, tìm đọc tác phẩm truyện ngắn Thịt người chết của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 52

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài ca dao và xem phần chú thích các từ “cậu cai”; “nón dấu lông gà” nói người có chức sắc trong xã hội cũ.

Chú ý đến cách miêu tả ngoại hình, việc làm, cách ăn mặc để thấy được chân dung của nhân vật.

Qua đó, nhận xét về nghệ thuật, cách nói, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh tài tình của tác giả dân gian.

b. Gợi ý trả lời 

Bài ca dao là bức chân dung biếm hoạ về nhân vật “cậu cai”, hai từ “cậu cai” cho thấy vị này còn trẻ. Cậu cai được phác hoạ qua hai nét đặc tả về trang phục, sắc phục.

Cụm từ “nón dấu lông gà” là sắc phục tượng trưng cho uy quyền của người có vai vế, “ngón tay đeo nhẫn” biểu hiện cho sự sang trọng của nhân vật:

”Cậu cai nón dấu lông gà,

Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. “

Câu trên đã hàm ý giói thiệu về nhân vật có chức sắc ở cửa quan nhưng câu cuối lại viết “gọi là cậu cai” thì bao nhiêu uy quyền, sự sang trọng ở trên trỏ thành phản tác dụng, cách nói đưa đẩy, nói nhại, thể hiện dụng ý châm biếm.

Hai câu cuối của bài còn tô đậm thêm sự thảm hại ở con người thật của cậu cai.

“Ba năm được một chuyên sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.”

Cậu cai vốn cũng có chút quyền lực ở phủ, huyện trong xã hội xưa, song cậu cai cũng phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên. Cậu cai trở thành thân phận tôi tớ của bậc quan trên, phải ăn chực, nằm chờ để nhận công việc. Dân gian đã dùng lối nói thậm xưng để diễn tả ý này là ”Ba năm được một chuyên sai”.

Bề ngoài cậu cai cũng có vẻ oai vệ, sang trọng, cũng có áo quần xênh xang, nhưng thực chất cũng chỉ là đi thuê, đi mượn.

Đến đây thì nhân vật đã bị hạ bệ, áo quần vốn là thứ cần thiết đối với mỗi con người, ấy thế mà cậu cai phải đi mượn. Như vậy, cái nhẫn đeo tay chắc cũng là đi mượn, hoặc là đồ giả.

Bài ca dao bật ra tiếng cười châm biếm những kẻ có chút chức quyền cố tỏ ra oai vệ, nhưng thực chất là rỗng không; càng tỏ ra oai vệ càng kệch cỡm, đáng cười.

Bốn bài ca dao châm biếm cho thấy nghệ thuật trào lộng dân gian thật đặc sắc, nhiều màu sắc làm bật ra tiếng cưòi. Nghệ thuật trào lộng kết hợp với ẩn dụ, phóng đại, cách nói ngược đã tố cáo thói hư, tật xấu, cái đáng cười của các đối tượng bị tố cáo. Chúng ta thấy rõ tính chiến đấu của ông cha thể hiện mạnh mẽ trong những bài ca châm biếm, phê phán.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận