Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Quá trình tạo lập văn bản

Đang tải...

Quá trình tạo lập văn bản

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Các em hãy trả lời 5 câu hỏi ở SGK tr.45. Trả lời được 5 câu hỏi này, tức là các em đã nhận ra các bước trong quá trình tạo lập văn bản. Có 4 bước sau đây:

1. Định hướng chính xác: văn bản viết (nói) về cái gì, cho ai, để làm gì và như thế nào ?

2. Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bô” cục thành một bài văn mạch lạc, hoàn chỉnh.

4. Kiểm tra xem văn bản đã đạt yêu cầu chưa và có cần sửa chữa gì không.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU 

1. Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước :

– Định hướng chính xác:

+ Viết (nói) cho ai? (đối tượng giao tiếp)

+ Viết (nói) để làm gì? (mục đích giao tiếp)

+ Viết (nói) về cái gì? (nội dung giao tiếp)

+ Viết (nói) như thế nào? (cách thức giao tiếp)

– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những çâu, đoạn văn.

Từ ngữ, câu văn… viết ra, nói ra cần đảm bảo chính xác, trong sáng, có tính mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên, có cần sửa gì không.

1. Trong cuộc sống, khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi thì ngươi ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết ra, nói ra) văn bản.

Chẳng hạn, khi muốn viết thư cho một người nào đó là do một trong hai ngươi có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc một vấn đề nào đó mà cả hai người đều quan tâm.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư trước hết phải xác định rõ bốn vấn đề:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gỉ?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

Bỏ qua vấn ,đề nào trong bốn vấn đề trên cũng không thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xác định được bôn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý: ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… đế có một bố cục rành mạch, hợp lí.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được một văn bản. Việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu sau:

– Đúng chính tả;

– Đúng ngữ pháp;

– Dùng từ chính xác;

– Sát với bố cục;

– Có tính liên kết;

– Có mạch lạc;

– Kể chuyện hấp dẫn;

– Lời văn trong sáng.

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bưốc (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm cần được kiếm tra sau khi hoàn thành. Sự kiểm tra ấy cần phải dựa theo những tiêu chuẩn sau:

– Diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Xem văn bản có đạt yêu cầu đã nêu và cần sửa gì không.

C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào các văn bản đã làm trong tiết Tập làm văn để trả lời các câu hỏi.

Học sinh tự làm.

2. Việc báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường của bạn học sinh như thế là không phù hợp. Có thể điều chỉnh như sau:

– Kể lại việc học tập của mình, rồi sau đó rút ra kinh nghiệm học để có kết quả tốt cho các bạn khác tham khảo.

– Mục đích hướng đến của hội nghị là các bạn học sinh, không phải là các thầy cô giáo. Do đó, cần phải thay đổi cách xưng hô sao cho phù hợp, có thể xưng là tôi, tớ…

3. Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưối dạng một dàn bài.

a. Dàn bài chứ không phải là một bài văn hoàn chỉnh nên không bắt buộc viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp và nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau.

b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Do đó cần phải sắp xếp các ý theo một hệ thống thống nhất.

Ví dụ:

Ý lớn nhất, đặt I, II…

Các ý nhỏ hơn đặt 1, 2…

Tiếp sau đó là a, b… và gạch đầu dòng (-) các dấu cộng (+) là các ý nhỏ hơn…

4. Nếu thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu, thì người viết phải thực hiện các bước tạo lập một văn bản như đã nói ở phần Hướng dẫn tìm hiểu bài.

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận