Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương người

Đang tải...

Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương con người 

A. VÀI NÉT VỀ CA DAO, DÂN CA VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác thi ca, âm nhạc. Tình cảm ấy được thể hiện dưới nhiều góc độ, nhiều cung bậc khác nhau. Qua những câu ca dao – dân ca, đất nưâc Việt Nam từ đỉnh Lũng Cú đến mũi Cà Mau núi rừng trùng điệp, đồng ruộng bát ngát, sông biếc chan hòa hiện lên giàu có và tươi đẹp.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 39

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ bài 1, chú ý đến các dấu hiệu ngắt đoạn để chia bài này thành mấy phần. Sau đó tìm hiểu xem có sự thay đổi cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong bài thơ hay không? Để trả lời tốt câu hỏi này cần phải tìm hiểu về hình thức đối đáp trong ca dao – dân ca.

b. Gợi ý trả lời

Dân ca Việt Nam rất phong phú về làn điệu, đa dạng về hình sắc, độc đáo về nội dung. Hát xướng và hát đối đáp cũng là một loại dân ca có nhiều bài hay, hóm hỉnh. Đối đáp giữa trai và gái để đọ trí, qua đó giao duyên tỏ tình. Những bài hát đối đáp thế hiện trí tuệ và tình cảm dân gian về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước, biểu hiện cách ứng xử sắc sảo, trí tuệ của trai gái làng quê xưa. Tình yêu quê hương, đất nước, tình thương người là những tình cảm rất đậm đà của nhân dân được thể hiện trong nhiều bài hát đối đáp.

Bài 1 chắc chắn là hình thức đối đáp, sáu câu đầu là lời hỏi của chàng trai, sáu câu sau là phần lời đáp của cô gái. Hình thức này có nhiều trong ca dao – dân ca, nhất là trong hát giao duyên. Nó làm cho các bài hát trở nên uyển chuyển, trữ tình rất thi vị.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 39

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại từng câu hỏi và câu trả lời của chàng trai, cô gái, liệt kê ra các địa danh có nhắc đến. Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của các địa danh đó. Để trả lời được những câu hỏi của chàng trai ngưòi con gái ở đầy phải có hiểu biết gì? Tình cảm gì? Qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận được về hình ảnh người hỏi và người đáp trong bài hát này.

b. Gợi ý trả lời

Phần đầu của bài hát là câu hỏi liên tiếp của chàng trai. Cách hỏi thật hóm hỉnh:

“Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?”

Sáu câu đều là sáu câu hỏi về các địa danh của đất nưốc ta. Các câu hỏi chỉ đưa ra một vài thông tin nhưng hết sức đặc trưng về một địa danh, đòi hỏi người trả lời phải có kiến thức rộng về danh lam, thắng cảnh của đất nưốc đồng thời phải biết những điển tích, đặc điểm gắn với những vùng miền đó. Có phải là một sự thách đố chăng? Câu hỏi càng “bí hiểm”, hóc búa bao nhiêu thì lòi đối đáp lại sắc sảo bấy nhiêu. Những nét đẹp riêng về thành quách, đền đài, sông núi ở mỗi miền quê đều được nàng thông tỏ.

‘Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”.

Một sự hiểu biết đáng khâm phục. Các địa danh ở đây được lựa chọn đầy dụng ý nghệ thuật: có thành Hà Nội năm cửa ngõ thủ đô thiêng liêng của đất nước được xây dựng từ thời Lí (thế kỉ XI); có sông Lục Đầu, kiến tạo rất độc đáo của tự nhiên và cũng là nơi ghi dấu chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông – Nguyên; có sông Thương bên trong, bên đục; có thành tiên xây là những thắng cảnh thiên nhiên rất đẹp. Và có đền Sòng, núi Đức Thánh Tản nơi thò những đức thánh của dân tộc trong tâm linh của dân gian. Chỉ với sáu địa danh thôi nhưng đã gợi lên cho người đọc một bức tranh về giang sơn gấm vóc giàu có, về danh lam thắng cảnh, về di tích lịch sử và văn hóa. Phải có hiểu biết sâu sắc như thế nào về thiên nhiên, phong cảnh của quê hương, phải có một tình yêu như thế nào với non sông, đất nước nhân vật trữ tình mới có thể chỉ ra địa danh tiêu biểu, đẹp đến vậy? Trong những câu trả lời đó như ẩn chứa niềm tự hào, hãnh diện về vẻ đẹp của dân tộc và thiên nhiên, về văn hóa và bề dày lịch sử.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 40

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài ca dao và lưu ý cụm từ “rủ nhau” được đặt ở vị trí nào trong câu và mang những sắc thái biểu cảm gì? (Chú ý từ này được sử dụng với đối tượng nào?). Sau đó, tác giả đã nhắc đến địa danh nào và tại sao lại nhắc đến những địa danh đó?

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…” sử dụng nghệ thuật liệt kê điệp ngữ và các câu hỏi tu từ để nói lên niềm vui, tự hào của nhân dẩn ta trước những cảnh đẹp của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Trong ca dao có nhiều bài ca được mở đầu bằng cụm từ “rủ nhau”:

“Rủ nhau xuống bể mò cua”…

“Rủ nhau đi cấy đi cày”…

“Rủ nhau lên núi đốt than”…

“Rủ nhau đi tắm hồ sen”…

“Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui, hồ hởi và náo nức. Người ta thường rủ nhau khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao. Trong bài có cảnh “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”, Kiếm Hồ là hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi rùa vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn hướng dẫn người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm với những cái tên nổi tiếng: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Tất cả đều làm nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng của Hồ Gươm. Thủ pháp nghệ thuật ở đây là “gợi” chứ không “tả”, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi: dùng phương pháp liệt kê tên địa danh để gợi cho người đọc những đặc điểm và hình ảnh. Bởi những cái tên đó, địa danh đó đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân đất Việt và gợi lên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đằng sau câu ca dao là tình yêu, niềm tự hào của tác giả về những vẻ đẹp tự nhiên, về truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước.

Câu thơ cuối bài ”Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?” là một câu hỏi tu từ. Hình thức nói là một câu hỏi (có từ hỏi đặt ở đầu câu) song mục đích của nó không phải để tìm ra câu trả lời mà chỉ để khẳng định. Câu hỏi như là lời nhắc nhở về công lao xây dựng non sông gấm vóc của cha ông ta. Và cũng như một lời reo tự hào về vẻ đẹp đất nưốc. Bởi Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô mà nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thông dân tộc.

c. Mở rộng kiến thức

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam có hiện tượng một số bài thơ của một số thi sĩ đã “ca dao hóa”. Nhiều người cho rằng bài ca dao gồm 4 câu này là của Á Nam Trần Tuấn Khải. Trong mục “Phong dao” in trong cuốn “Duyên nợ phù sinh”, quyển thứ nhì, tác giả đã dùng chữ thăm (ở đây dùng chữ xem), chữ tô điểm (ở đây dùng chữ xây dựng) trong tác phẩm của mình.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 40

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc bài ca dao và chú ý khi tác giả nói về Huế đã nhắc đến những chi tiết nào? Chi tiết đó gợi cho người đọc cảm xúc gì, hình dung gì về Huế?

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao vối ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục bát là một hiện tượng rất độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thi vô…”

Có nhiều người cho rằng bài ca dao này chỉ nói về cảnh đẹp của xứ Huế mộng mơ. Như thế chưa đủ. Thực ra ở đây không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lốn hơn nhiều. Câu thơ thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua các tỉnh miền Trung. Từ láy ”quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa khi vô Huế phải vượt qua nhiều núi non hiểm trở (Hoành Sơn nhất đái), sông sâu: sông Mã, sông Lam… nên:

“Yêu em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”.

Nhưng đến câu thơ thứ hai thì cảnh lại trở nên thơ mộng. “Non xanh nước biếc”, vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của núi non, có màu “biếc” mê hồn của sông nưốc. Một bức tranh tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ như trải ra trưóc mắt chúng ta. Càng nên thơ hơn khi nó được so sánh với ”tranh họa đồ”. Hình ảnh so sánh ấy làm cho người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của bức tranh thiên nhiên. Đằng sau câu ca dao ấy là lời ngợi ca, là niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương giàu đẹp và kì thú.

Cuối cùng là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”. Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê đẹp, nên thơ có “Non xanh nước biếc như tranh họa đô”. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, rất chung chung không cụ thể là ai cả. Nhưng, chính vì thế người đọc dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 40

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc hai câu đầu của bài ca dao và chú ý đến số lượng chữ trong câu, cách gieo vần, lặp từ, và cấu trúc ngữ pháp? Câu ca dao này có gì đặc biệt không?

b. Gợi ý trả lời

Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Hai câu ca dao tiếp tục mạch cảm xúc nói lên niềm tự hào về quê hương giàu đẹp với những cánh đồng lúa bao la, bát ngát, nhưng về hình thức đã có sự khác thường. Điểm đặc biệt về từ ngữ được sử dụng trong hai dòng thơ này là việc dùng tiếng địa phương và hai câu thơ có nội dung khác nhau được xây dựng chung vật liệu ngôn từ nhờ thủ pháp đổi vị trí.

Với hai từ địa phương miền Trung “ni”, “tê” đã cho phép ngưòi đọc nhận ra ngay đâu là vẻ đẹp của thiên nhiên và sự trù phú, no ấm, bình yên, hạnh phúc của ngươi dân vùng nào. Hai câu lục bát phá thể với việc sử dụng thành công biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng có tác dụng nhân đôi hình ảnh mênh mông, bao la, bát ngát, trải rộng trùng trùng của những cánh đồng quê hương.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 40

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nhân vật trữ tình ở đây là hình ảnh cô gái. Trong hai câu này, có những hình ảnh nào, nhân vật trữ tình ở đây được xây dựng trên nền không gian và thời gian nào? Bối cảnh đó có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

b. Gợi ý trả lời

Hai câu thơ đầu vẽ ra bức tranh cảnh đồng lúa mênh mông, bát ngát và đến hai câu cuối hiện lên hình ảnh nhân vật trữ tình:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Giữa không gian bao la của cảnh vật thiên nhiên, hình ảnh thiêu nữ hiện lên trẻ trung, tươi tắn và đầy sức sống. Cấu trúc “thân em như…” ta bắt gặp rất nhiều trong ca dao.

“Thân em như dải lụa đào

Phất phơ trước gió biết vào tay ai”.

Hay:

“Thân em  như  hạt  mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”.

Nhưng có lẽ chỉ ở đây hình ảnh người thiếu nữ thôn quê mới được thể hiện một cách trẻ trung, tràn đầy sức sông như “chẽn lúa đòng đòng”, giữa ánh nắng hồng ban mai. Câu ca dao mở ra khung cảnh mênh mông, tươi sáng của buổi bình minh và không gian bát ngát ở hai câu trên làm cho hình ảnh cô gái càng trở nên nổi bật hơn, đẹp đẽ hơn.

Cô gái tràn đầy sức sông giống như cây lúa xanh tươi nhựa sống đang tuôn trào, trong câu ca dao có cái nhìn lạc quan của người nông dân Việt Nam.

7. Câu hỏi 7 SGK, trang 40

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại hai câu ca dao cuối của bài 4 để thấy hình ảnh nhân vật trữ tình là ai và nhân vật đó tự bộc lộ hay được nhìn bằng con mắt của ai?

b. Gợi ý trả lời

Bài ca dao này, nhất là ở hai câu cuối có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là bài ca dao miêu tả cảnh đẹp đồng quê và vẻ đẹp của cô thôn nữ. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là chủ nhân của cánh đồng “mênh mông bát ngát” đó và hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” phất phơ giữa nắng hồng, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất của đồng quê. Theo cách hiểu này thì đây chắc chắn phải là lời của một nhân vật nào đó đang ngắm cô gái từ phía xa – có thể là một chàng trai chăng? Ngoài ra còn có cách hiểu khác, cho rằng đây là lời của cô gái: Đứng trước cánh đồng ”bát ngát mênh mông” nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định của mình, sở dĩ có cách hiểu này vì tác giả xếp hai câu này vào mạch những bài ca dao, than thân của người phụ nữ bắt đầu bằng hai từ: “Thân em”:

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

– Thân em như dải lụa đào

Phất phơ trước gió biết vào tay ai.

Nhưng cách hiểu này không phổ biến và có vẻ không phù hợp với lôgíc tâm lí, cảm xúc của hai câu trên.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận