Giúp em học tốt Ngữ văn lớp 7 tập một – Mạch lạc trong văn bản

Đang tải...

Mạch lạc trong văn bản

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Văn bản nào cũng phải có chủ đề và người viết phải viết theo chủ đề ấy. Vì vậy văn bản cần phải mạch lạc để cho cái chủ đề chung xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong văn bản ; có nghĩa là các đoạn, các phần trong văn bản được tiếp nôi theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, nhằm làm cho chủ đề trôi chảy liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (hoặc người nghe).

Có thể thấy điều đó qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”:

– Mạch văn là sự chia tay của hai anh em bất hạnh do người lớn sự thiếu trách nhiệm của bố mẹ (chủ đề của truyện).

– Thử xem cái chủ đề chung ấy có xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong văn bản không, và các đoạn, các phần ấy có được tiếp nối theo một trình tự hợp lí để làm cho chủ đề trôi chảy liền mạch, gợi được nhiều hứng thú cho người đọc không ? Ta thấy không một bộ phận nào trong truyện lại không liên quan đến cái nỗi niềm đau xót và cái tình cảm thương nhau tha thiết của hai em bé lúc phải chia tay nhau (các em có thể chứng minh qua 3 cảnh nối tiếp nhau: cảnh chia đồ chơi, cảnh Thủy đến trường chào cô giáo và các bạn, cảnh hai anh em phải chia tay nhau).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Mạch lạc trong văn bản

– Hai chữ mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thông nhất lại gọi là mạch lạc. Mạch lạc là sự nhất quán chặt chẽ, liên tục của một tư tưởng được thể hiện trong suốt quá trình triển khai văn bản.

Cùng với liên kết, mạch lạc tạo thành đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. Nếu liên kết được coi là biểu hiện bề mặt, vật chất thì mạch lạc được coi là thể hiện bề sâu, thể hiện bên trong mang tính tinh thần của sự thông nhất và hòàn chỉnh của văn bản.

a. Mạch lạc trong văn bản có đầy đủ các tính chất:

– Trôi chảy thành dòng, thành mạch.

– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.

– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

b. Có ý kiến cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Ý kiến trên hoàn toàn chính, xác vì trình tự hợp lí của các câu văn, các ý kiến là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc là:

– Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

– Các phần, các đoạn, các câu trong ván bản được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trưóc sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch.

a. Toàn bộ các sự việc trong văn bản xoay quanh việc chia tay của hai anh em. Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò trọng tâm, mà sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt tác phẩm. Thành, Thuỷ buộc phải chia tay, phải chia đồ chơi.

b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia rẽ, xa nhau, khóc cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chang muốn chia đôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,… chính là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thông nhất. Các em buộc phải chia tay nhưng búp bê không chia tay, tình cảm anh em mãi mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt. Đó có thể xem là mạch lạc văn bản.

c. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,… Các đoạn ấy được nối với nhau theo mốì quan hệ thòi gian (hôm qua, sáng nay, hiện tại); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường); quan hệ tâm lí (nhớ lại); quan hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản). Những mối quan hệ giữa các đoạn là tự nhiên và hợp lí.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a. Bài tập yêu cầu tìm hiểu về tính mạch lạc chủ đề xuyên suốt của tác phẩm Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) là tình cảm kính trọng cần phải có của con đối với mẹ. Văn bản được trình bày theo các ý sau:

– Lí do viết thư để quở trách sự thiếu lễ độ.

– Những lời phê bình chân tình.

– Yêu cầu một thái độ đúng đắn cần phải có.

Tất cả đều tập trung vào thể hiện mốì quan hệ mẹ – con.

b. * Chủ đề xuyên suốt của văn bản Lão nông và các con: lao động là vàng. Văn bản được trình bày theo các ý sau:

– Trước khi mất, lão nông dặn các con có kho vàng ở dưới đất.

– Các con chăm chỉ cày xới tìm kiếm.

– Đất nhờ được làm kĩ nên lúa tốt, vì vậy cuối năm bội thu – đó chính là vàng.

– Chủ đề xuyên suốt đoạn văn của Tô Hoài là: màu vàng của ngày mùa, vàng của tròi, của lúa, của nắng, của cây cối trong vưòn, vàng của rơm, của thóc, của mái nhà. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm.

2. Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tuy không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn nhưng không vì thế mà tác phẩm thiếu mạch lạc. Ngược lại, tác phẩm lại đề cập đến cuộc chia tay của Thành và Thuỷ, của những con búp bê, càng lầm nổi bật tư tưởng chủ đề: đừng bắt các em nhỏ phải chia tay.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận