Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Bố cục trong văn bản

Đang tải...

Bố cục trong văn bản

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Mục đích của bài học giúp học sinh:

– Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.

– Có ý thức xây dựng bốcục tạo lập văn bản.

– Bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Bố cục của văn bản

Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng.

Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.

a. Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Những nội dung trong đơn cần phải sắp xếp theo một trật tự, không thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Không thể viết lí do khiến em muôn xin vào Đội trước, rồi mới khai họ tên, địa chỉ. Cũng như không thể đưa ra lời hứa tiêp tục phấn đấu mới nêu lí do xin vào Đội. Vì như thế là không đúng trình tự, không đúng quy định làm đơn.

b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục vì như vậy nội dung trong văn bản mới có trình tự hợp lí, các ý rành mạch, mục đích giao tiếp mới dễ dàng được thực hiện.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

Các điều kiện để bố cục trong văn bản được rành mạch và hợp lí:

– Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thông nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.

– Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

Đọc hai câu chuyện trong SGK, trang 29 và trả lòi câu hỏi.

a. Hai câu chuyện có bố cục chưa hợp lí. Các sự việc được kể không theo trật tự diễn biến của sự việc và do đó không làm nổi bật được chủ đề của truyện.

b. Cách kể chuyện như vậy bất hợp lí ở chỗ:

Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

– Sự việc ếch quen ngồi đáy giếng nên có tính chủ quan, coi trời bằng vung lại kể sau việc ếch ra ngoài giếng.

– Chi tiết: Trâu giẫm bẹp ếch và từ đó trâu trở thành bạn của nhà nông là không đúng.

Truyện Lợn cưới, áo mới:

– Không làm nổi bật tính cách của hai người: mỗi người đều muốn khoe phần mình, không đế ý đến người khác.

– Không làm bật ra tiếng cười (không hợp với lôgíc: hỏi – đáp) nêu chi tiết anh khoe áo mới trả lời rồi mới nêu chi tiết anh khoe lợn cưới hỏi.

c. Từ đó có thể sắp xếp lại bố cục hai truyện trên như sau:

(1) Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

– Ếch quen sống trong giếng, bên cạnh những người bạn nhỏ bé, nó chủ quan nghĩ tròi chỉ bé bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể.

– Năm đó, trời mưa to làm nước giếng dềnh lên, đưa ếch ra ngoài.

– Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi khắp nơi không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

(2) Truyện Lợn cưới, áo mới:

– Có anh tính hay khoe, một hôm may được áo mới, anh liền đứng hóng cửa, đợi ngưòi khen, nhưng đến chiều mà vẫn chưa có ai hỏi cả, anh ta rất tức.

– Có anh tính cũng hay khoe, chạy đến hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

– Anh áo mới vội giơ vạt áo ra, trả lời: Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả.

3. Các phần của bố cục

Bố cục của văn bản thưòng gồm ba phần:

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Tuy nhiên, có những thể loại văn bản không tuân theo bố cục ba phần. Ví dụ: Văn bản tin do tính chất thời sự, ngắn gọn nên thưòng chỉ có bố cục gồm đầu đề và phần thân bài.

a. Nêu nhiệm vụ của ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Cần phải phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì nêu không sẽ có sự lẫn lộn, tạo nên sự lộn xộn trong văn bản.

c. Có bạn nói rằng phần Mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần Thân bài, còn phần Kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của Mở bài. Nói như vậy là không đúng vì mỗi phần có một nhiệm vụ riêng, các phần có quan hệ chặt chẽ vối nhau nhưng đồng thòi cũng độc lập, không thể trùng nhau.

d. Một bạn cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự được dồn cả vào phần Thân bài nên phần Mở bài Kết bài là những phần không cần thiết lắm. Ý kiến trên là không đúng vì mỗi phần của văn bản có nhiệm vụ và chức năng riêng, nếu bỏ đi thì văn bản không đầy đủ, thiếu trình tự, thiếu chặt chẽ, và hiệu quả của mục đích giao tiếp không cao.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Truyện Ếch ngồi đáy giếng Lợn cưới, áo mới được dẫn ra trong bài phần Hướng dẫn tìm hiểu bài là ví dụ về cách sắp xếp không hợp lí dẫn đến việc nội dung văn bản không hoàn chỉnh, lệch lạc, mơ hồ về ý nghĩa nội dung văn bản.

2. Bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê gồm ba phần:

– Phần Mở bài (từ “Mẹ tôi” đến “vì khóc nhiều”): Giới thiệu sự kiện chia đồ chơi của hai anh em qua lời yêu cầu của mẹ. Đây cũng là thời điểm bắt đầu cho cuộc chia tay giữa hai anh em.

– Phần Thân bài: “Đêm nay… nặng nề thế này”… “Có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà… (Doạn này bỏ từ liên kết nhưng, không) đến… khuân đồ đạc lên xe”.

Trình bày lại sự kiện:

+ Giới thiệu sự kiện chia đồ chơi của hai anh em.

+ Đêm trước buổi chia tay.

+ Việc chia đồ chơi không thành.

+ Hôm chia tay với lớp học.

– Phần kết bài (Phần còn lại): Kể lại sự việc phút cuối cuộc chia tay.

Bố cục như vậy là rành mạch và hợp lí vì các phần trong văn bản thống nhất về nội dung và chặt chẽ về liên kết đồng thời lại rõ ràng từng sự kiện giúp người đọc tiếp nhận, hiểu được nội dung một cách dễ dàng và gây cảm giác đồng cảm với người viết.

Tuy nhiên, có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác như sau: Phần Mở bài: “Gia đình tôi khá giả đến… một giấc mơ thôi”: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, thông báo sự chia tay của nhân vật.

3. Bài tập yêu cầu nhận xét bố cục bản báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường của một bạn học sinh. Có thể thấy: bố cục như vậy là khá rành mạch, nhưng chưa hợp lí. Đây là bản báo cáo kinh nghiệm học tập, tuy nhiên bạn chưa nói rõ được kinh nghiệm học tập mà mới chỉ kể việc học. Mặt khác điểm (4) bản báo cáo không trình bày kinh nghiệm học tập. Phần Kết bài có thể trình bày việc trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn khác, sau đó là lời chúc hội nghị thành công.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận