Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Cuộc chia tay của những con búp bê

Đang tải...

Cuộc chia tay của những con búp bê

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã đạt được giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em năm 1992, và được ghi lại trong tuyển tâp thơ văn được giải thưởng.

Mượn chuyên cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả thê hiện tình thương xót đổi với những đứa trẻ trước bi kịch gia đình: bố mẹ bỏ nhau, anh em mỗi người một ngả, đồng thời khẳng định và ngợi ca những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.

B. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

Văn bản khá dài, vì vậy các em cần kể tỏm tắt cốt truyện theo 3 cảnh:

– Cảnh hai anh em Thành, Thủy chia đồ chơi ;

– Cảnh Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn;

– Cảnh hai anh em phải chia tay nhau.

Sau đó, tiến hành đọc – hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK.

C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 26 

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết phải đọc toàn bộ văn bản, liệt kê những tên nhân vật trong truyện. Sau đó nắm nội dung chính của tác phẩm và nhớ lại kiến thức về nhân vật: nhân vật như thế nào thì được gọi là nhân vật chính, còn lại là các nhân vật phụ. Dựa vào lí thuyết đó, ứng vào truyện để tìm ra nhân vật chính của truyện là ai?

b. Gợi ý trả lời

Trong truyện có nhiều nhân vật: người mẹ, Thành, Thuỷ, người bố, hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ, cô giáo, bạn bè cùng lớp với Thuỷ. Nhân vật chính là nhân vật được tác giả tập trung miêu tả nhiều nhất trong tác phẩm, có vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề, nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Ớ đây có thể coi Thành và Thuỷ là nhân vật chính của tác phẩm. Hai anh em xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện và được tác giả tập trung miêu tả từ cử chỉ, hành động, lòi nói đến tâm trạng.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là một câu hỏi yêu cầu phải tổ chức thảo luận theo nhóm để tìm ra ý kiến. Thường một nhóm chỉ nên gồm 4 – 6 bạn ngồi gần nhau để tiện trao đổi suy nghĩ của mình. Có một bạn đứng ra nêu câu hỏi và tập hợp ý kiến của những người khác thành ý kiến chung của cả nhóm. Cần lưu ý đến kiến thức về nhân vật kể chuyện. Nhân vật kể chuyện có thể đứng ở những ngôi nào để kể? Từng cách kể như thế có tác dụng gì? Nếu như trong truyện này người kể không phải là Thành thì có ảnh hưởng gì đến nội dung biểu đạt của truyện không?

b. Gợi ý trả lời

Ở đây, ta thấy rất rõ câu chuyện được kể bằng chính lời của nhân vật xưng “tôi” (ngôi thứ nhất). Nhân vật đó là bé Thành, anh trai của bé Thuỷ kể về chính cuộc chia tay của hai anh em khi bố mẹ bỏ nhau, mỗi người một ngả. Việc lựa chọn người kể ở ngôi thứ nhất đã tạo nên tính chân thực, cảm động của câu chuyện, diễn tả được sâu sắc những đau khổ, những tình cảm trong sáng của hai anh em trước bi kịch gia đình. Với ngôi kể này, tác giả đã để trẻ thơ tự nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình và vì thế thông điệp vì quyền trẻ em mà tác giả muốn gửi gắm đến ngưòi đọc trở nên nhẹ nhàng mà thấm thía, day dứt hơn.

Tiêu đề của một tác phẩm nghệ thuật luôn là vấn đề tập trung nhiều suy nghĩ và công sức của tác giả. Chính vì thế không có một cái tên nào lại không gắn với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Tất nhiên nhân vật chính ở đây không phải là những chú búp bê và câu chuyện cũng không chỉ viết về cuộc chia tay của chúng. Tuy nhiên đó là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Trong truyện có cảnh chia tay thực sự của hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ nhưng thật hơn, đau xót hơn chính là cuộc chia tay của những đứa trẻ, hai anh em Thành và Thuỷ. Chính cuộc chia tay của bố mẹ đã dẫn đến sự chia lìa của con cái, anh em, bạn bè, đến những con búp bê ngây thơ, ngộ nghĩnh, chẳng có tội tình gì cũng phải chia tay. Nhưng trong truyện, hai anh em Thành và Thuỷ không nỡ để hai con búp bê phải chia tay. Hình ảnh xúc động và thấm thìa “đặt Em Nhỏ vào tay con Vệ Sĩ” nói lên nguyện vọng mãi mãi ở bên nhau của trẻ thơ. Điều đó khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là câu hỏi về tâm trạng, tình cảm của các nhân vật nên cần đọc lại tác phẩm và chú ý đến những từ miêu tả tình cảm của hai anh em. Cách thế hiện tình cảm cũng rất quan trọng, qua những lòi nói trực tiếp; hay qua những cử chỉ, hành động, việc làm cụ thể; tình cảm ấy chỉ đến lúc chia tay mới thể hiện ra hay nó thể hiện hằng ngày.

b. Gợi ý trả lời

Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm không phải là cảnh chia tay ảm đạm, nặng nề của một gia đình mà thấm đẫm tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em. Tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh cụ thể để nói lên tình cảm đó.

Đêm trước khi chia tay, Thuỷ khóc “nức nở; tức tưởi” còn Thành là một ngưòi anh, một người con trai nên cô” gắng nén nồi đau của mình để “không bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tràn ra như suối”. Dù không nói vối nhau, nhưng hai anh em luôn có sự đồng cảm, thấu hiểu. Mò sáng, Thành “rón rén đi ra vườn buổn bã ngồi xuống gốc cây hồng xiêm” thì em gái cũng theo ra “từ ịúc nào”. Hai anh em luôn dành cho nhau những cử chỉ hết sức gần gũi, thẩn yêu, trìu mến ”em lặng lẽ đặt tay lên vai anh” còn “anh kéo em ngồi xưống và khẽ vuốt tóc em” như một sự an ủi, vỗ về. Chi tiết cảm động và đáng yêu nhất là Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh khi áo anh bị rách, ”bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đựa mũi kim thoăn thoắt”. Không chỉ có thế, Thuỷ còn dành cho anh tình thương, sự quan tâm đến chu đáo kì lạ, khi Thành sợ ma, đêm hay chiêm bao, Thuỷ đã “buộc con dao dip vào lựng con búp bê lớn” (mà em đặt tên cho nó là Vệ Sĩ) để ở đầu giường cạnh giấc ngủ của anh. Đến lúc phải chia tay, mặc dù rất thích hai con búp bê đó nhưng Thuỷ vân lo “như vậy lấy ai gác đêm cho anh”. Quả đúng như lời người anh nói: “Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy”. Dù sắp phải chịu đựng một cuộc sông vất vả, Thuỷ không mảy may nghĩ đến mình mà chỉ lo cho anh. Trước’lúc lên xe Thuỷ vẫn kịp dặn dò: “Vệ Sĩ thăn yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé”. Ngưòi đọc không khỏi bất ngờ trước tất cả hành động của Thuỷ, một cô bé mới mười tuổi (học lâp 4) còn bé bỏng. Còn Thành tỏ ra»là người anh rất hiểu em, “cảm phục” trước cách cư xử rất “người lớn của em”. Biết em muốn chia tay vối thầy cô, bạn bè, lớp học nên Thành đã dắt em ra trường và đứng lặng dõi theo hình ảnh chia tay của em mình với lớp học.

Cảnh chia đồ chơi đã nói lên tình cảm anh em thắm thiết, gắn bó một cách tuyệt vời. Không phải là cảnh tranh giành các đồ chơi đẹp, những người bạn tinh thần của trẻ con, mà là sự nhưòng nhịn cao thượng. Thành là người đựa ra quyết định trưốc “Không phải chia nữa. Anh cho em tất” nhưng Thuỷ cũng không đồng ý: “Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh”. Đó không phải là câu dằn dỗi của những đứa trẻ mà thực là sự nhường nhịn. Đến ngay cả con búp bê yêu quý nhất Thuỷ cũng để lại cho anh với lời dặn dò chu đáo. Cách xử sự của Thuỷ làm người đọc vừa ngạc nhiên vừa cảm động, xen lẫn cảm phục, xót xa. Em không nỡ để hai con búp bê chia tay như một lời hứa: dù hoàn cảnh nào anh em mình cũng không bao giờ quên nhau.

Cảnh giã biệt của hai anh em khiến ngươi đọc cảm thấy tê tái, xót xa đến vô cùng. Thuỷ thì “khóc nức lên”, Thành “mếu máo” đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em. Nỗi đau trong lòng hai anh em quá lớn khiến chúng lặng đi.

Chúng ta vừa xót xa, vừa xúc động trước tình cảm yêu thương, gắn bó, nhường nhịn, quan tâm của hai anh em. Càng xúc động chúng ta càng thấm thía được nỗi đau xót xa đến nhường nào khi hai anh em phải chia tay, mỗi người một ngả.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại đoạn văn từ chỗ: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau… ” đến “Tôi cố vui vẻ theo em nhưng nước mắt đã ứa ra” để hiểu ctược tâm trạng cửa Thuỷ trong cảnh chia đồ chơi. Và khi chia hai con búp bê ra hai bên thì lời nói và hành động của Thuỷ mâu thuẫn ở chỗ nào. Điều gì được ẩn giấu đằng sau cách xử sự đó.

b. Gợi ý trả lời

Mặc dù hai anh em cố tình níu kéo nhưng không thể được, tiếng của mẹ vẫn “quát” lên nghiệt ngã: “Chia ra”. Thành bắt đầu chia. Nhưng lạ là Thuỷ “không thèm để ý đến chuyện đó” em không cần quan tâm mình có những gì. Thế mà, người đọc bỗng giật mình trước tiếng “tru tréo lên giận dữ” của Thuỷ, khi người anh chia hai con búp bê ra cho hai anh em mỗi đứa một con: Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à Sao anh ác thế!”. Em không hề muôn hai con búp bê đó phải xa rời nhau. BỞỊ hằng ngày chúng “chưa bao giờ phải xa nhau, chúng luôn quàng tay lên nhau, ghé đầu vào vai nhau thân thiết” như hai anh em Thuỷ vậy. Như thế có nghĩa là chúng phải đi theo một trong hai anh em. Nếu đi với anh thì Thuỷ mãi mãi phải xa người bạn thân yêu của mình, còn nếu đi vối Thuỷ thì “lấy ai gác đêm cho anh đây?”. Đó là cả một sự mâu thuẫn, sự đấu tranh đang diễn ra trong tâm tưỏng Thuỷ, biết chọn cách nào đây?

Có lẽ cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn đó là không phải chia đồ chơi, để búp bê không phải xa nhau. Muốn thế thì Thành và Thuỷ cũng không phải xa nhau. Nhưng điều đó là không thể được vì thực tế chua chát, đắng cay là bố mẹ đã bỏ nhau. Và chính Thuỷ đã tạo ra một kết cục bất ngờ và cảm động là em đã để lại tất cả cho anh mình vì thương anh, vì thương hai con-búp bê tội nghiệp.

Chi tiết này khiến người đọc, cảm thấy yêu thương và cảm phục Thuỷ vô cùng. Một hành động, một cách ứng xử vượt lên trên lứa tuổi còn quá nhỏ của em. Mặt khác chi tiết này làm chúng ta phải day dứt, trăn trở: chỉ vì cuộc chia tay của cha mẹ, những sứt mẻ trong gia đình mà kéo theo những cuộc chia li đẫm nước mắt, những nỗi buồn và đau khổ không chỉ của những đứa trẻ mà cả những đồ dùng trong gia đình. Búp bê chỉ là những vật vồ tri, vô giác còn cần ở bên nhau tại sao Thành và Thuỷ lại phải chia lìa mỗi người một ngả?

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ chỗ “Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B” đến “nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Đây là đoạn văn viết về cảnh chia tay của Thuỷ với lớp học, bạn bè, cô giáo thân yêu. Khi đọc cần chú ý đến những từ ngữ chỉ tâm trạng, sự thay đổi, phát triển của tâm trạng đó.

b. Gợi ý trả lời

Chỉ với một đoạn văn ngắn tác giả đã dựng nên một cuộc chia tay đầy nước mắt giữa Thuỷ với lớp 4B của mình; Thuỷ khóc, cô giáo khóc, các bạn trong lớp đều khóc. Tác giả đã sử dụng nhiều từ chỉ tâm trạng của cô giáo và các bạn khi nghe tin Thuỷ phải chia tay với lớp: “Cô ôm chặt lấy em, kinh ngạc, sững sờ, thút thít. ” Nhưng bất ngờ nhất là chi tiết “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Lồi thông báo ấy làm cô giáo và cả lớp bàng hoàng, xót xa tột độ. Cô giáo tái mặt không nén nổi dòng nước mắt đã giàn giụa. Đau xót và chua chát biết nhường nào khi một em bé mới hơn 10 tuổi, đang tuổi vui chơi, cắp sách đến trường mà lại phải ròi bỏ trường học để “ra chợ ngồi bán hoa quả”. Một tương lai ảm đạm và tội nghiệp đang hiện ra trước mắt Thuỷ. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ làm tê tái lòng người đọc.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại đoạn văn ngắn “Tôi dắt em ra… vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” và hình dung lại cảnh chia tay giữa Thuỷ và lốp học được miêu tả ở đoạn trên. Khi đọc cần chú ý sự miêu tả cảnh vật và cảnh chia tay của con người có gì mâu thuẫn với nhau không? Thử đặt mình vào hoàn cảnh của Thành, người anh trai vừa chứng kiến cảnh chia tay (xót xa, tê tái) của người em gái với lớp học lại nhìn thấy cảnh vật như thế, tâm trạng mình sẽ như thế nào?

b. Gợi ý trả lời

Đoạn văn miêu tả về cảnh vật đặt ngay sau đoạn văn miêu tả về cảnh chia tay giữa Thuỷ và lớp học. Tác giả đã xây dựng hai cảnh đối lập nhau. Trong khi cô giáo thì “giàn giụa nước mắt”, Thuỷ nức nở, còn bọn trẻ khóc ngày một to hơn, thế mà cảnh vật bên ngoài “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên: cảnh vật”. Thành làm sao có thể không ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh chia tay; không thông cảm, sẻ chia, xót thương khi nhìn thấy cảnh vật vẫn thản nhiên, vẫn vui tươi như bình thường. Có lẽ Thành tự hỏi nỗi đau, cảnh ngộ đau xót, đáng thương-của hái ành em Thành không hề tác động gì đến cảnh vật và mọi người xung quanh? Sự kinh ngạc này cho thấy sự đau khổ tột cùng và tâm trạng hụt hẫng của Thành. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều, Nguyễn Du), nhưng ở đây, không hề có chuyện đó. Tại sao? Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thuỷ phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em Thành và Thuỷ. Còn dòng chảy thòi gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách bình thường, tự nhiên. Qua đó, tác giả đã chỉ rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng của đau khổ, biết ngỏ cùng ai? Và như một lời nhắc khẽ: mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại, không nên sống quá dửng dưng, vô tình.

7. Câu hỏi 7 SGK, trang 27

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nhớ lại toàn bộ nội dung của câu chuyện đã tìm hiểu qua các câu hỏi trên. Chi tiết nào là ấn tượng nhất của câu chuyện làm người đọc xúc động và trăn trở.

b. Gợi ý trả lời

Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy nước mắt của hai anh em Thành và Thuỷ. Qua câu chuyện này, tác giả muôn nhắn gửi đến người đọc một bức thông điệp: Gia đình là vô củng quan trọng đối với các em nhỏ. Hãy gìn giữ hạnh phúc gia đình, đừng bao giờ để gia đình đổ vd khiến cho người lớn phải chia tay và kéo theo bao cuộc chia taý đau đớn của các em nhỏ. Tương lai của chúng sẽ ra sao nếu thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, gia đình.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận