Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập một – Từ ghép

Đang tải...

Từ ghép

 A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG :

1. Cấu tạo của các loại từ ghép.

2. Ý nghĩa của các loại từ ghép.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIÊU BÀI : 

Khái niệm từ ghép các em đã được học trong nội dung bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt (Ngữ văn 6, tập 1). Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: Trồng trọt, chăn nuôi, học tập, nhà cửa, sách vở, ăn uống…

Trong bài này, các em sẽ tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.

I. Các loại từ ghép

Dựa vào mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng tạo thành từ ghép, có thể chia từ ghép thành hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ trong đó tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Ví dụ: Hoa hồng.

Trong đó: hoa là tiếng chính, hồng là tiếng phụ; hoa đứng trưốc hồng, hồng đứng sau hoa và bổ sung, làm rõ nghĩa cho hoa, giúp phân biệt với các loài hoa khác: hoa huệ, hoa xoan, hoa thược dược.

Từ ghép đẳng lập: là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).

Ví dụ: Sách vở.

Trong đó, hai tiếng sách và vở bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào là chính, tiếng nào là phụ. cả hai tiếng kết hợp thành một khôi chỉ sách vở nói chung.

Trong tiếng Việt, có một số từ ghép đẳng lập mà các tiếng có thể đổi vị trí cho nhau.

quần áo —> áo quần nói cười —> cười nói

1. Trong từ ghép bà ngoại; bà: tiếng chính, ngoại: tiếng phụ và tiếng phụ ngoại bổ sung cho tiếng chính, làm rõ nghĩa cho tiếng chính bà.

Trong từ ghép bà ngoại tiếng chính (bà) đứng trước, tiếng phụ (ngoại) đứng sau, không thể đảo được trật tự này.

Trong từ ghép thơm phức; thơm: tiếng chính, phức: tiếng phụ, bổ sung, làm rõ nghĩa cho tiếng chính thơm. Trong đó, tiếng chính (thơm) đứng trước, tiếng phụ (phức) đứng sau, không thể đảo được trật tự này.

2. Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân thành tiếng chính và tiếng phụ bởi đó là từ ghép đẳng lập.

II. Nghĩa của từ ghép

*Nghĩa của từ ghép chính phụ

– Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, tức là nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ:

+ Bút chì

Trong đó:

+1 Bút: chỉ các loại bút nói chung: đồ dùng để viết, vẽ thành nét.

+2 Bút chì: bút có vỏ thường bằng gỗ và ruột là một thỏi than chì hoặc chất màu.

Như vậy, nghĩa của từ ghép bút chì hẹp hơn nghĩa của từ chính bút.

*Nghĩa của từ ghép đẳng lập

– Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

– Ví dụ:

+ Sách vở

Trong đó:

Sách vở > sách

Sách vở > vở

+1 Sách vở: tài liệu học tập, nghiên cứu (nói khái quát).

+2 Sách: tập hợp một số lượng nhất định những tò giấy có in chữ, đóng gộp lại thành quyển.

+3 Vỏ: tập hợp giấy đóng lại để viết, thường có bìa bọc ngoài.

Như vậy, nghĩa của các từ ghép sách vở có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng sáchvở.

+ Nhà cửa

Trong đó:

Nhà cửa > nhà

Nhà cửa > cửa

+Nhà cửa: Nhà ở (nói khái quát).

+2 Nhà: công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay đê dùng vào việc nào đó.

+3 Cửa: khoảng trống được chừa làm lối thông với bên ngoài của một nơi đã được ngăn kín các mặt, thường có bộ phận lắp vào đê đóng, mở. -*

Như vậy, nghĩa của từ ghép nhà cửa có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng nhà và cửa.

1. So sánh nghĩa của:

Bà ngoại với bà.

+ Bà ngoại: chỉ người đàn bà sinh ra mẹ.

+ Bà: chỉ người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ, hay chỉ người đàn bà đứng tuổi nói chung.

Có thể thấy, nghĩa của từ bà ngoại cụ thể hơn nghĩa của từ bà] còn nghĩa của từ bà rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại.

– Thơm phức vối thơm

+ Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.

+ Thơm: có mùi dễ chịu như hương của hoa nói chung.

Có thể thấy, nghĩa của từ thơm phức cụ thể hơn nghĩa của từ thơm, còn nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức.

– Quần áo > quần; Quần áo > áo

+ Quần áo: chỉ trang phục nói chung.

+ Quần: Chỉ trang phục mặc phía dưới cơ thể ngưòi.

+ Ao: chỉ trang phục mặc phía trên cơ thể người.

Như vậy, nghĩa của từ ghép quần áo có nghĩa khái qủát hơn nghĩa của các tiếng quần, áo.

– Nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Trầm bổng > trầm; Trầm bổng > bổng

+ Trầm bổng: (Âm thanh) lúc trầm lúc bổng, nghe êm tai.

+ Trầm: (giọng, tiếng) thấp và ấm.

+ Bổng: (giọng, tiếngj vang và trong.

Như vậy, nghĩa của từ ghép trầm bổng có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các từ trầm, bổng.

C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập nêu hai yêu cầu:

– Xác định từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập trong các từ cho ở SGK.

– Xếp các từ ghép đó vào đúng vị trí trong bảng phân loại.

Để làm được bài tập này, các em có thể tiến hành theo các bước sau:

– Xem xét mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng trong từ.

Nếu:

+ Giữa các tiếng có qụan hệ chính phụ và nghĩa của từ ghép lại hẹp hơn nghĩa của tiếng chính thì đó là từ ghép chính phụ.

+ Giữa các tiếng có quan hệ ngang bằng và nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó thì đó là từ ghép đẳng lập.

 

Cụ thể:

Từ ghép chính phụ :  Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
Từ ghép đẳng lập :  Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới.

 

2. Bài tập này yêu cầu các em điền thêm tiếng vào sau các tiếng đã có trong bài tập để tạo thành từ ghép chính phụ.

Để làm bài tập này, các em chú ý:

Từ cần tạo ra là từ ghép chính phụ, vì thế tiếng được ghép thêm vào phải có tác dụng hạn định nghĩa cho tiếng chính đã có.

Nghĩa của từ ghép tạo thành phải hẹp hơn nghĩa của tiếng chính đã cho trước.

Có thể điền như sau:

– bút chì, bút mực, bút lông, bút máy…

– thước kẻ, thước đo độ, thước dây…

– mưa rào, mưa lâm thâm, mưa phùn…

– làm ăn, làm vườn, làm bài tập, làm bếp…

– ăn kiêng, ăn than (tàu ăn than), ăn ảnh…

– trắng muốt, trắng bóng, trắng tinh, trắng phau…

– vui tính, vui tai, vui mắt…

3. Bài tập này yêu cầu các em điền thêm tiếng vào sau các  tiếng đã có trong bài tập để tạo thành từ ghép đẳng lập.

Làm bài tập này, các em cần chú ý:

– Từ cần tạo ra là từ ghép đẳng lập, vì thế tiếng được ghép thêm vào phải có quan hệ ngang bằng về ngữ pháp vối tiếng đã có.

– Nghĩa của từ ghép tạo thành phải khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo thành từ ghép đó.

* Có thể điền như sau:

– Núi sông, núi non, núi rừng…

– Ham chơi, ham muốn, ham học…

.- Xinh đẹp, xinh tươi…

– Mặt mũi, mặt mày…

– Học tập, học hành, học hỏi…

– Tươi tắn, tươi trẻ, tươi xinh…

4. Bài tập này yêu cầu các em giải thích tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?

– Các danh từ sách, vở khi kết hợp với từ cuốn tạo thành cuốn sách, cuốn vở. Khi đó cuốn sách, cuốn vở mang ý nghĩa cá thể. Trong tiếng Việt, danh từ khi mang ý nghĩa cá thể có khả năng kết hợp được với những từ chỉ sô” lượng cụ thể đứng trước. Do đó, ta có thể nói: một cuốn sách, hai cuốn vở.

– Sách vở là từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa khái quát nên không thể kết hợp với loại từ cuốn mang ý nghĩa cá thể, bởi thế ta không thể nói cuốn sách vở. Đồng thời sách vở không kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể, mà chỉ có thể kết hợp với những từ chỉ toàn bộ: tất cả sách vở, toàn bộ sách vở. Do đó không thể nói: một cuốn sách vở.

5. a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

Không thể coi mọi loại hoa có màu hồng là hoa hồng được vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác như: hoa cúc, hoa lan, hoa huệ… chứ không phải tên gọi hoa hồng để chỉ màu sắc của hoa.

b. Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

Em Nam nói như thế là đúng vì áo dài là một loại áo để phân biệt với áo sơ mi, áo đồng phục chứ không chỉ tính chất của loại áo: áo may bị dài. Do đó, áo dài có thể bị may dài quá hoặc ngắn quá.

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

Cà chua là tên gọi của một loại cà, dùng để phân biệt với các loại cà khác như: cà pháo, cà tím, cà bát,… chứ không chỉ tính chất của loại cà: chua (phân biệt với ngọt). Cà chua có thể chua, ngọt hay chát. Vì thế có thể nói: “Quả cà chua này ngọt quá!”… .

d. Có phải mọi lòại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

Cá vàng là tên gọi một loại cá nuôi chủ yếu để làm cảnh, không nuôi để thịt, thân thường có màu vàng đỏ, dùng để phân biệt với các loại cá khác như: cá kiếm, cá chọi, cá đỉạ… Do đó, mọi loại cá nuôi dùng để lấy thịt có màu vàng thì đều không được gọi là cá vàng.

6. Bài tập này yêu cầu các em so sánh nghĩa của các từ ghép: mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng!

Có thể so sánh như sau:

– Mát tay:

+ Mát: Có nhiệt độ vừa phải, không ñóng, không lạnh, gây cảm giác dễ chịu.

+ Tay: Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm: thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.

+ Mát tay: thưòng dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc cụ thể (thầy thuốc mát tay, nuôi lợn mát tay).

– Nóng lòng:

+ Nóng: có nhiệt độ cao hơn so vối nhiệt độ cơ thể người, hoặc (nói về trạng thái thòi tiết) cao hơn mức được coi là trung bình.

+ Lòng: bụng của con ngưòi, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần.

+ Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ làm việc gì.

– Gang thép:

+ Gang: hợp kim của thép với cacbon và một sô’ nguyên tô”, thường để đúc đồ vật.

+ Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ cacbon.

+ Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được. Ví dụ: Anh ấy là một chiến sĩ gang thép.

7. Bài tập yêu cầu thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem.

Để có thể phân tích cấu tạo của các từ này, các em cần:

– Xem xét các từ này thuộc loại từ ghép gì? Chính phụ hay đẳng lập?

– Nếu là từ ghép chính phụ cần xác định đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ. Tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính ta dùng mũi tên để biểu thị.

 

 

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận