Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Mẹ tôi – Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

Đang tải...

Mẹ tôi

A. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là một nhà văn lỗi lạc của I-ta-li-a (Ý), nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá. Năm 1866, chưa đầy 20 tuổi, A-mi-xi đã là một sĩ quan quân đội chiến đấu cho nền độc lập thống nhất đất nước. Hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch nhiều nước như: Hà Lan, Tây Ban Nha, Ma Rốc, Pháp. Năm 1891, A-mi-xi gia nhập Đảng xã hội Y, chiến đấu cho công bằng xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với A-mi-xi chỉ là một. Độc lập thống nhất Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn sáng ngời. A-mi-xi để lại một sự nghiệp văn chương rất đáng tự hào, trên nhiều thể loại.

Về truyện có: “Cuộc đời của các chiến binh” (1868), “Những tấm lòng cao cả” (1886). Về du kí có: “Tây Ban Nha” (1873), “Hà Lan” (1879). về phê bình văn học có: “Chân dung văn hào” (1881). Về luận văn chính trị – xã hội có: “Vấn đề xã hội, Nội chiến”.

Tên tuổi của A-mi-xi trở thành bất tử qua tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, nhiều trẻ em trên hành tinh đều được đọc và học “Những tấm lòng cao cả” của ông.

Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” được xuất bản năm 1886. Khi ông bước vào tuổi 40. Đây là một cuốn nhật kí của cậu bé En-ri-cô người Ý, 11 tuổi, học tiểu học. Cậu bé ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hằng tháng, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy giáo, cô giáo, bạn bè tuổi thơ, những con người bất hạnh đáng thương… Trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cho cậu con trai En-ri-cô.

Bài “Mẹ tôi” là một trang nhật kí được En-ri-cô ghi vào ngày thứ năm, mùng 10 tháng 11, năm đó cậu đang học lớp 3.

B. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản : 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 11

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tìm hiểu xem nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa bô” – con hay giữa mẹ – con ? Mục đích bức thư nhằm nói về bản thân mình (người ho’) hay về người mẹ của En-ri-cô ? Bức thư nhấn mạnh, đề cao vai trò của người nào đôi với đứa con trong gia đình ? Từ đó, có thể thấy người bố viết bức thư chính là để giáo dục đứa con có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đôi với người mẹ.

b. Gợi ý trả lời

Ngay đoạn đầu tác phẩm En-ri-cô cho chúng ta biết lí do bố viết thư cho em là để “cảnh báo” vì tội em “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Ở câu đầu của bức thư bô” viết cho En-ri-cô, ngưòi đọc đã cảm thấy một thái độ rất nghiêm khắc, thẳng thắn. Việc En-ri-cô “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” vối mẹ đã làm người bô” cảm thấy vừa đau đớn, vừa tức giận đến nỗi “không thể nén nổi”. Ông coi hành động đó của ngưòi con là bất hiếu và “bội bạc với mẹ”. Điều này cho thấy ngươi bố rất nghiêm khắc, luôn quan tâm đến mọi cử chỉ, thái độ, cách cứ xử của con cái trong gia đình để uốn nắn kịp thời. Sự nghiêm khắc đó xuất phát từ tấm lòng cao cả của người cha, từ trách nhiệm mong con khôn lớn, trưởng thành, trở thành một người hiếu nghĩa. Thái độ tức giận không chỉ thể hiện một lần mà ông nhắc đi nhắc lại khiến cho người con phải suy nghĩ nhiều. Trước vi phạm của người con, ông thể hiện thái độ hết sức kiên quyết. Tuy rất yêu thương con, coi con là “niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bổ’, nhưng “thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”. Với ông, thiếu lễ độ với cha mẹ là điều không thể tha thứ được.

Các em có thể nhận thấy rõ thái độ của ngưòi cha qua những ngôn từ cụ thể “sự hỗn láo của con như một nhát dao đăm vào tim bố vậy”, “Bố không thể nén được cơn tức giận với con”. Hình ảnh so sánh làm cho câu văn trở nên hàm súc, có sức biểu cảm mạnh mẽ. Chúng ta có thể cảm nhận được sự đau đớn thấm thìa của người cha đến mức nào. Thêm vào đó, những câu nói đầy day dứt, oán trách “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ” xen lẫn câu cảm thán đã thể hiện thái độ đầy bức xúc của người bô” một cách sỉnh động, chân thực hơn. Đoạn cuối bức thư được tạo thành bởi những câu văn ngắn, với sắc thái khẳng định “từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ… “Con phải…”‘, “Con hãy thể hiện thái độ dứt khoát, kiên quyết của bố yêu cầu” En-ri-cô phải nhận sai sót và sửa chữa lỗi lầm của mình.

2. Câu hỏi 3 SGK, trang 12:

a. Hướng dẫn tìm hiểu:

Câu này không có gì khó, các em 20 thể tự trả lời được: đó là thái độ tức giận, kiên quyết và nghiêm khắc của người bố. Các em tìm những chi tiết trong bức thư để chứng minh và trao đổi với nhau về lí do đã khiến ông có thái độ ấy (vì En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo, đã xúc phạm mẹ làm ông vô cùng đau xót: “sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố” vậy !”, v.v…)

b. Gợi ý trả lời: 

Cảm động nhất trong bức thư là đoạn người bố nói với con về đức hi sinh cao cả và tình yêu mênh mông của người mẹ hiền dành cho con.

Bố đã nhắc cho En-ri-cô nhớ lại tình thương mênh mông, bao la của mẹ. Một kỉ niệm không bao giờcó thể quên là cách đây mấy năm, khi En-ri-cô bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm” chăm sóc, “cúi mình trên chiếc nôi trông chửng hơi thở hổn hển của con…”. Không chỉ có thế, người mẹ còn vô cùng lo âu, đau đớn, “quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”. Người mẹ là hiện thân của tình yêu và đức hi sinh cao cả: “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc đê tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”.

Xúc động hơn là khi người bố chỉ ra cho con thấy “nỗi buồn thảm” của đời con ngườ là “ngày con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Ca dao đã có câu: “Có cha, có mẹ vẫn hơn, không cha không mẹ như đàn không dây”. Mẹ là nơi ấp ủ, nương tựa của mỗi người. Nhưng mẹ đã qua đời thì tìm đâu thấy nữa một cử chỉ thân thương của mẹ, một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Khi đó, ngưòi con sẽ cảm thấy cô đơn không thể nào kể xiết “vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa con tội nghiệp, yếu đuối và không được che chở”. Bằng tấm lòng yêu thương, bằng sự trải nghiệm của mình, người cha đã nói với con những lời thiết tha, chân tình về tình mẫu tử, về sự thiếu vắng trong tâm hồn trẻ thơ nếu thiếu mẹ. Vối cách nói trùng điệp, giọng người bô’ càng trở nên tha thiết nhắc con nhớ lại “những lúc đã làm cho mẹ buồn phiền”, lúc ấy dù có “hối hận” dù con có “cầu xin linh hồn mẹ tha thứ’ thì cũng chỉ vô ích, vì mẹ đã đi xa mất rồi. Một nỗi đau ghê gớm mà thời gian, năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi ngoai những hình ảnh, những kỉ niệm vui buồn về ngưòi mẹ hiền yêu quý và “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”.

Có lẽ khi đọc xong những dộng thư của bố, cậu bé En-ri-cô đã khóc. Cho dù hình ảnh người mẹ chỉ hiện lên qua lời kể của người cha song vô cùng xúc động. Bao trùm lên tất cả là hình ảnh một ngưòi mẹ cao cả, yêu thương con hết mực, suốt một đòi tận tuỵ, dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

3. Câu hỏi 4 SGK, trang 12

a. Hướng dẫn tìm hiểu:

Mẹ của En-ri-cô là một người mẹ hết lòng thương yêu con: thức suốt đêm để chăm sóc bệnh tình cho con trong nỗi lo sợ có thể mất con ; có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! Một người mẹ như vậy thì đứa con nào xúc phạm sẽ là một lỗi lầm không thể tha thứ được (“Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ? (…) Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình” – Những câu văn ấy càng tô đậm và đề cao hình ảnh người mẹ của En-ri-cô).

b. Gợi ý trả lời:

Bức thư của bố làm En-ri-cô xúc động vì nhiều lí do: đó là bức thư của bố viết cho em ngay sau khi em phạm lỗi với mẹ. Chắc chắn điều đó là lí do trực tiếp làm em cảm thấy ân hận và suy nghĩ rất nhiều.

Mặc dù là bức thư để “cảnh cáo” của bố nhưng trong đó chất chứa những lời tha thiết dịu dàng, yêu thương như lời tâm sự từ đáy lòng bố. Ngay cả những lòi tưởng như rất nghiêm khắc và lạnh lùng, “thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”, cũng được xuất phát từ tấm lòng đầy trách nhiệm của ông. Trong bức thư, người bố đã khéo léo gợi lại những kỉ niệm tràn ngập yêu thương về người mẹ, thể hiện tình cảm sâu sắc, lớn lao mà bố mẹ dành cho con.

4. Câu hỏi 5 SGK, trang 12 :

a. Hướng dẫn tìm hiểu :

Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? Câu này khó, các em nên trao đổi với nhau để tìm cách trả lời cho hợp lí (có thể có nhiều cách trả lời khác nhau). Có thể xuất phát từ gợi ý sau: khi nào thì người ta nói trực tiếp với nhau và khi nào thì người ta phải viết thư để trao đổi với nhau? Từ đó có thể thấy: tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được ; viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Thử hỏi, trong trường hợp này (khi người bố rất tức giận và đau xót) mà người bô’ lại trực tiếp nói với đứa con phạm lỗi (hoặc mắng mỏ nó ngay trước mặt người mẹ mà nó đã xúc phạm) thì sự thể sẽ ra sao và tác dụng giáo dục sẽ như thế nào ? Cho nên, ở đây, viết thư là cách thức tôi ưu để trò chuyện và để giáo dục đứa con.

b. Gợi ý trả lời: 

Viết thư là hình thức trao đổi thông tin giao tiếp và chỉ sử dụng trong trường hợp ở cách xa. Nhưng ở đây, En-ri-cô ở với bô” mẹ dưới; một mái ấm gia đình, khi cậu phạm lỗi, bô’ mẹ cậu không quở mắng ngay mà thường viết cho cậu bức thư nhằm khuyên răn những bài học đạo đức. Cách viết thư này rất độc đáo, nói được những điều sâu kín, tế nhị… Đứa con sẽ đọc bức thư này nhiều lần và thấm thìa hơn, giúp con suy nghĩ sâu sắc hơn. Qua bức thư, ta.thấy những lòi giáo huấn không hề khô khan, nặng nề mà tế nhị, dịu dàng và vô cùng xúc động, chứa chan tình yêu thương. Không chỉ có tác động mạnh mẽ, hình thức viết thư còn là một cách tốt nhất để góp ý, không làm cho người được góp ý thấy xấu hổ hay bị tổn thương. Nhờ thế, chắc chắn đây sẽ là một cách giáo dục độc đáo và hiệu quả.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận