Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Cổng trường mở ra – Lý Lan

Đang tải...

Cổng trường mở ra

A. Một số hiểu biết về văn bản nhật dụng:

Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “văn bản nhật dụng” trưốc hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đốì vối cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như kiểu văn bản.

B. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 8 

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Yêu cầu đọc kĩ văn bản, xem lại phần chú thích để nắm đầy đủ thông tin sau đó tìm ra ý chính, những chi tiết quan trọng, thể hiện nội dung chính của bài.

b. Gợi ý trả lời 

Cổng trường mở ra viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, buổi học đầu tiên ở lớp Một. Trước ngày “trọng đại” ấy của con, ngưòi mẹ không ngủ được, thao thức nghĩ về sự thay đổi của đứa con yêu và sự “lớn lên” về tâm hồn, về kỉ niệm, ấn tượng ngày đầu tiên bước vào lớp Một của chính mình, về vai trò lớn lao của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con ngươi.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 8

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Bài văn từ đầu đến cuối đều là lời của người mẹ tự tâm sự với chính mình. Những cảm xúc, suy nghĩ của mẹ được trực tiếp bộc lộ còn tâm trạng của con được thể hiện qua sự quan sát, nhận xét của mẹ. Cần chú ý những tính từ miêu tả tâm trạng của cả hai mẹ con, đặt những chi tiết thể hiện tâm trạng ấy của mẹ và con trong thế đối sánh để nhận rõ sự khác biệt, cố gắng giải thích sự khác biệt ây.

b. Gợi ý trả lời

Trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Tâm trạng của con thì háo hức, tâm trạng của mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Những nét tâm trạng này ở con được thể hiện rất rõ qua hành động, cử chỉ. Vì “con là một đứa trẻ nhạy cảm” nên đã “cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường” trưốc sự kiện đó, con “háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được”. Việc mai con sẽ là học sinh lớp Một đã làm con cảm thấy mình lốn thêm, cần phải chững chạc ra. Vì thế, từ chiều con đã “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi”. Tuy vậy, con vẫn còn rất ngây thơ. Trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giò. Bởi lẽ đó chỉ cần mẹ dỗ một lát con đã ngủ, “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”.

Tâm trạng ngưòi mẹ lại thể hiện đặc biệt rõ rệt qua dòng suy nghĩ miên man. Trước ngày con bước vào lớp Một, mẹ nằm trằn trọc, không sao ngủ được. Ngưòi mẹ ngắm con ngủ, không tập trung làm được việc gì cả. Mẹ suy nghĩ về buổi học đầu tiên của con, về những kỉ niệm thời xưa bé, về ngày khai trường ở Nhật, về ý nghĩa của giáo dục đối với con người… Những ý nghĩ xáo trộn ấy chính là biểu hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của người mẹ trước bưốc ngoặt quan trọng trong đòi đứa con yêu.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 8. 

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Bằng cách tìm hiểu tâm trạng người mẹ, chúng ta sẽ hiểu tại sao mẹ không ngủ được. Đọc lại đoạn văn “Ngày mẹ còn nhỏ… vừa bước vào”.

b. Gợi ý trả lời

Chính tâm trạng bồi hồi, bâng khuâng đã khiến người mẹ không ngủ được. Người ta thường có tâm trạng xao xuyến, luyến nhố ấy khi đứng trước sự việc, hoàn cảnh làm gợi nhớ lại những dấu ấn hay sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Ở đây, cụ thể là sự kiện ngày con bước vào lớp Một.

Rõ ràng, bước ngoặt quan trọng của cuộc đời con cũng chính là dấu mốc trong cuộc đời mẹ. Điều đó thể hiện đứa con quan trọng đốì với mẹ chừng nào.

Ân tượng về ngày khai trường đầu tiên trong tâm hồn người mẹ rất sâu đậm, đến nỗi sau bao nhiêu năm, mẹ vẫn nhớ cảm giác “nôn nao, hồi hộp” và nỗi “chơi vơi hốt hoảng” trong ngày đặc biệt ấy. Cũng vì thế ấn tượng sâu đậm mà trong đêm trước ngày con khai trường, mẹ đã nhớ lại kỉ niệm ngày mẹ bé như con bây giò và ý nghĩ miên man đã làm mẹ không ngủ được.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 8

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản, chú ý ngôn từ và giọng văn sử dụng ngôi nhân xưng ở đây là ai? Có đối thoại trực tiếp không? Có nhằm kể một câu chuyện gì cụ thể không?

b. Gợi ý trả lời

Nếu dựa trên phương diện hình thức ngôn từ, cách xưng hô (mẹ với con) thì đây là lời người mẹ trực tiếp nói với con. Tuy nhiên, nếu đặt trong văn cảnh (con đã ngủ say) thì đây là lời độc thoại nội tâm của người mẹ, là lời mẹ đang tâm sự với chính mình.

“Cổng trường mở ra” là bài văn biểu cảm, viết theo thể kí, bằng cách phát triển văn bản theo mạch suy nghĩ của người mẹ. Qua hình thức thể hiện lời độc thoại của nhân vật, tác giả dễ dàng làm nổi bật, khắc sâu tâm trạng của nhân vật ấy, bởi vì, có những suy nghĩ, cảm xúc khi đốì thoại trực tiếp không bộc lộ hết được.

Cùng với việc hiểu được sâu sắc tâm trạng của ngươi mẹ, chúng ta sẽ nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng, thắm thiết. Ở đây, khi con đã ngủ say, người mẹ vẫn thao thức, thủ thỉ tâm tình với con, suy nghĩ về ngày mai của con. Mẹ không ngủ được vì hồi hộp, xao xuyến trưốc bước thay đổi lớn lao trong cuộc đời con, toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho con.

Rõ ràng, với cách viết này, tác giả Lý Lan đã thể hiện được tấm lòng, tâm trạng người mẹ một cách vừa tinh tế, sâu sắc, vừa xúc động, gần gũi.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 8

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Trong đoạn “Mẹ nghe nói… sau này” cần chú ý câu mở đầu và câu kết đoạn vì đó thường là những câu mang ý chính. Nhắc đến chuyện ngày khai trường ở Nhật, người mẹ muôn nhấn mạnh điều gì? Rút ra kết luận gì?

b. Gợi ý trả lời

Câu văn trong bài văn, nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là:

“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Kết luận ấy được rút ra sau khi liên hệ với không khí ngày khai trường bên Nhật Bản: ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. (…) Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Điều đó làm tăng sức thuyết phục và nhấn mạnh cho luận điểm về tầm quan trọng cũng như chuẩn mực của giáo dục nhà trường được tổng kết bên dưới. Hơn thế nữa, luận điểm đó lại được diễn đạt một cách cụ thể qua hình tượng đối sánh: một li – hàng dặm. Tất cả đều tập trung khẳng định một điều: Nhà trường, sự giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Đó là định hướng quyết định nhân cách và cả con đưòng đi sau này của họ, cũng chính là quyết định đường hướng phát triển của tương lai đất nước.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận