Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “HAI CÂY PHONG”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “HAI CÂY PHONG”

(Trích Người thầy đầu tiên)

Ai-ma-tốp

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Hình ảnh hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm tuổi học trò xa xưa của nhân vật “tôi”.

1.2. Nghệ thuật miêu tả hết sức sinh động đậm chất hội hoạ hai cây phong qua cái nhìn và bằng cả tâm hồn của người kể chuyện.

1.3. Nghệ thuật kể xen lẫn với tả và bộc lộ cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Ai-ma-tốp (Tringhiz Aimatov) (1928 – 2008) ở làng Se-ke-rơ, là nhà văn của nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan. Ông bắt đầu viết văn từ khi còn là sinh viên trường Đại học Nồng nghiệp Cư-rơ-gư-xtan (1952). Từ 1956 – 1958, ông học trường viết văn Gorki ở Mát-xcơ-va.

Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập “Chuyện núi đồi và thảo nguyên” (Giải thưởng Lê-nin năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: “Cánh đồng mẹ” (1962), “Vĩnh biệt Gun-xa-rư” (1967), “Con tàu trắng” (1970), “Một ngày dài hơn thế kỉ” (1980), “Đoạn đầu đài” (1986).

“Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng củng đầy chất lãng mạn của người dân Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách, hi sinh thời kì chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu”.

Ai-ma-tốp được tặng Giải thưởng quốc gia Liên Xô năm 1968.

Truyện “Người thầy đầu tiên” được viết năm 1957 kể về những đôi thay to lớn trong cuộc sống của người dân vùng thảo nguyên Ka-dắc-xtan dưới ánh sáng của Cách mạng. Với nền truyện là không gian khắc nghiệt hùng vĩ của vùng núi đồi và thảo nguyên Trung Á, “Người thầy đầu tiên” có một sắc thái trữ tình lãng mạn rất đặc biệt.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 100)

a) Hường dẫn tìm hiểu

Từ ngôi nhân xưng, xác định tư cách ngưòi kể chuyện trong từng đoạn. Chú ý sự thay đổi giọng điệu, đối tượng, cách nói trong mỗi mạch truyện.

b) Gợi ý trả lời

Căn cứ vào đại từ nhân xưng trong đoạn trích, chúng ta dễ dàng nhận ra ở đây có hai mạch truyện lồng vào nhau. Từ đầu đến “chiếc gương thần xanh” là mạch kể xưng “tôi”; từ “Vào năm học cuối cùng” đến “biêng biếc kia” là mạch kể xưng “chúng tôi”.

“Tôi” ở đây là người hoạ sĩ, đóng vai trò người kể chuyện, dẫn dắt sự phát triển của tác phẩm. Những sự việc, sự vật đều được quan sát, cảm nhận qua lăng kính của nhân vật này và được kể lại bằng ngôn ngữ của anh ta. Còn “chúng tôi” thực ra chỉ là sự mở rộng của “tôi”, nghĩa là lúc xưng “chúng tôi”, ngưòi kể chuyện đã nhân danh “bọn con trai” ngày trước kể về những kỉ niệm tuổi thơ của mình, cần chú ý ở mạch truyện xưng “tôi”, nhân vật ngưòi kể chuyện nhân danh tác giả để dẫn dắt câu chuyện nhưng hoàn toàn không phải là bản thân tác giả. Đó là nơi nhà văn gửi gắm cảm quan của mình một cách kín đáo và sáng tạo.

Mạch truyện của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Điều này thể hiện ngay ở dung lượng ngôn ngữ: đoạn kể ở ngôi nhân xưng “tôi” nhiều hơn hẳn đoạn xưng “chúng tôi”. Hơn nữa, như trên đã nói, “chúng tôi” chỉ là sự mở rộng từ “tôi”, vẫn có sự tham gia, chi phối của “tôi”. Hơn nữa, đoạn này nằm trong ý đồ định trước mà “tôi” muôn người đọc hướng tới: đó là vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm gắn bó với quê hương yêu dấu.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 100)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn: “Vào năm học cuối cùng… biêng biếc kia” hình dung bức tranh phong cảnh được miêu tả trong đoạn văn này. Chú ý những hình ảnh, chi tiết được kể lại trong đoạn này với giọng điệu tha thiết, say mê.

b) Gợi ý trả lời

Trong mạch truyện của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, người kể như sống lại với những kỉ niệm tuổi thơ cùng tất cả cảm giác ngây ngất và niềm vui thơ trẻ. Đó là kỉ niệm về những lần đi bắt chim trên cành phong. Trên tầm cao ấy, một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt. Thế giới ấy đã làm ngươi kể chuyện và lũ trẻ say mê, ngây ngất.

Trong đoạn văn giàu chất thơ này, hình ảnh hai cây phong và quang cảnh hiện ra đúng là dưới con mắt của hoạ sĩ.

Như chúng ta đã biết, những chất liệu như màu sắc, đường nét, yếu tố ánh sáng, cự li, điểm hình, góc độ… là vô cùng quan trọng đối với một tác phẩm hội hoạ. Trong đoạn văn đan xen vừa kể vừa tả này, bằng ngôn ngữ, tác giả đã làm được điều kì diệu là dựng lên trước mắt chúng ta một bức tranh có đầy đủ đường nét, sắc màu, sông động và quyến rũ: Hình ảnh hai cây phong “khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa, mắt mấu, cành cây cao ngất, bóng râm mát rượi… hàng đàn chim chao đi chao lại…; quang cảnh thì mở rộng bao la: chuồng ngựa củạ nông trang nhìn xa trở nên bé xíu; dải thảo nguyên hoang vu, làn sương mò đục, xa thẳm biêng biếc, những dòng sông lấp lánh tận chân tròi như những sợi chỉ bạc mỏng manh, chân trời xa thẳm…

Bức tranh thiên nhiên được miêu tả có màu sắc, đưòng nét, có độ xa – gần… Những âm thanh ít được chú ý. Rõ ràng đây là cách nhìn của một con mắt hoạ sĩ tinh tế, tài tình.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 100)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc phần Tóm tắt truyện (SGK, trang 99) kết hợp với những kí ức tuổi học trò được hé mở qua lời kể để tìm ra nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động sâu sắc cho ngưòi kể chuyện.

Chọn lọc, liệt kê các chi tiết miêu tả hai cây phong để phân tích và làm nổi bật tính chất sống động, giàu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này.

b) Gợi ý trả lời

Hình ảnh hai cây phong trở thành trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho ngưòi kể chuyện trước hết vì chúng gắn bó với những kỉ niệm tuổi học trò của ngưòi hoạ sĩ này: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”…

Quãng thời gian thơ ấu, những kỉ niệm tuổi học trò bao giờ cũng in dấu ấn rất đậm nét trong tâm trí mỗi con người, bởi đó là quãng thời gian thần tiên trong cuộc đời. Khi đó, với tâm hồn ngây thơ, với con mắt trong trẻo, sự vô tư lự, chúng ta cảm nhận được đến tận cùng cái đẹp của cuộc sống. Khi đó, chưa bị chi phối bởi những lo toan, bon chen, chưa nếm trải những đắng cay, thất bại, cái nhìn của chúng ta hoàn toàn thánh thiện. Đó là thòi điểm chúng ta bắt đầu bưốc ra ngoài xã hội với những mối quan hệ đầu tiên: những bạn bè đồng trang lứa, quan hệ thầy cô… Những kỉ niệm của thời gian đó vì đẹp nên bao giò cũng đáng nhớ và mỗi khi liên tưởng lại, chúng ta không thể không bồi hồi, xúc động. Với nhân vật “tôi” trong truyện, quãng thời tuổi trẻ đẹp đẽ luôn gắn với hình ảnh hai cây phong trên đỉnh đồi – vị trí quan trọng của chúng – do đó là hoàn toàn dễ hiểu.

Ngoài ra, qua phần tóm tắt toàn tác phẩm chúng ta được biết hai cây phong gắn với câu chuyện cảm động về thầy giáo. Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, về tình thầy trò trong sáng, về nhân cách và sự hi sinh cao cả của người thầy, về nghị lực và ước mơ của một cô bé từ 40 năm trước… Ý nghĩa và sức tác động mạnh mẽ, gây xúc động lòng người của hình ảnh hai cây phong còn ở đó.

Trong đoạn văn kể, xen tả này, hai cây phong được miêu tả sông động như hai con ngưòi có cử chỉ, hành động biết suy nghĩ, giàu tình cảm. Hai cây phong luôn có dáng vẻ sinh động khác thưòng: nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, nghiêng ngả đung đưa như muôn chào mòi…

Nếu chỉ dừng lại ở đó, nhân vật “tôi” mới chỉ quan sát và tả lại hai cây phong. Nhưng, hơn thế nữa, “tôi” còn cảm nhận về chúng bằng cả tâm hồn vô cùng nhạy cảm của ông. Chỉ bằng cách đó, “tôi” mối cảm biết được “tiếng nói riêng, sông động, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái của cây phong: tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau, tiếng xào xạc, dịụ hiền, thì thầm to nhỏ…; có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát; có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha, nồng thắm qua lá cành như một đốm lửa vô hình; có khi hai cây phong bỗng im bặt một tháng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như tiếc thương người nào…”. Những cung bậc thanh âm ấy được miêu tả như thể là những trạng thái cảm xúc khác nhau của một sinh linh có tâm hồn, của chính con ngưòi. Phải bằng trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn nhạy cảm và tình cảm yêu thương gắn bó chân thành, ngưòi kể chuyện mới có thể miêu tả được hình ảnh hay cây phong sống động, đáng yêu và có tâm hồn đến vậy.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 100)

Học sinh tự làm.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận