Chuyên đề Truyện hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9

Đang tải...

Chuyên đề TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Phần truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 bao gồm 5 văn bản tác phẩm (Làng – Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê), tất cả đều là truyện ngắn, được sáng tác sau năm 1945, phản ánh cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và từ sau năm 1975.

1. Dù số lượng không nhiều (chỉ có 5 truyện ngắn), nhưng các tác phẩm truyện cũng phản ánh được phần nào cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nhiều gian lao, hi sinh, nhưng cũng hết sức hào hùng. Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện hình ảnh con người Việt Nam thuộc các thế hệ, tầng lớp khác nhau, với cuộc sống, tình cảm, tư tưởng khá phong phú, vừa thống nhất lại vừa đa dạng.

Đa số nhân vật trong, các truyện là hình ảnh con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến: ông Hai (Làng); anh thanh niên làm công tác khí tượng (Lặng lẽ Sa Pa)\ ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà); Phương Định, Nho, Thao (Những ngồi sao xa xôi). Nét chung nổi bật trong tư tưởng, tình cảm của các nhân vật là lòng yêu nước, tinh thần cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của đất nước, cho cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của dân tộc. Đồng thời, ở họ cũng có những tình cảm đẹp đẽ khác: tình đồng đội, tình đồng bào, tình cảm gia đình,…

2. Trong nền văn học Việt Nam, văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, phải đến cuối thế kỉ XIX – đẩu thế kỉ XX mới thực sự xuất hiện những truyện, kí viết bằng chữ quốc ngữ. Quá trình hiện đại hoá các thể văn xuôi diễn ra với tốc độ mau lẹ ở nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945. Các thể vãn xuôi ở giai đoạn này đã thực sự được hiện đại hoá: từ cốt truyện, kết cấu, nhân vật đến ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật,… đều đã thoát ra khỏi đặc điểm của văn xuôi trung đại, để trở nên đa dạng và tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của con người thời hiện đại. Các thể văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám, một mặt kế thừa những thành tựu hiện đại hoá của văn xuôi thời kì trước đó, mặt khác do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội – lịch sử, nên tập trung thể hiện những vấn đề bao trùm và cốt yếu của đời sống dân tộc, đất nước, nhân dân, xây dựng các nhân vật tiêu biểu cho con người Việt Nam thúộc các thế hệ, tầng lớp trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước. Định hướng cơ bản này đã chi phối đến mọi phương diện của tác phẩm, như các dạng cốt truyện, tình huống, kết cấu, nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu (những đặc điểm này sẽ được làm rõ khi tìm hiểu và phân tích các tác phẩm cụ thể ở phần B dưới đây).

3. Một số điểm cần lưu ý khi phân tích tác phẩm truyện:

– Cốt truyện là chuỗi các biến cố, sự kiện được tổ chức theo những mối liên hệ nhất định, nhằm tái hiện bức tranh đời sống và thể hiện nhân vật trong tác phẩm truyện. Cốt truyện dù vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng vẫn có thể phân loại theo những cách khác nhau. Tuỳ theo những sự kiện được tái hiện thuộc về thế giới nội tâm nhân vật hay ngoài xã hội, có thể chia thành cốt truyện tâm lí và cốt truyện sự kiện. Còn cốt truyện đơn tuyến hay cốt truyện đa tuyến là do trong tác phẩm có một hoặc nhiều cốt truyện (được tổ chức theo những cách khác nhau: đan cài, song song, truyện lồng trong truyện,…). Thi pháp cốt truyện cũng chỉ ra, dù biểu hiện hết sức đa dạng, nhưng cốt truyện trong mỗi nền văn học ở mỗi thời đại lại thường nổi lên những môtip tiêu biểu, thể hiện quan niệm thấm mĩ và cách khái quát hoá đời sống mang tính đặc trưng của nền văn học ở thời đại ấy. Một số thể loại truyện cũng có những môtip cốt truyện quen thuộc, được lặp lại và biến đổi ở nhiều tác phẩm (như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam,…). Phân tích cốt truyện của một tác phẩm không dìmg ở việc nhận dạng cốt truyện thuộc loại nào, chỉ ra các bước (đầy đủ hay không cần đầy đủ năm bước) của cốt truyện ấy. Quan trọng hơn là nhận ra sư sáng tao, tính độc đáo và sức hấp dẫn của cốt truyện trong tác phẩm đó, đồng thời chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện trong việc phản ánh đời sống và thể hiện nhân vật.

– Tình huống: Nhiều cây bút có tài về truyện ngắn đã khẳng định vai trò quan trọng của tình huống. Trong thể loại này, tình huống là một hoàn cảnh có sự khác thường, nhưng lại phải tự nhiên, không có dấu vết của sự sắp đặt cố ý. Vai trò của tình huống rất quan trọng đối với truyện ngắn: tạo điều kiện để bộc lộ vấn đề, thể hiện nhân vật. Còn đối với cốt truyện, tình huống chính là điểm nhấn, là đầu mối của các biến cố trọng yếu. Tinh huống được sáng tạo dựa trên sự quan sát, nắm bắt đời sống, cùng với khả năng hư cấu, tưởng tượng của nhà văn nên hết sức phong phú, đa dạng. Ở những truyện ngắn trữ tình, tình huống thường giống như một tứ thơ. Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, tình huống truyện chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhàn vật được diễn ra tại một không gian đặc biệt – một trạm khí tượng trên đỉnh núi cao, trong cái lặng lẽ của Sa Pa, giữa những cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và đầy thơ mộng. Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật Nhĩ (truyện Bến quê) trong một tình thế đặc biệt: những ngày cuối cùng trên giường bệnh, khi biết mình sắp phải giã từ cõi đời thì chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp sâu xa, lạ lùng của cái bãi bồi bên kia bến sông, được nhìn từ khuôn cửa sổ nhà mình. Tạo ra tình thế đặc biệt ấy, tác giả cho nhân vật của mình chiêm nghiệm về cuộc đời và những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, bền vững mà người đời thường không để ý tới hoặc xem thường nó, đến khi nhận ra được thì thường là quá muộn. Cũng có những truyện ngắn có hai tình huống hoặc nhiều hơn. Trong những trường hợp ấy, thường có một tình huống cơ bản, giữ vai trò trung tâm hoặc đầu mối, chi phối các tình huống và những biến cố khác. Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có nhiều tình huống, và đều có tính bất ngờ, nhưng tình huống cơ bản làm đầu mối cho mọi sự kiện và tâm trạng của các nhân vật chính là sự việc bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha, trong lần về phép cuối cùng của ông sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình huống đó đã làm bộc lộ sâu sắc tình cha con thắm thiết trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Một tình huống truyện hay, ít nhiều đểu có sự độc đáo, sáng tạo nhưng lại phải giữ được sự tự nhiên, không giả tạo, gò ép mà “cái bình thường diễn ra như một cái gì không bình thường, và cái không bình thường lại diễn ra như một cái gì bình thường” (Pautốpxki).

– Kết cấu: Hai bình diện quan trọng trong kết cấu tác phẩm truyện là tổ chức hệ thống nhân vật và tổ chức không gian, thời gian. Điều quan trọng trong sự tổ chức hệ thống nhân vật là sắp xếp, xử lí những quan hệ giữa các nhân vật. Các nhãn vật trong một tác phẩm không tồn tại biệt lập, rời rạc, mà phải có những mối liên hệ, tạo thành một thế giới nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ trong quan hệ vói các nhân vật khác, được hiện ra trong cái nhìn của những nhân vật khác trong tác phẩm. Bức chân dung của người thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện Lặng lẽ Sa Pa chỉ có thể hiện ra thật đẹp qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhàn vật khác trong truyện là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe.

Tổ chức không gian, thời gian là một phương diện không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm Thời gian và không gian không chỉ có vai trò tái hiện, phục dựng bức tranh đời sống với các biến cố, sự kiện mà còn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả và góp phần bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện Bến quê, thời gian được tái hiện là buổi sáng, có lẽ là cuối cùng trong cuộc đời của Nhĩ – một người đã từng đi khắp nơi trên trái đất, nay phải nằm liệt giường. Vào cái buổi sáng cuối cùng ấy, nhìn qua cửa sổ căn phòng nhà mình, Nhĩ chợt nhận ra vẻ đẹp sâu xa, đầy sức quyến rũ của thiên nhiên, của mảnh đất quê hương. Không gian nghệ thuật của truyện bao gồm hai mảng: căn phòng nhỏ của gia đình Nhĩ, với chiếc phản anh nằm kề bên cưa sổ và không gian rộng lớn, khoáng đạt ở bên ngoài, được quan sát từ khuôn cửa sổ nhà anh: hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tím đậm, con đường ra bến sông, dòng sông Hồng vào đầu mùa lũ và nhất là cái bãi bồi bên kia sông với vẻ đẹp bình dị mà lạ lùng, nhưng Nhĩ chưa một lần đặt chân đến. Đặt vào không gian và thời gian ấy, nhân vật Nhĩ mới nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, sâu xa của quê hương, gia đình và thấm thìa về những giá trị bền vững của cuộc sống, của đời người.

– Phân tích nhân vật: là khâu trọng tâm trong công việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm truyện. Nhà văn suy nghĩ, giải quyết mọi vấn đề trong tác phẩm đều phải thông qua nhân vật. Tài năng của một cây bút viết truyện cũng chủ yếu được thể hiện trong việc xây dựng thế giới nhân vật của mình. Ấn tượng và hiệu quả nghệ thuật mà tác phẩm truyện để lại cho người đọc cũng một phần quan trọng là ở nhân vật. Có nhiều cách phân loại nhân vật vãn học. Chẳng hạn, theo vị trí và vai trò trong tác phẩm thì có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; theo phương thức xây dựng thì có nhân vật thực, nhân vật kì ảo; theo cấu trúc nghệ thuật thì có nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong một truyện ngắn, do khuôn khổ giới hạn nên thường không có nhiều nhân vật, có khi chỉ có một nhân vật, hoặc một nhân vật chính và một vài nhân vật phụ. Phân tích nhân vật trong truyện ngắn cố nhiên phải tập trung vào nhân vật chính, nhưng cũng không thể bỏ qua nhân vật phụ. Bởi nhiều khi nhũng nhân vật này lại có vai trò đáng kể trong việc thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác phẩm, làm cho nhân vật chính được hiện ra qua nhiều điểm nhìn và sự đánh giá của các nhân vật khác. Chẳng hạn, nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc, ông hoạ sĩ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là như vậy. Mục tiêu của việc phân tích nhân vật là nhằm chỉ ra được đặc điểm tính cách, ý nghĩa khái quát về nhân sinh, xã hội của nhân vật. Nhưng đặc điểm của nhân vật phải được biểu hiện cụ thể, sinh động qua các phương diện: từ ngoại hình đến nội tâm, từ hành động, cử chỉ đến ngôn ngữ. Nhân vật cũng thường được tác giả “cấp” cho một lai lịch cùng với các mối quan hệ với những nhân vật khác, những điều đó cũng góp phần đáng kể vào việc hình thành đặc điểm tính cách của nhân vật. Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính chỉnh thể, sinh động, vừa cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát. Một nhân vật vãn học thành công vừa phải có cá tính, có nét riêng độc đáo, lại vừa khái quát được những vấn đề nhân sinh, đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nhàn vật văn học đều có cơ sở từ đời sống, thậm chí có thể được xây dựng từ một nguyên mẫu có thực, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Không nên đánh giá nhân vật văn học theo cách giản đơn là đối chiếu với hiện thực đời sống, để xem có thực hay không thực. Cũng không nên đồng nhất nhân vật văn học với vai xã hội của nó. Nội dung và ý nghĩa tư tưởng của một hình tượng nhân vật, đặc điểm tính cách của nhân vật ấy thường có tính khái quát sâu rộng hơn những đặc tính xã hội (tầng lớp, giai cấp) của nó.

– Nghệ thuật trần thuật’. Trần thuật là phương diện không thể thiếu trong tác phẩm truyện, dù người trần thuật có hiện diện hay vắng mặt (người trần thuật vô hình) trong tác phẩm. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật, cần chú ý đến ba yếu tố: vai trần thuật (ngôi kể), điểm nhìn, giọng điệu.

Trong truyện dân gian và truyện cổ trung đại thường tồn tại phổ biến cách trần thuật từ ngôi thứ ba – một người trần thuật vô hình, từ bên ngoài, nhưng thông tỏ moi điều được kể trong truyện. Cách trần thuật ấy tạo ra một khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng, giữa người đọc, người nghe với các sự kiện và con người được tái hiện trong truyện, đồng thời áp đặt cho độc giả quan điểm duy nhất của người trần thuật với mọi điều trong tác phẩm. Cùng với sự phát triển của tinh thần dân chủ và ý thức cá nhân, trong văn học cận đại, hiện đại đã xuất hiện những hình thức trần thuật khác: trần thuật từ ngôi thứ nhất, trần thuật song trùng chủ thể (người trần thuật và nhân vật), chuyển đổi nhiều vai trần thuật trong một tác phẩm. Lựa chọn vai trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả tạo được sự gần gũi giữa người trần thuật và dộc giả, đồng thời cũng thu hẹp khoảng cách với đối tượng được tái hiện trong tác phẩm. Nhân vật trần thuật trong trường hợp đó không chỉ tham gia vào các sự kiện, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Ngoài cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, trong truyện hiện đại còn thường gặp cách trần thuật song trùng chủ thể: truyện vẫn sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ ba, nhưng ở nhiều chỗ người trần thuật nhập vào điểm nhìn, giọng điệu, suy nghĩ bên trong của nhân vật. Có trường hợp gần như cả truyện được trần thuật theo cách này (Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê).

Giọng điệu là yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu nghệ thuật trần thuật. Giọng điệu gắn liền với vai kể và điểm nhìn trần thuật, bộc lộ thái độ, cái nhìn, sự đánh giá về đối tượng trần thuật, đồng thời tác động đến nhận thức và tình cảm, cảm xúc của người đọc.

Xem thêm: Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận