Giải bài tập phần đối xứng tâm sách giáo khoa Toán lớp 8

Đang tải...

Giải bài tập phần đối xứng tâm sách giáo khoa Toán lớp 8

Kiến thức cần nhớ:

1. Hai điểm đối xứng qua một điểm

Định nghĩa:

  • Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

  • Hai điểm A và A’ gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.

2. Hai hình đối xứng qua một điểm

Định nghĩa:

  • Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
  • Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai  hình đó.

3. Hình có tâm đối xứng

Định nghĩa:

  • Điểm O gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.

Định lí:

  • Giao điểm hai đường chéo cảu hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

ĐỀ BÀI:

Bài 50 trang 95 sách giáo khoa Toán lớp 8

Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua B, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua B (h.81)

Bài 51 trang 95 sách giáo khoa Toán lớp 8

Trong mặt phẳng tọa độ, cho điểm H có tọa độ (3; 2). Hãy vẽ điểm K đối xứng với H qua gốc tọa độ và tìm tọa độ K.

Bài 52 trang 96 sách giáo khoa Toán lớp 8

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua điểm A, gọi F là điểm đối xứng với D qua C. Chứng minh rằng E đối xứng với điểm F qua điểm B.

Bài 53 trang 96 sách giáo khoa Toán lớp 8

Cho hình 82, trong đó MD // AB và ME // AC. Chứng minh rằng điểm A đối xứng với điểm M qua điểm I.

Xem thêm: Luyện tập phần hình bình hành sách giáo khoa Toán lớp 8

 HƯỚNG DẪN – BÀI GIẢI – ĐÁP SỐ:

Bài 50 trang 95 sách giáo khoa Toán lớp 8

Các bước vẽ hình:

  • Vẽ đoạn thẳng AB kéo dài về phía B. Chọn điểm A’ sao cho B là trung điểm AA’. Ta được điểm A’ đối xứng với A qua B.
  • Vẽ đoạn thẳng CB và kéo dài về phía B. Chọn điểm C’, sao cho B là trung điểm CC’. Ta được điểm C’ đối xứng với C qua B.

Bài 51 trang 95 sách giáo khoa Toán lớp 8

Tọa độ của điểm K ( -3, -2)

Bài 52 trang 96 sách giáo khoa Toán lớp 8

Do ABCD là hình bình hành => AD = BC và AD // BC

Ta có: AE // BC (vì AD // BC)

AE = BC (cùng bằng AD)

=>Tứ giác ACBE là hình bình hành.

=> BE // AC, BE = AC      (1)

Chứng minh tương tự ta được tứ giác ABFC là hình bình hành

=> BF // AC, BF = AC    (2)

Từ (1) và (2) suy ra E, B, F thẳng hàng và BE = BF. Nên B là trung điểm của EF, vậy E đối xứng với F qua B.

Bài 53 trang 96 sách giáo khoa Toán lớp 8

Do  MD // AB (gt) => MD // AE

Do ME // AC (gt) => ME // AD

=> Tứ giác  AEMD là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Do AEMD là hình bình hành mà I là trung điểm của DE =>I là giao của hai đường chéo DE và AM.

=> I cũng là trung điểm của AM.

=> A đối xứng với M qua I.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận