Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Bàn về đọc sách”

Đang tải...

Tìm hiểu tác phẩm “BÀN VỀ ĐỌC SÁCH”

(Trích – Chu Quang Tiềm)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Văn bản Bàn về đọc sách gồm 3 phần, cũng là ba luận điểm chính của bài nghị luận:

+ Phần một (từ đầu đến “thế giới mới”): Tầm quan trọng của sách và việc đọc sách. Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. Đọc sách là cách con người ôn lại kinh nghiệm của nhân loại tích luỹ trong mấy nghìn năm; là sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn để chinh phục thế giới.

+ Phần hai (từ câu tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, sai lầm trong việc đọc sách hiện nay. Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, dễ chạy theo số lượng mà không đọc kĩ, tuy đọc nhiều nhưng đọng lại rất ít. Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và công sức vào những cuốn sách vô thưởng vô phạt mà bỏ lỡ những cuốn sách quan trọng, cơ bản.

+ Phần ba (phần còn lại): Phương pháp đọc sách sao cho có hiệu quả. Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”. Sách cần đọc có hai loại: sách đọc để có kiến thức phổ thông không chỉ cần cho mọi công dân của thế giới hiện nạy, mà còn không thể thiếu đối với những học giả, những nhà chuyên môn. Vì không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác, không biết rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn.

– Nghệ thuật:

+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí: mở đầu bằng việc nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và việc đọc sách; tiếp đó chỉ ra những khó khăn và sai lầm dễ mắc phải trong việc đọc sách hiện nay; cuối cùng đưa ra những lời khuyên và chỉ dẫn về phương pháp đọc sách và những loại sách cần đọc.

+ Dẫn dắt tự nhiên và lập luận xác đáng bằng hiểu biết và kinh nghiệm của một học giả có uy tín, lại được diễn đạt bằng giọng chuyện trò tâm tình làm tãng sức thuyết phục của văn bản.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh với những ví von, so sánh cụ thể, thú vị. Ví dụ: “chiếm lĩnh học vấn”, “tiêu hao lực lượng”, “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoạ ý loạn, tay không mà về”.

II – LUYỆN TẬP

1. Nêu hệ thống luận điểm trong bài, chỉ ra tính chất chặt chẽ, hợp lí của hệ thống ấy.

2. Bình luận ý kiến: “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về”.

3. Từ bài viết của Chu Quang Tiềm, em hãy nêu những ưu, nhược điểm trong việc đọc sách của bản thân và đề ra phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Gợi ý

1. Có thể tóm tắt hệ thống luận điểm của bài nghị luận như sau:

– Tầm quan trọng của sách và việc đọc sách: Đọc sách là hết sức cần thiết, “là một con đường quan trọng của học vấn”, giúp con người một mặt vừa tiếp thu, kế thừa tinh hoa sáng tạo của nhân loại; mặt khác tạo ra hành trang cần thiết để vững bước đi tới tương lai.

– Tác giả cũng chỉ ra những khó khăn, sai lầm mà ngày nay người đọc sách cần chú ý.

+ Trước hết là số lượng sách được xuất bản khá nhiểu, dãn tới tình trạng không chuyên sâu, khiến độc giả phải “ăn tươi nuốt sống” mà không kịp “tiêu hoá” các kiến thức được trình bày trong sách vở.

+ Hai là, vì sách nhiều, nếu không có kinh nghiệm thì sẽ phải mất nhiều thời gian cho việc lựa chọn sách để đọc.

– Gợi ý về cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách: Cần phải chọn cho tinh, đọc thật kĩ những quyển chuyên sâu có lợi cho công việc chuyên môn của mình. Biết lựa chọn sách hay, sách quý chưa đủ, mà còn cần phải biết phương pháp đọc sách nữa mà cụ thể là biết đọc một cách có hộ thống và có kế hoạch, vừa đọc vừa kết hợp suy nghĩ từ những ý tưởng gợi mở trong sách thì lúc đó việc đọc mới cổ kết quả.

Hệ thống và trình tự các luận điểm như trên là rất chật chẽ, hợp lí. Mở đầu nêu tầm quan trọng của việc đọc sách đối với mọi người; tiếp đó chỉ ra những khó khăn, sai lầm mà người ta thường mắc phải trong việc đọc sách; cuối cùng chỉ dẫn vé việc chọn sách và nêu ra phương pháp đọc sách sao cho có hiệu quả

Xem thêm : Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

2. Ý kiến này nói về mối quan hệ giữa đọc ít và đọc nhiều trong việc đọc sách. Nhiều và ít ở đây không chỉ liên quan đến số lượng hay chất lượng, mà là cả hai. Đặc biệt, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa “đọc ít mà đọc kĩ” với đọc nhiều theo kiểu “cưỡi ngựa qua chợ”. Việc “đọc ít mà đọc kĩ” lại tạo thành cách thức tư duy, trở thành “nếp suy nghĩ sâu xa”, trở thành hình thức tích luỹ (heo thời gian và dẫn tới sự thay đổi “khí chất”. “Khí chất” ở đây là năng lực tư duy của con người, là sức mạnh mới mà con người có được. Nếu “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu” tất yếu dẫn tới hiện tượng “mắt hoa ý loạn” và kết quả là “tay không mà về” cho dù đã đi “qua chợ”. So sánh giữa hai cách đọc sách nói trên, ta có thể tự mình rút ra cách đọc sách hiệu quả nhất.

3. Để làm bài tập này, em cần tự nhìn lại việc đọc sách của mình, trung thực và khách quan chỉ ra những thói quen xấu, những nhược điểm trong việc đọc sách của mình rồi từ những gợi ý của tác giả Chu Quang Tiềm mà để ra cho mình phương hướng khắc phục.

Đang tải...

Bài mới

loading...

2 Comments

  1. Hay! Rất tốt!

  2. Cảm ơn! Bài viết rất chuẩn!

Bình luận